Tin tức
on Monday 22-07-2019 3:12pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận
Tinh dịch đồ là xét nghiệm đầu tay giúp đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của nam giới, tuy nhiên có đến 15% nam giới vô sinh có các thông số tinh dịch đồ bình thường theo WHO 2010. Vì vậy tại một số trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm, bên cạnh xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới còn được chỉ định xét nghiệm phân mảnh DNA dựa trên đánh giá tính toàn vẹn của chất nhiễm sắc. Giá trị phân mảnh DNA được xem như yếu tố dự đoán cho kết quả điều trị của bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về vai trò của chỉ số này trong việc dự đoán khả năng thành công của chu kỳ điều trị. Vì vậy Edson Borges Jr và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân mảnh DNA lên kết quả điều trị ICSI trên nhóm bệnh nhân vô sinh không do yếu tố nam giới.
Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 475 chu kỳ ICSI từ tháng 6/2016 đến 6/2017. Phân mảnh DNA tinh trùng được xác định bằng kỹ thuật SCD (sử dụng bộ Halosperm của Halotech). Nghiên cứu so sánh trên 2 nhóm bệnh nhân: Nhóm 1: SDF ≤ 30%, nhóm 2: SDF > 30%. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nhóm 1 có tuổi trung bình cao hơn, thời gian kiêng xuất tinh dài hơn, thể tích và tổng số tinh trùng cao hơn tuy nhiên tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới thấp hơn nhóm 2. Khi so sánh trên đặc điểm phôi học, nhóm 2 có tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi phân chia với tốc độ bình thường, phôi phân chia chất lượng tốt, tỉ lệ hình thành phôi nang và chất lượng phôi nang thấp hơn nhóm 1 đáng kể. Đánh giá trên kết quả lâm sàng, nhóm 2 có tỉ lệ làm tổ thấp hơn nhóm 1 (33,2% và 46,09%) mặc dù tỉ lệ thai của hai nhóm tương đương nhau (30,33% và 32,42%). Và đáng chú ý là tỉ lệ sẩy thai trên nhóm 2 cao gấp 2,5 lần so với nhóm 1 (39,9% với 17,8%).
Tinh dịch đồ là một xét nghiệm cần thiết để đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của nam giới tuy nhiên nó không đủ để đánh giá những sai hỏng trong cấu trúc di truyền của tinh trùng- một yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng là cần thiết, ngoài ra nghiên cứu này còn cung cấp bằng chứng cho thấy chỉ số phân mảnh > 30% đo bằng kỹ thuật SCD có mối tương quan mật thiết với khả năng phát triển kém của phôi và tăng tỉ lệ sẩy thai gấp 2,5 lần.
Nguồn: Sperm DNA fragmentation is correlated with poor embryo development, lower implantation rate, and higher miscarriage rate in reproductive cycles of non–male factor infertility. Fertility and Sterility. 10.1016/j.fertnstert.2019.04.029
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả SCSA liên quan đến tỉ lệ giảm độ di động sau khi xuất tinh ở các mẫu tinh trùng yếu - Ngày đăng: 18-07-2019
PGT-A không xâm lấn bằng cfDNA từ môi trường nuôi cấy phôi nang - Ngày đăng: 18-07-2019
Mối liên quan giữa tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống với số noãn thụ tinh: nghiên cứu hồi cứu trên 15.803 chu kì chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 17-07-2019
Tình trạng khó xử của bác sĩ lâm sàng với thể khảm – một góc nhìn từ sinh thiết khối tế bào bên trong - Ngày đăng: 16-07-2019
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) cần thiết trong trường hợp nào? - Ngày đăng: 14-07-2019
Sàng lọc tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh bằng đo độ bão hòa oxy máu - Ngày đăng: 14-07-2019
Một số lời khuyên khi tìm kiếm tạp chí để nộp bản thảo - Ngày đăng: 14-07-2019
Mối liên quan giữa yếu tố ROS trong môi trường nuôi cấy với sự phát triển của giao tử và phôi. - Ngày đăng: 14-07-2019
Các thông số liên quan đến số lượng bản sao DNA ti thể của phôi nang người: biết được gì từ lớp tế bào lá nuôi sinh thiết? - Ngày đăng: 14-07-2019
Phòng ngừa Streptococcus nhóm B khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 14-07-2019
Tỉ lệ sinh sống cộng dồn ở các trường hợp tiên lượng kém - Ngày đăng: 14-07-2019
Có nên chuyển đơn phôi? - Ngày đăng: 14-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK