Tin tức
on Monday 09-05-2022 4:18pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Hà Thị Diễm Uyên - IVFMD SIH - Bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Chủ đề tháng 10 của Câu lạc bộ Tạp chí ESHRE (EHSRE Journal club - EHSREJc) đã thảo luận về bài báo của Sonigo (2021), báo cáo mô hình thống kê tiên lượng ngưỡng số noãn trưởng thành (MII) để có được ít nhất một phôi khỏe sau PGT ở những người mang hội chứng NST X dễ gãy (fragile X syndrome - FXS). Sự im lặng gen FMR1 (do tăng số lần lặp lại CGG) dẫn đến FXS, gây nên tình trạng học tập kém hoặc chậm phát triển trí tuệ. Bệnh nhân (BN) nữ có alen tiền đột biến FMR1 (56–200 CGG lặp lại) có thể chuyển thành đột biến hoàn toàn (> 200 CGC lặp lại) ở thế hệ tiếp theo và có dự trữ buồng trứng giảm do suy buồng trứng sớm liên quan đến X dễ gãy. Những BN này khi thực hiện hỗ trợ sinh sản nên được chỉ định PGT, mặc dù khó thu noãn MII do suy buồng trứng. Sonigo và cộng sự đã phân tích dữ liệu hồi cứu (từ 2006 đến 2020) của những BN thể mang FMR1 đủ điều kiện cho PGT (<38 tuổi và các dấu hiệu của dự trữ buồng trứng 'tốt'), sử dụng mô hình logistic và đường cong ROC nhằm dự đoán số lượng MII để có ít nhất một phôi khỏe mạnh sau khi kiểm tra di truyền. Những kiểu dự đoán này có thể cải thiện điều trị vì chúng có thể được sử dụng trực tiếp trong tư vấn BN. Chủ đề này của EHSREJc tập trung vào các khía cạnh khác nhau của PGT và các dự đoán tiềm năng, có thể đóng vai trò là nền tảng cho việc tư vấn BN được cải thiện. Nhìn chung, EHSREJc đã thảo luận về: (i) những ưu điểm và hạn chế của PGT để chẩn đoán phôi; (ii) sử dụng phương pháp thống kê để tiên lượng tỉ lệ thành công; (iii) tác động của các mô hình dự đoán này trong tư vấn BN; và (iv) dân số BN được hưởng lợi từ PGT-A. Chủ đề này trên Twitter đã thu hút 37 người tham gia, cùng với chuyên gia Aida Pujol và Mina Popovic, đồng thời dẫn đến 877 lượt tweet và hơn 950 nghìn lượt hiển thị trong 24 giờ thảo luận.
Vấn đề đầu tiên là ngưỡng số noãn MII cần thiết để có ít nhất một phôi khỏe. Nghiên cứu của Sonigo báo cáo cần có 7–10 MII để có ít nhất một phôi phân chia có thể chuyển sau PGT-M đối với đột biến FMR1. Về số lượng noãn MII cần thiết để có được phôi khỏe sau PGT nói chung, những người tham gia ESHREJc đồng ý rằng các đặc điểm BN như tuổi mẹ và dự trữ buồng trứng cũng như KPIs trong phòng lab như tỷ lệ tạo phôi nang là quan trọng. Các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng cơ hội có một phôi nguyên bội tăng tỉ lệ thuận với số lượng phôi được sinh thiết. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của những người tham gia ESHREJc, khi sử dụng phương pháp NGS cho những BN có >10 phôi, hầu hết các trường hợp đều có ít nhất một phôi nguyên bội ở tất cả các nhóm tuổi (dữ liệu chưa được công bố).
Vấn đề thảo luận tiếp theo là chỉ định PGT-A cho BN lớn tuổi (advanced maternal age - AMA) chỉ có sẵn 1 hoặc 2 phôi, những người tham gia nhất trí rằng cần phải thảo luận với BN để tiến hành chuyển (các) phôi có hoặc không thực hiện xét nghiệm. Việc tích lũy phôi trước PGT có thể là một chiến lược tốt để giảm nguy cơ không có phôi để chuyển cho BN AMA, và giảm bớt gánh nặng tâm lý cho BN. Tuy nhiên vấn đề kinh tế của chiến lược này còn đang tranh cãi. Nếu chi phí PGT-A tính trên mỗi phôi thì tích lũy phôi sẽ rất ít có ý nghĩa.
Về mặt kỹ thuật, thống nhất thực hiện các bước sinh thiết và khuếch đại DNA trước khi trữ phôi để tránh nhiều chu kì trữ-rã có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi.
Tất cả những người tham gia ESHREJc cũng ủng hộ sinh thiết phôi ngày 5 thay vì ngày 3, chủ yếu vì lo ngại sinh thiết phôi ngày 3 có thể liên quan đến nguy cơ phôi ngừng phát triển cao hơn, cũng như khả năng cao bị lỗi khuếch đại và ADO (allelic dropout). Việc sinh thiết các phôi chậm phát triển khi ở giai đoạn phôi dâu vào ngày 6 cần thận trọng khi cân nhắc kỹ lưỡng ưu và nhược điểm của ngày sinh thiết và cẩn thận trong việc lựa chọn chất lượng so với số lượng.
Vấn đề tiếp theo là các mô hình tiên lượng. Đây là những công cụ hữu ích giúp lựa chọn phương pháp điều trị ART thích hợp và tối đa hóa kết quả. Ngay cả các phương pháp thống kê đơn giản (như mô hình hồi quy tuyến tính) cũng có thể cung cấp một dự đoán chắc chắn. Quan trọng là các dự đoán thống kê phải được đánh giá bởi các nhóm liên ngành bao gồm các chuyên gia thống kê, chuyên viên phôi học và bác sĩ lâm sàng. Từ đó các dự đoán thống kê sẽ là chìa khóa để đưa ra lời khuyên thích hợp cho BN.
Liên quan đến tư vấn BN về PGT trong FXS và các bệnh di truyền nói chung, những người tham gia đồng ý rằng BN không chỉ được tư vấn về các nguy cơ di truyền mà còn về các hạn chế của PGT như kỹ thuật và rủi ro của nó đối với phôi đang phát triển.
Cuối cùng, PGT có nên được coi là một chỉ định bổ sung hay không và liệu nó có mang lại lợi ích cho bất kỳ đối tượng BN cụ thể nào hay không. Những người tham gia ESHREJc nhất trí rằng chỉ định các loại PGT cần được phân biệt rõ ràng. PGT-M và PGT-SR chỉ được thực hiện theo đúng chỉ định nhằm tránh sinh ra những đứa trẻ bất thường về di truyền. Mặt khác, PGT-A có thể là một công cụ hữu ích trong dân số BN cụ thể; tuy nhiên, vẫn còn thiếu bằng chứng để biện minh cho việc sử dụng rộng rãi hiện nay của nó.
Về PGT không xâm lấn (niPGT), đây vẫn là một kỹ thuật thử nghiệm và không nên loại bỏ phôi nào sau khi sử dụng niPGT cho đến khi nó đạt được tính nhất quán trong các điều kiện phòng lab khác nhau. ni-PGT-A có thể là marker sinh học bổ sung kết hợp với hình thái phôi nang để xếp hạng ưu tiên phôi chuyển.
Tóm lại, những người tham gia ESHREJc đồng ý rằng các mô hình dự đoán là một công cụ hữu ích, có thể được sử dụng cùng với các đặc điểm BN và bối cảnh lâm sàng khi tư vấn cho BN. Tư vấn là không thể thiếu khi tiến hành PGT và BN cần nhận thức được những hạn chế của công nghệ trước khi đưa ra quyết định. Các kỹ thuật thử nghiệm như ni-PGT có thể được sử dụng để xếp hạng phôi chuyển hơn là loại bỏ phôi. Cuối cùng, lợi ích của PGT-A phải được cân nhắc cẩn thận để tránh loại bỏ các phôi có tiềm năng sinh con khỏe mạnh.
Nguồn: Juan J Fraire-Zamora, Munevver Serdarogullari, Florian Kohlhepp, Kashish Sharma, Mina Popovic, Aïda Pujol, George Liperis, #ESHREjc report: Catch 22—is PGT a number game?
Chủ đề tháng 10 của Câu lạc bộ Tạp chí ESHRE (EHSRE Journal club - EHSREJc) đã thảo luận về bài báo của Sonigo (2021), báo cáo mô hình thống kê tiên lượng ngưỡng số noãn trưởng thành (MII) để có được ít nhất một phôi khỏe sau PGT ở những người mang hội chứng NST X dễ gãy (fragile X syndrome - FXS). Sự im lặng gen FMR1 (do tăng số lần lặp lại CGG) dẫn đến FXS, gây nên tình trạng học tập kém hoặc chậm phát triển trí tuệ. Bệnh nhân (BN) nữ có alen tiền đột biến FMR1 (56–200 CGG lặp lại) có thể chuyển thành đột biến hoàn toàn (> 200 CGC lặp lại) ở thế hệ tiếp theo và có dự trữ buồng trứng giảm do suy buồng trứng sớm liên quan đến X dễ gãy. Những BN này khi thực hiện hỗ trợ sinh sản nên được chỉ định PGT, mặc dù khó thu noãn MII do suy buồng trứng. Sonigo và cộng sự đã phân tích dữ liệu hồi cứu (từ 2006 đến 2020) của những BN thể mang FMR1 đủ điều kiện cho PGT (<38 tuổi và các dấu hiệu của dự trữ buồng trứng 'tốt'), sử dụng mô hình logistic và đường cong ROC nhằm dự đoán số lượng MII để có ít nhất một phôi khỏe mạnh sau khi kiểm tra di truyền. Những kiểu dự đoán này có thể cải thiện điều trị vì chúng có thể được sử dụng trực tiếp trong tư vấn BN. Chủ đề này của EHSREJc tập trung vào các khía cạnh khác nhau của PGT và các dự đoán tiềm năng, có thể đóng vai trò là nền tảng cho việc tư vấn BN được cải thiện. Nhìn chung, EHSREJc đã thảo luận về: (i) những ưu điểm và hạn chế của PGT để chẩn đoán phôi; (ii) sử dụng phương pháp thống kê để tiên lượng tỉ lệ thành công; (iii) tác động của các mô hình dự đoán này trong tư vấn BN; và (iv) dân số BN được hưởng lợi từ PGT-A. Chủ đề này trên Twitter đã thu hút 37 người tham gia, cùng với chuyên gia Aida Pujol và Mina Popovic, đồng thời dẫn đến 877 lượt tweet và hơn 950 nghìn lượt hiển thị trong 24 giờ thảo luận.
Vấn đề đầu tiên là ngưỡng số noãn MII cần thiết để có ít nhất một phôi khỏe. Nghiên cứu của Sonigo báo cáo cần có 7–10 MII để có ít nhất một phôi phân chia có thể chuyển sau PGT-M đối với đột biến FMR1. Về số lượng noãn MII cần thiết để có được phôi khỏe sau PGT nói chung, những người tham gia ESHREJc đồng ý rằng các đặc điểm BN như tuổi mẹ và dự trữ buồng trứng cũng như KPIs trong phòng lab như tỷ lệ tạo phôi nang là quan trọng. Các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng cơ hội có một phôi nguyên bội tăng tỉ lệ thuận với số lượng phôi được sinh thiết. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của những người tham gia ESHREJc, khi sử dụng phương pháp NGS cho những BN có >10 phôi, hầu hết các trường hợp đều có ít nhất một phôi nguyên bội ở tất cả các nhóm tuổi (dữ liệu chưa được công bố).
Vấn đề thảo luận tiếp theo là chỉ định PGT-A cho BN lớn tuổi (advanced maternal age - AMA) chỉ có sẵn 1 hoặc 2 phôi, những người tham gia nhất trí rằng cần phải thảo luận với BN để tiến hành chuyển (các) phôi có hoặc không thực hiện xét nghiệm. Việc tích lũy phôi trước PGT có thể là một chiến lược tốt để giảm nguy cơ không có phôi để chuyển cho BN AMA, và giảm bớt gánh nặng tâm lý cho BN. Tuy nhiên vấn đề kinh tế của chiến lược này còn đang tranh cãi. Nếu chi phí PGT-A tính trên mỗi phôi thì tích lũy phôi sẽ rất ít có ý nghĩa.
Về mặt kỹ thuật, thống nhất thực hiện các bước sinh thiết và khuếch đại DNA trước khi trữ phôi để tránh nhiều chu kì trữ-rã có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi.
Tất cả những người tham gia ESHREJc cũng ủng hộ sinh thiết phôi ngày 5 thay vì ngày 3, chủ yếu vì lo ngại sinh thiết phôi ngày 3 có thể liên quan đến nguy cơ phôi ngừng phát triển cao hơn, cũng như khả năng cao bị lỗi khuếch đại và ADO (allelic dropout). Việc sinh thiết các phôi chậm phát triển khi ở giai đoạn phôi dâu vào ngày 6 cần thận trọng khi cân nhắc kỹ lưỡng ưu và nhược điểm của ngày sinh thiết và cẩn thận trong việc lựa chọn chất lượng so với số lượng.
Vấn đề tiếp theo là các mô hình tiên lượng. Đây là những công cụ hữu ích giúp lựa chọn phương pháp điều trị ART thích hợp và tối đa hóa kết quả. Ngay cả các phương pháp thống kê đơn giản (như mô hình hồi quy tuyến tính) cũng có thể cung cấp một dự đoán chắc chắn. Quan trọng là các dự đoán thống kê phải được đánh giá bởi các nhóm liên ngành bao gồm các chuyên gia thống kê, chuyên viên phôi học và bác sĩ lâm sàng. Từ đó các dự đoán thống kê sẽ là chìa khóa để đưa ra lời khuyên thích hợp cho BN.
Liên quan đến tư vấn BN về PGT trong FXS và các bệnh di truyền nói chung, những người tham gia đồng ý rằng BN không chỉ được tư vấn về các nguy cơ di truyền mà còn về các hạn chế của PGT như kỹ thuật và rủi ro của nó đối với phôi đang phát triển.
Cuối cùng, PGT có nên được coi là một chỉ định bổ sung hay không và liệu nó có mang lại lợi ích cho bất kỳ đối tượng BN cụ thể nào hay không. Những người tham gia ESHREJc nhất trí rằng chỉ định các loại PGT cần được phân biệt rõ ràng. PGT-M và PGT-SR chỉ được thực hiện theo đúng chỉ định nhằm tránh sinh ra những đứa trẻ bất thường về di truyền. Mặt khác, PGT-A có thể là một công cụ hữu ích trong dân số BN cụ thể; tuy nhiên, vẫn còn thiếu bằng chứng để biện minh cho việc sử dụng rộng rãi hiện nay của nó.
Về PGT không xâm lấn (niPGT), đây vẫn là một kỹ thuật thử nghiệm và không nên loại bỏ phôi nào sau khi sử dụng niPGT cho đến khi nó đạt được tính nhất quán trong các điều kiện phòng lab khác nhau. ni-PGT-A có thể là marker sinh học bổ sung kết hợp với hình thái phôi nang để xếp hạng ưu tiên phôi chuyển.
Tóm lại, những người tham gia ESHREJc đồng ý rằng các mô hình dự đoán là một công cụ hữu ích, có thể được sử dụng cùng với các đặc điểm BN và bối cảnh lâm sàng khi tư vấn cho BN. Tư vấn là không thể thiếu khi tiến hành PGT và BN cần nhận thức được những hạn chế của công nghệ trước khi đưa ra quyết định. Các kỹ thuật thử nghiệm như ni-PGT có thể được sử dụng để xếp hạng phôi chuyển hơn là loại bỏ phôi. Cuối cùng, lợi ích của PGT-A phải được cân nhắc cẩn thận để tránh loại bỏ các phôi có tiềm năng sinh con khỏe mạnh.
Hình 1: Tóm tắt chung về phiên thảo luận trên ESHREJc
Nguồn: Juan J Fraire-Zamora, Munevver Serdarogullari, Florian Kohlhepp, Kashish Sharma, Mina Popovic, Aïda Pujol, George Liperis, #ESHREjc report: Catch 22—is PGT a number game?
Các tin khác cùng chuyên mục:
Suy giảm khả năng sửa chữa DNA: cơ chế giải thích cho tiềm năng phát triển thấp của những phôi phát triển giai đoạn sớm sau thụ tinh từ noãn các bệnh nhân bị thừa cân điều trị IVF - Ngày đăng: 05-05-2022
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sẩy thai trong điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 04-05-2022
Ảnh hưởng của các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung đến nguy cơ thai ngoài tử cung trong các chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 04-05-2022
Kinh nghiệm mười lăm năm tại trung tâm có ngân hàng tinh trùng cho bệnh nhân ung thư: Việc sử dụng và kết quả điều trị của những bệnh nhân còn sống - Ngày đăng: 02-05-2022
Mang thai thành công, sinh con và sự phát triển của trẻ em sau khi đông lạnh noãn ở bệnh nhân nữ ung thư trong suốt 25 năm bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 24-04-2022
Các yếu tố liên quan đến thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản trên 1.357 bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng hoá trị - Ngày đăng: 24-04-2022
Phân tích sự biểu hiện các gen và miRNAs liên quan đến thật bại làm tổ liên tiếp – dấu ấn sinh học không xâm lấn mới dự đoán khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 21-04-2022
Đường kính tế bào chất của noãn ≥ 130 µm có thể được dùng để xác định noãn bào kích thước lớn (Giant oocytes – GOs) - Ngày đăng: 21-04-2022
Thông tin chi tiết về đa dạng bất thường hình thái đuôi tinh trùng trong vô sinh nam: Có gì mới? - Ngày đăng: 21-04-2022
CircSTK40 – một RNA dạng vòng gây ra thất bại làm tổ liên tiếp thông qua trục HSP90/AKT/FOXO1 - Ngày đăng: 16-04-2022
Biểu hiện nội mạc tử cung của các gene liên kết tế bào ở bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 10-04-2022
Cơ chế phân tử của hormone sinh dục trên sự tăng sinh và phát triển của tế bào Sertoli - Ngày đăng: 10-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK