Tin tức
on Monday 05-08-2019 3:03pm
Danh mục: Tin quốc tế
Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy phôi đến sự phát triển (cân nặng và chiều cao) của trẻ sinh ra sau điều trị thụ tinh trong ống nghiệm lúc mới sinh, 2 tuổi, 9 tuổi (Dumoulin và cs, 2010; Zandstra và cs, 2015, Zandstra và cs, 2018). Trẻ nhẹ cân sẽ tác động xấu đến khả năng học tập nhận thức. Hơn nữa, dữ liệu báo cáo về sự phát triển nhận thức của trẻ sinh ra sau điều trị thụ tinh trong ống nghiệm vẫn còn mâu thuẫn và nghiên cứu duy nhất báo cáo về tác động của môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển nhận thức trẻ 5 tuổi cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm môi trường nuôi cấy (Bouillon và cs, 2016). Vậy liệu rằng môi trường nuôi cấy phôi sử dụng trong suốt quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ sinh đơn lúc 9 tuổi?
Nghiên cứu đoàn hệ quan sát theo dõi (môi trường - trẻ em) tại Hà Lan từ tháng 3 /2014 đến 12/2016 phân tích tác động của môi trường nuôi cấy đến thành tích học tập của trẻ 9 tuổi được sinh ra sau thụ tinh trong ống nghiệm. Có 294 trẻ được nhận vào nghiên cứu, nhưng chỉ có 119 trẻ (70 trẻ ở nhóm Vitrolife và 49 Cook) còn theo đến cuối nghiên cứu. Bố mẹ của tất cả các trẻ sinh đơn này trả lời các câu hỏi của nghiên cứu sau ngày sinh nhật lần thứ 9 của trẻ. Để phát hiện sự khác biệt về điểm số của trẻ giữa hai nhóm, nghiên cứu đã áp dụng hệ thống giám sát học sinh của Viện kiểm tra sự phát triển trung ương Hà Lan (CITO). Hệ thống kiểm tra thành tích học tập 2 lần/ năm tại các thời điểm cố định từ lớp 3 trở lên, gồm các kỹ năng: ngôn ngữ (từ vựng và chính tả), toán hoá, khả năng đọc-hiểu.
Kết quả ghi nhận được là không có sự khác biệt về đặc điểm nền của bố mẹ và trẻ.
· Kết cục chính là không có sự khác biệt về các kỹ năng nhận thức của trẻ ở 2 nhóm môi trường, ngay sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm năng
· Trình độ học vấn của bố mẹ điều trị IVF cao hơn (45%) khi so với trình độ trung bình quốc gia (35%), điều này lý giải cho điểm số CITO của trẻ IVF cao hơn trẻ sinh tự nhiên.
Mặc dù chưa nghiên cứu sâu hơn về các kỹ năng học tập dài hạn và cả về hành vi, kết quả của nghiên cứu này sẽ khiến cha mẹ của những đứa trẻ được sinh ra sau IVF/ICSI yên tâm với sự phát triển nhận thức của con cái họ.
CVPH. Trần Hà Lan Thanh - IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: No effect of IVF culture medium on cognitive development of 9-year-old children, Human Reproduction Open, 2018, doi:10.1093/hropen/hoy018
Từ khoá: môi trường nuôi cấy phôi, phát triển nhận thức, kết cục thụ tinh trong ống nghiệm, theo dõi trẻ
Nghiên cứu đoàn hệ quan sát theo dõi (môi trường - trẻ em) tại Hà Lan từ tháng 3 /2014 đến 12/2016 phân tích tác động của môi trường nuôi cấy đến thành tích học tập của trẻ 9 tuổi được sinh ra sau thụ tinh trong ống nghiệm. Có 294 trẻ được nhận vào nghiên cứu, nhưng chỉ có 119 trẻ (70 trẻ ở nhóm Vitrolife và 49 Cook) còn theo đến cuối nghiên cứu. Bố mẹ của tất cả các trẻ sinh đơn này trả lời các câu hỏi của nghiên cứu sau ngày sinh nhật lần thứ 9 của trẻ. Để phát hiện sự khác biệt về điểm số của trẻ giữa hai nhóm, nghiên cứu đã áp dụng hệ thống giám sát học sinh của Viện kiểm tra sự phát triển trung ương Hà Lan (CITO). Hệ thống kiểm tra thành tích học tập 2 lần/ năm tại các thời điểm cố định từ lớp 3 trở lên, gồm các kỹ năng: ngôn ngữ (từ vựng và chính tả), toán hoá, khả năng đọc-hiểu.
Kết quả ghi nhận được là không có sự khác biệt về đặc điểm nền của bố mẹ và trẻ.
· Kết cục chính là không có sự khác biệt về các kỹ năng nhận thức của trẻ ở 2 nhóm môi trường, ngay sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm năng
· Trình độ học vấn của bố mẹ điều trị IVF cao hơn (45%) khi so với trình độ trung bình quốc gia (35%), điều này lý giải cho điểm số CITO của trẻ IVF cao hơn trẻ sinh tự nhiên.
Mặc dù chưa nghiên cứu sâu hơn về các kỹ năng học tập dài hạn và cả về hành vi, kết quả của nghiên cứu này sẽ khiến cha mẹ của những đứa trẻ được sinh ra sau IVF/ICSI yên tâm với sự phát triển nhận thức của con cái họ.
CVPH. Trần Hà Lan Thanh - IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: No effect of IVF culture medium on cognitive development of 9-year-old children, Human Reproduction Open, 2018, doi:10.1093/hropen/hoy018
Từ khoá: môi trường nuôi cấy phôi, phát triển nhận thức, kết cục thụ tinh trong ống nghiệm, theo dõi trẻ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của sử dụng cà phê hàng ngày ở phụ nữ lên thành công của điều trị vô sinh: nghiên cứu đoàn hệ ở Đan Mạch - Ngày đăng: 05-08-2019
Vai trò của chẩn đoán lệch bội nhiễm sắc thể trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi - Ngày đăng: 05-08-2019
Tụ máu dưới màng đệm và nguy cơ sẩy thai trên thai kỳ đơn thai - Ngày đăng: 05-08-2019
Ảnh hưởng của hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Calcium Inophore trên noãn không thụ tinh sau một ngày ICSI - Ngày đăng: 05-08-2019
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của Nifedipine và Indomethacin trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 30-07-2019
Mối liên hệ giữa chuyển hóa amino acid và lệch bội nhiễm sắc thể giai đoạn tiền làm tổ của phôi IVF - Ngày đăng: 30-07-2019
Trữ mô tinh hoàn: 8 năm kinh nghiệm từ mạng lưới liên kết của các trung tâm - Ngày đăng: 30-07-2019
CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG NGÀY CHỌC HÚT GIÚP DỰ ĐOÁN TỶ LỆ THỤ TINH THẤP TRONG CHU KỲ IVF CỔ ĐIỂN - Ngày đăng: 29-07-2019
ACID BÉO OMEGA-3 VÀ ĐIỀU TRỊ IVF - Ngày đăng: 29-07-2019
Các vấn đề tranh luận trong ART: những lưu ý và nguy cơ đối với nuôi cấy phôi không gián đoạn - Ngày đăng: 26-07-2019
Mối tương quan giữa BMI mẹ và động học phôi - Ngày đăng: 25-07-2019
Sự phát triển, sức khoẻ và khả năng vận động của trẻ sinh ra sau PGD - Ngày đăng: 25-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK