Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 18-07-2019 9:13am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
 
Các mẫu tinh trùng yếu trong tinh dịch xuất tinh – Asthenozoospermia là mẫu có tỉ lệ tinh trùng di động < 10%. Độ di động của mẫu tinh trùng sau xuất tinh sẽ giảm dần theo thời gian do thiếu năng lượng (Amral và cs., 2003). Đã có nghiên cứu cho rằng ở mẫu tinh trùng yếu, độ di động sẽ giảm nhanh chóng và tương quan đến hoạt động apoptosis (Moradian Fard và cs., 2018). Chết theo chương trình (apoptosis) là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giảm độ di động, tăng phân mảnh DNA của tinh trùng xuất tinh. Liệu rằng có hoặc không có apoptosis có làm giảm độ di động của tinh trùng xuất tinh?


Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng và sự hoạt động của caspase-3 của 51 cặp vợ chồng có mẫu tinh trùng yếu và 20 cặp tinh trùng bình thường (đối chứng). Tỉ lệ tổng tinh trùng di động là 10-40% và tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới là 10-32%. SCSA được dùng để đánh giá độ phân mảnh DNA tinh trùng (DFI), còn phương pháp đánh dấu huỳnh quang yếu tố ức chế của caspase (FLICA) đánh giá hoạt động của caspase-3. Độ di động của tinh trùng được đánh giá sau mỗi 2h từ khi xuất tinh đến 12h.

Kết quả ghi nhận được:
  • DFI và hoạt động của caspase-3 của mẫu tinh trùng yếu cao hơn đáng kể so với đối chứng (lần lượt là 14,2 ± 1% vs 28,9 ± 2%; p = 0,001; 18 ± 1% vs 51 ± 4%; p = 0,002). Hoạt động của caspase-3 cao chứng tỏ tinh trùng ở trạng thái apoptosis nhiều.
  • DFI và hoạt động của caspase-3 có tương quan đáng kể với tỉ lệ giảm độ di động tinh trùng sau xuất tinh. Trong nhóm DFI < 27% + hoạt động caspase < 40%, độ di động tinh trùng giảm đáng kể sau 6-8h từ lúc xuất tinh so với mẫu tươi vừa mới xuất. Còn trong nhóm DFI ³ 27% + hoạt động caspase ³ 40%, độ di động tinh trùng giảm đáng kể sau 2h và 4h từ lúc xuất tinh.
Như vậy, kết quả của nghiên cứu này đã chứng tỏ sự giảm độ di động của tinh trùng có khuynh hướng gia tăng SCSA. SCSA có thể là công cụ tốt đánh giá gián tiếp tình trạng apoptosis ở các mẫu tinh trùng yếu.
 
 
Nguồn: SCSA results correlated with rate of motility reduction after ejaculation in Asthenozoospermia, 2019, Andrologia, doi: 10.1111/and.13146
Từ khoá: apoptosis, caspases, SCSA, phân mảnh DNA tinh trùng, độ di động tinh trùng

Các tin khác cùng chuyên mục:
Có nên chuyển đơn phôi? - Ngày đăng: 14-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK