Tin tức
on Thursday 21-04-2022 11:39am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Thất bại làm tổ liên tiếp (RIF – Recurrent Implantation Failure) được xác định khi người phụ nữ đó không có thai lần nào sau tối thiểu 3 chu kì điều trị IVF có chuyển phôi vào buồng tử cung và đã chuyển ít nhất 4 phôi chất lượng tốt. Tỉ lệ RIF ở mỗi trung tâm là khác nhau, nhưng thường rơi vào khoảng 40% các chu kì điều trị.
Mặc dù kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã có những tiến bộ vượt bậc trong kết quả lâm sàng, thất bại làm tổ vẫn còn là một vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Trong IVF có đến 50% phôi nang có chất lượng tốt nhưng thất bại trong quá trình làm tổ (Gardner và cs., 2016). Quá trình làm tổ của phôi là một quá trình sinh học phức tạp liên quan đến các điều kiện trong tử cung người mẹ và các yếu tố ở phôi. Ngoài ra, quá trình làm tổ thành công còn cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố điều hòa, yếu tố miễn dịch, các yếu tố đến từ tế bào và yếu tố được tiết ra từ phôi. Hiện nay, phương pháp phổ biến để đánh giá chất lượng phôi bao gồm đánh giá dựa trên hình thái và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng phôi dựa trên hình thái mang tính chủ quan, không phản ánh chính xác tiềm năng làm tổ của phôi, ngoài ra các xét nghiệm di truyền có thể tác động xấu đến phôi. Để cải thiện điều này, nhiều nghiên cứu đang tập trung đánh giá tiềm năng làm tổ thông qua các dấu ấn sinh học (biomarker) thu nhận từ các mẫu dịch nang (follicular fluid – FF) hoặc tế bào cumulus (cumulus cell – CC). Nhiều nghiên cứu đánh giá biểu hiện gen ở FF và CC cho thấy chất lượng phôi bị ảnh hưởng bởi mức độ biểu hiện của một số gen sau: AREG (cải thiện sự trưởng thành của noãn IVF), CAMK1D (protein trung gian chuyển hóa prenenolone thành preogesterone, dự đoán chất lượng phôi và khả năng làm tổ của phôi), PTGS2 (tham giả sản xuất prostagladin E2 – PGE2, ảnh hưởng đến sự trưởng thành và khả năng làm tổ của phôi), EFNB1 (có liên quan đến tình trang dị bội ở noãn).
microRNA (miRNA) – RNA không mã hóa có chiều dài 19 – 25 nucleotide có vai trò kiểm soát sự biểu hiện gen bằng cách ức chế hoặc hạn chế hoạt động của các mRNA. Sự ổn định của miRNA trong thời gian dài ở dịch tiết hoặc môi trường nuôi cấy cùng với mối liên hệ của các miRNA được biểu hiện với các tình trạng khác nhau của tế bào khiến nó trở thành một ứng cử viên trong chẩn đoán không xâm lấn.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng chất lượng phôi có thể bị ảnh hưởng bởi sự biểu hiện của các gen nêu trên và một miRNA (miR-26b, miR-34-5p, miR204) thu nhận từ CC của noãn ở những bệnh nhân RIF và có thể sử dụng chúng như một biomarker đánh giá khả năng làm tổ. Hầu như rất ít nghiên cứu đánh giá biểu hiện của miRNA ở nhóm bệnh nhân RIF, vì vậy nghiên cứu này nhằm đánh giá mối tương quan giữa biểu hiện của miRNA thu nhận từ CC và FF và khả năng làm tổ của phôi.
Phương pháp: 70 bệnh nhân ở các chu kì IVF từ năm 2019 – 2020 được nhận vào nghiên cứu và chia làm 3 nhóm dựa trên kết quả làm tổ sau khi chuyển phôi:
Kết quả:
Dựa trên kết quả nghiên cứu, sự tăng biểu hiện CAMK1D, AREG và giảm biểu hiện của EFNB2 trong dịch nang và cumulus có thể được sử dụng như một yếu tố dự đoán khả năng làm tổ thành công của phôi. Hơn nữa, sự giảm biểu hiện của miR-145 và miR-204 cùng với sự gia tăng nồng độ PGE2, progesterone cũng có thể được coi là dấu hiệu của thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế khi sự trao đổi chất của phức hợp noãn – cumulus diễn ra liên tục và luôn thay đổi, dẫn đến sự biểu hiện gen của chúng thay đổi liên tục và ảnh hưởng đến kết quả khảo sát. Do đó, cần nghiên cứu đánh giá biểu hiện gen thu nhận từ cumulus ở nhiều thời điểm khác nhau để xác định thời điểm đánh giá chính xác sự biểu hiện gen ở tế bào này, nhằm cung cấp thêm bằng chứng về vai trò của miRNA trong việc dự đoán khả năng làm tổ của phôi.
Nguồn: Habibi, Bahareh, et al. "Expression analysis of genes and MicroRNAs involved in recurrent implantation failure: New noninvasive biomarkers of implantation." Biomedical and Biotechnology Research Journal (BBRJ) 6.1 (2022): 145.
Thất bại làm tổ liên tiếp (RIF – Recurrent Implantation Failure) được xác định khi người phụ nữ đó không có thai lần nào sau tối thiểu 3 chu kì điều trị IVF có chuyển phôi vào buồng tử cung và đã chuyển ít nhất 4 phôi chất lượng tốt. Tỉ lệ RIF ở mỗi trung tâm là khác nhau, nhưng thường rơi vào khoảng 40% các chu kì điều trị.
Mặc dù kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã có những tiến bộ vượt bậc trong kết quả lâm sàng, thất bại làm tổ vẫn còn là một vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Trong IVF có đến 50% phôi nang có chất lượng tốt nhưng thất bại trong quá trình làm tổ (Gardner và cs., 2016). Quá trình làm tổ của phôi là một quá trình sinh học phức tạp liên quan đến các điều kiện trong tử cung người mẹ và các yếu tố ở phôi. Ngoài ra, quá trình làm tổ thành công còn cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố điều hòa, yếu tố miễn dịch, các yếu tố đến từ tế bào và yếu tố được tiết ra từ phôi. Hiện nay, phương pháp phổ biến để đánh giá chất lượng phôi bao gồm đánh giá dựa trên hình thái và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng phôi dựa trên hình thái mang tính chủ quan, không phản ánh chính xác tiềm năng làm tổ của phôi, ngoài ra các xét nghiệm di truyền có thể tác động xấu đến phôi. Để cải thiện điều này, nhiều nghiên cứu đang tập trung đánh giá tiềm năng làm tổ thông qua các dấu ấn sinh học (biomarker) thu nhận từ các mẫu dịch nang (follicular fluid – FF) hoặc tế bào cumulus (cumulus cell – CC). Nhiều nghiên cứu đánh giá biểu hiện gen ở FF và CC cho thấy chất lượng phôi bị ảnh hưởng bởi mức độ biểu hiện của một số gen sau: AREG (cải thiện sự trưởng thành của noãn IVF), CAMK1D (protein trung gian chuyển hóa prenenolone thành preogesterone, dự đoán chất lượng phôi và khả năng làm tổ của phôi), PTGS2 (tham giả sản xuất prostagladin E2 – PGE2, ảnh hưởng đến sự trưởng thành và khả năng làm tổ của phôi), EFNB1 (có liên quan đến tình trang dị bội ở noãn).
microRNA (miRNA) – RNA không mã hóa có chiều dài 19 – 25 nucleotide có vai trò kiểm soát sự biểu hiện gen bằng cách ức chế hoặc hạn chế hoạt động của các mRNA. Sự ổn định của miRNA trong thời gian dài ở dịch tiết hoặc môi trường nuôi cấy cùng với mối liên hệ của các miRNA được biểu hiện với các tình trạng khác nhau của tế bào khiến nó trở thành một ứng cử viên trong chẩn đoán không xâm lấn.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng chất lượng phôi có thể bị ảnh hưởng bởi sự biểu hiện của các gen nêu trên và một miRNA (miR-26b, miR-34-5p, miR204) thu nhận từ CC của noãn ở những bệnh nhân RIF và có thể sử dụng chúng như một biomarker đánh giá khả năng làm tổ. Hầu như rất ít nghiên cứu đánh giá biểu hiện của miRNA ở nhóm bệnh nhân RIF, vì vậy nghiên cứu này nhằm đánh giá mối tương quan giữa biểu hiện của miRNA thu nhận từ CC và FF và khả năng làm tổ của phôi.
Phương pháp: 70 bệnh nhân ở các chu kì IVF từ năm 2019 – 2020 được nhận vào nghiên cứu và chia làm 3 nhóm dựa trên kết quả làm tổ sau khi chuyển phôi:
- Nhóm 1 (n=19): Bệnh nhân RIF mang thai sau khi điều trị IVF
- Nhóm 2 (n=32): Bệnh nhân RIF thất bại làm tổ sau khi điều trị IVF
- Nhóm 3 (n=19): Nhóm đối chứng, không có tiền sử RIF
Kết quả:
- Ở nhóm 1, kết quả cho thấy biểu hiện CAMK1D, PTGS2 và miR-26-5p thu nhận từ tế bào cumulus cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trong dịch nang. Bên cạnh đó, nồng độ của EFNB2, PTGS2, miR-204-5p và miR-145 trong cumulus và dịch nang có xu hướng giảm so với nhóm 2.
- Ở những bệnh nhân có phôi chất lượng tốt để chuyển, nghiên cứu ghi nhận mức độ biểu hiện của CAMK1D, AREG, PTGS2, miR-34-5p và miR-26-5p trong dịch nang và cumulus cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân có phôi chất lượng kém.
- Ở nhóm bệnh nhân RIF mang thai sau điều trị IVF, nồng độ progesterone và PGE2 trong dịch nang cao hơn so với nhóm RIF không mang thai sau IVF.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, sự tăng biểu hiện CAMK1D, AREG và giảm biểu hiện của EFNB2 trong dịch nang và cumulus có thể được sử dụng như một yếu tố dự đoán khả năng làm tổ thành công của phôi. Hơn nữa, sự giảm biểu hiện của miR-145 và miR-204 cùng với sự gia tăng nồng độ PGE2, progesterone cũng có thể được coi là dấu hiệu của thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế khi sự trao đổi chất của phức hợp noãn – cumulus diễn ra liên tục và luôn thay đổi, dẫn đến sự biểu hiện gen của chúng thay đổi liên tục và ảnh hưởng đến kết quả khảo sát. Do đó, cần nghiên cứu đánh giá biểu hiện gen thu nhận từ cumulus ở nhiều thời điểm khác nhau để xác định thời điểm đánh giá chính xác sự biểu hiện gen ở tế bào này, nhằm cung cấp thêm bằng chứng về vai trò của miRNA trong việc dự đoán khả năng làm tổ của phôi.
Nguồn: Habibi, Bahareh, et al. "Expression analysis of genes and MicroRNAs involved in recurrent implantation failure: New noninvasive biomarkers of implantation." Biomedical and Biotechnology Research Journal (BBRJ) 6.1 (2022): 145.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đường kính tế bào chất của noãn ≥ 130 µm có thể được dùng để xác định noãn bào kích thước lớn (Giant oocytes – GOs) - Ngày đăng: 21-04-2022
Thông tin chi tiết về đa dạng bất thường hình thái đuôi tinh trùng trong vô sinh nam: Có gì mới? - Ngày đăng: 21-04-2022
CircSTK40 – một RNA dạng vòng gây ra thất bại làm tổ liên tiếp thông qua trục HSP90/AKT/FOXO1 - Ngày đăng: 16-04-2022
Biểu hiện nội mạc tử cung của các gene liên kết tế bào ở bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 10-04-2022
Cơ chế phân tử của hormone sinh dục trên sự tăng sinh và phát triển của tế bào Sertoli - Ngày đăng: 10-04-2022
Đưa thêm nhiều công nghệ vào labo IVF để cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 10-04-2022
Đo lường mức độ stress oxy hóa trong quá trình đông lạnh và rã đông tinh trùng người: Vai trò bảo vệ của Myo-Inositol đối với tinh trùng trong điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 10-04-2022
Hiệu quả của moxibustion - thảo dược đắp trên rốn đối với kết quả mang thai ở bệnh nhân IVF bị thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 10-04-2022
Định nghĩa mới về thất bại làm tổ nhiều lần dựa trên tỷ lệ phôi nang lệch bội ở các nhóm tuổi mẹ khác nhau - Ngày đăng: 10-04-2022
Ảnh hưởng của xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ PGT-A đến kết quả lâm sàng của nhóm bệnh nhân nguy cơ cao - Ngày đăng: 10-04-2022
Mối tương quan giữa các thông số phôi học và lâm sàng với tỉ lệ sẩy thai sau chuyển đơn phôi nguyên bội - Ngày đăng: 06-04-2022
Tác động của tuổi tác và hình thái phôi lên tỉ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 06-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK