Tin tức
on Monday 05-08-2019 3:01pm
Danh mục: Tin quốc tế
Vô sinh đã và đang là vấn đề phổ biến, quan trọng ở mọi quốc gia. Ước tính có khoảng 15-26% các cặp vợ chồng trên toàn thế giới gặp phải các vấn đề sức khỏe sinh sản. Mới đây, các nhà khoa học tại Đan Mạch đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng cà phê hàng ngày ở phụ nữ lên thành công điều trị vô sinh.
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/1/2010 đến 31/8/2015, trên 1.708 phụ nữ và các cặp vợ chồng có chỉ định thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản, bao gồm 1.511 chu kỳ bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), 2.870 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), 1.355 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET). Đối với việc sử dụng cà phê, các tác giả chia ra 4 nhóm: không sử dụng (0 ly/ngày); tiêu thụ trung bình (1-5 ly/ngày); tiêu thụ nhiều (6-10 ly/ngày); tiêu thụ rất nhiều (>10 ly/ngày). Qua đó, kết cục nghiên cứu được đánh giá gồm (1) tỷ lệ thai lâm sàng – xác định qua siêu âm thấy thai trong tử cung 7-8 tuần, (2) trẻ sinh sống.
Nghiên cứu cho thấy, xét trên đối tượng điều trị với IUI, nhóm phụ nữ uống 1-5 ly cà phê/ngày có cơ hội có thai lâm sàng cao hơn (aRR 1.49; KTC 95%, 1.05-2.11), trẻ sinh sống cao hơn (aRR 1.53; KTC 95%, 1.06-2.21) so với nhóm không sử dụng. Trên đối tượng điều trị bằng IVF-ICSI, không có mối tương quan nào ghi nhận về cơ hội có thai lâm sàng hoặc có trẻ sinh ra sống với lượng cà phê tiêu thụ. Khi xét về tỉ lệ thành công tích lũy, nhóm phụ nữ tiêu thụ 1-5 ly cà phê/ngày cho tới chu kỳ hỗ trợ sinh sản đầu tiên có cơ hội cao hơn (mặc dù không có ý nghĩa thống kê) có trẻ sinh sống sau 3 chu kỳ điều trị IUI liên tục (36%, KTC 95%, 30-42) so với nhóm kiêng cà phê (29%, KTC 95%, 22-36). Không có sự khác biệt trên nhóm điều trị bằng IVF hoặc ICSI, kể cả các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh.
Điểm mạnh nổi trội của nghiên này là chọn mẫu từ nhiều phương pháp điều trị vô sinh (IUI, IVF, ICSI, FET). Tuy nhiên một số hạn chế có thể thấy rõ. Bộ câu hỏi nghiên cứu chưa được kiểm chứng, lượng cà phê sử dụng hoàn toàn do các bệnh nhân tự báo cáo dẫn đến phân nhóm không hợp lý. Ngoài ra, thông tin chính xác về thể tích ly cà phê, loại hạt, cách rang và chế biến cà phê (có ảnh hưởng đến hàm lượng các chất trong hạt, gồm caffeine) không được báo cáo. Hơn nữa, có nhiều yếu tố khác như hút thuốc lá, BMI, uống rượu nhưng không có phân tích hồi quy đơn và đa biến để xử lý các yếu tố gây nhiễu.
Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra phụ nữ sử dụng cà phê hàng ngày không làm giảm tỷ lệ thành công điều trị vô sinh. Tuy nhiên cần có thêm các nghiên cứu với thiết kế và phân tích chặt chẽ để làm rõ vấn đề này.
Nguồn: Julie Lyngsø, Ulrik Schiøler Kesmodel, et al. Impact of female daily coffee consumption on successful fertility treatment: a Danish cohort study. Fertility and Sterility® Vol. 112, No. 1, July 2019 0015-0282. DOI:10.1016/j.fertnstert.2019.03.014.
Từ khóa: IUI, IVF, cà phê, vô sinh.
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/1/2010 đến 31/8/2015, trên 1.708 phụ nữ và các cặp vợ chồng có chỉ định thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản, bao gồm 1.511 chu kỳ bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), 2.870 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), 1.355 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET). Đối với việc sử dụng cà phê, các tác giả chia ra 4 nhóm: không sử dụng (0 ly/ngày); tiêu thụ trung bình (1-5 ly/ngày); tiêu thụ nhiều (6-10 ly/ngày); tiêu thụ rất nhiều (>10 ly/ngày). Qua đó, kết cục nghiên cứu được đánh giá gồm (1) tỷ lệ thai lâm sàng – xác định qua siêu âm thấy thai trong tử cung 7-8 tuần, (2) trẻ sinh sống.
Nghiên cứu cho thấy, xét trên đối tượng điều trị với IUI, nhóm phụ nữ uống 1-5 ly cà phê/ngày có cơ hội có thai lâm sàng cao hơn (aRR 1.49; KTC 95%, 1.05-2.11), trẻ sinh sống cao hơn (aRR 1.53; KTC 95%, 1.06-2.21) so với nhóm không sử dụng. Trên đối tượng điều trị bằng IVF-ICSI, không có mối tương quan nào ghi nhận về cơ hội có thai lâm sàng hoặc có trẻ sinh ra sống với lượng cà phê tiêu thụ. Khi xét về tỉ lệ thành công tích lũy, nhóm phụ nữ tiêu thụ 1-5 ly cà phê/ngày cho tới chu kỳ hỗ trợ sinh sản đầu tiên có cơ hội cao hơn (mặc dù không có ý nghĩa thống kê) có trẻ sinh sống sau 3 chu kỳ điều trị IUI liên tục (36%, KTC 95%, 30-42) so với nhóm kiêng cà phê (29%, KTC 95%, 22-36). Không có sự khác biệt trên nhóm điều trị bằng IVF hoặc ICSI, kể cả các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh.
Điểm mạnh nổi trội của nghiên này là chọn mẫu từ nhiều phương pháp điều trị vô sinh (IUI, IVF, ICSI, FET). Tuy nhiên một số hạn chế có thể thấy rõ. Bộ câu hỏi nghiên cứu chưa được kiểm chứng, lượng cà phê sử dụng hoàn toàn do các bệnh nhân tự báo cáo dẫn đến phân nhóm không hợp lý. Ngoài ra, thông tin chính xác về thể tích ly cà phê, loại hạt, cách rang và chế biến cà phê (có ảnh hưởng đến hàm lượng các chất trong hạt, gồm caffeine) không được báo cáo. Hơn nữa, có nhiều yếu tố khác như hút thuốc lá, BMI, uống rượu nhưng không có phân tích hồi quy đơn và đa biến để xử lý các yếu tố gây nhiễu.
Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra phụ nữ sử dụng cà phê hàng ngày không làm giảm tỷ lệ thành công điều trị vô sinh. Tuy nhiên cần có thêm các nghiên cứu với thiết kế và phân tích chặt chẽ để làm rõ vấn đề này.
Nguồn: Julie Lyngsø, Ulrik Schiøler Kesmodel, et al. Impact of female daily coffee consumption on successful fertility treatment: a Danish cohort study. Fertility and Sterility® Vol. 112, No. 1, July 2019 0015-0282. DOI:10.1016/j.fertnstert.2019.03.014.
Từ khóa: IUI, IVF, cà phê, vô sinh.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vai trò của chẩn đoán lệch bội nhiễm sắc thể trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi - Ngày đăng: 05-08-2019
Tụ máu dưới màng đệm và nguy cơ sẩy thai trên thai kỳ đơn thai - Ngày đăng: 05-08-2019
Ảnh hưởng của hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Calcium Inophore trên noãn không thụ tinh sau một ngày ICSI - Ngày đăng: 05-08-2019
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của Nifedipine và Indomethacin trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 30-07-2019
Mối liên hệ giữa chuyển hóa amino acid và lệch bội nhiễm sắc thể giai đoạn tiền làm tổ của phôi IVF - Ngày đăng: 30-07-2019
Trữ mô tinh hoàn: 8 năm kinh nghiệm từ mạng lưới liên kết của các trung tâm - Ngày đăng: 30-07-2019
CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG NGÀY CHỌC HÚT GIÚP DỰ ĐOÁN TỶ LỆ THỤ TINH THẤP TRONG CHU KỲ IVF CỔ ĐIỂN - Ngày đăng: 29-07-2019
ACID BÉO OMEGA-3 VÀ ĐIỀU TRỊ IVF - Ngày đăng: 29-07-2019
Các vấn đề tranh luận trong ART: những lưu ý và nguy cơ đối với nuôi cấy phôi không gián đoạn - Ngày đăng: 26-07-2019
Mối tương quan giữa BMI mẹ và động học phôi - Ngày đăng: 25-07-2019
Sự phát triển, sức khoẻ và khả năng vận động của trẻ sinh ra sau PGD - Ngày đăng: 25-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK