Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 26-07-2019 5:48pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Hữu Duy – IVF Vạn Hạnh

Cùng với sự phổ biến của các tủ cấy time-lapse, môi trường đơn bước dùng để nuôi cấy phôi không gián đoạn đang ngày càng được các labo IVF lựa chọn sử dụng. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình nuôi cấy cho các nhà phôi học, có thể giúp giảm chi phí, giảm các thao tác với phôi bên ngoài tủ cấy và qua đó giúp giảm các yếu tố môi trường bất lợi có liên quan khi mang phôi ra ngoài tủ cấy, cải thiện chất lượng và kết quả phôi. Tuy nhiên, để có thể đạt kết quả tốt khi nuôi cấy phôi không gián đoạn, cần phải tối ưu hóa hoạt động kiểm soát chất lượng và các điều kiện nuôi cấy. Nếu không đảm bảo các điều kiện nuôi cấy và giám sát tối ưu thì trong khi đang cố giảm thiểu các yếu tố môi trường bất lợi, bản thân labo lại chính là yếu tố gây stress cho phôi. Các yếu tố như sự bay hơi dẫn đến áp suất thẩm thấu và pH tăng, cũng như sự tích lũy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), có thể làm giảm lợi ích của việc giảm đĩa cấy hoặc giảm thao tác với phôi của hệ thống nuôi cấy phôi không gián đoạn. Khi thực hiện nuôi cấy phôi không gián đoạn, phải chú ý đến độ ẩm tủ cấy, số lượng, chất lượng và loại dầu sử dụng, thành phần môi trường và chất lượng protein, cũng như chất lượng không khí labo, khí cung cấp trong tủ cấy và hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.



Các thông tin chính trong bài được tóm tắt qua 3 bảng bên dưới:


Bảng 1. Những thuận lợi và nguy cơ của mô hình nuôi cấy phôi không gián đoạn

Thuận lợi Nguy cơ
Giảm lấy đĩa ra ngoài tủ cấy: các điều kiện nuôi cấy ổn định hơn (khí, nhiệt độ) Môi trường giảm chất lượng (sản sinh amoniac, cạn kiệt dinh dưỡng)
Giảm thao tác với phôi: giảm nguy cơ gây tổn thương hoặc mất phôi Bỏ lỡ các dấu hiệu hình thái phôi quan trọng hoặc các dấu hiệu của môi trường có vấn đề (chỉ đối với các tủ cấy không phải time-lapse) 
Tích lũy các yếu tố cận tiết và tự tiết có lợi Tích tụ VOC (trong dầu và/hoặc trong môi trường)
Phù hợp với các tủ cấy time-lapse mới Môi trường bay hơi: làm tăng áp suất thẩm thấu, pH và nồng độ các chất hòa tan khác (ở tủ nuôi cấy khô)
Cải thiện quy trình làm việc: giảm thời gian cho nhân viên lab và tiết kiệm chi phí Sự phân hủy dầu khoáng (do quá trình peroxit hóa)

Bảng 2. Những lưu ý trong lab đối với nuôi cấy phôi không gián đoạn nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra

Thể tích dầu (hình dạng và kích thước đĩa nuôi cấy)
Mật độ dầu
Chất lượng dầu
Thể tích môi trường
Chất lượng khí tủ cấy và phòng lab (lượng VOC)
Độ ẩm tủ cấy và phòng lab
Loại môi trường (mức độ bổ sung protein, lượng amino axit, thành phần môi trường và áp suất thẩm thấu
Loại protein (lượng amoniac, sự sản xuất và tích lũy)


Bảng 3. Đề xuất các thực hành tốt nhất hoặc các lưu ý khi nuôi cấy phôi không gián đoạn

Sử dụng tủ nuôi cấy ẩm nếu có thể, đặc biệt nếu nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, nhưng không bắt buộc nếu các yếu tố khác đã được tối ưu
Theo dõi độ ẩm không khí phòng (khuyến nghị khoảng 30 – 50%)
Sử dụng môi trường thích hợp với áp suất thẩm thấu ban đầu khoảng 255 – 270 có chứa dạng dipeptide của glutamine (alanyl- hoặc glycyl-)
Sử dụng thể tích môi trường phù hợp và đủ lượng dầu phủ
Sử dụng loại dầu phù hợp (dầu paraffin hoặc dầu nặng)
Sử dụng dầu chất lượng cao (có nồng độ peroxit và VOC thấp)
Sử dụng các lọc VOC cho không khí trong lab, cho tủ cấy và cho khí từ các chai cấp khí vào tủ cấy
Sử dụng môi trường có bổ sung protein chất lượng cao không có hoặc có lượng amoniac thấp,  và tích tụ thấp
Đo đạc các thông số môi trường (pH, áp suất thẩm thấu và các chất điện giải) trước và sau khi nuôi cấy không gián đoạn đến ngày 7 trong điều kiện nuôi cấy thông thường để xác nhận hệ thống nuôi cấy có thể đáp ứng trước khi tiến hành nuôi cấy chính thức phôi người. Đo đạc lại nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống nuôi cấy. Có thể tiến hành điều chỉnh hệ thống nuôi cấy nếu ghi nhận có sự khác biệt trong kết quả nuôi cấy.


Nguồn: Controversies in ART: considerations and risks for uninterrupted embryo culture.
Swain, Jason E. Reproductive BioMedicine Online, Volume 39, Issue 1, 19 – 26

 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK