Tin tức
on Sunday 14-07-2019 2:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức Phú Nhuận
Trong IVF/ICSI, một trong những thách thức nan giải nhất chính là điều trị các trường hợp giảm dự trữ buồng trứng hoặc đáp ứng kém với gonadotropin ngoại sinh. Những phụ nữ có các đặc điểm này thường có tỉ lệ sinh sống thấp hơn và tỉ lệ bỏ điều trị cao hơn. Vào năm 2016, nhóm POSEIDON đã đưa ra một bảng phân tầng ở các phụ nữ tiên lượng kém. Trong bảng phân tầng này, phụ nữ được phân thành 4 nhóm dựa trên tuổi, xét nghiệm dự trữ buồng trứng (anti-Müllerian hormone - AMH và siêu âm đếm số nang noãn thứ cấp - AFC) và đáp ứng của buồng trứng với chu kỳ kích thích buồng trứng trước đó. Bảng phân loại chia thành nhóm phụ nữ có đáp ứng buồng trứng tốt, đáp ứng kém hơn mong đợi, đáp ứng dưới mức tối ưu và tiên lượng đáp ứng kém. Phân loại POSEIDON dùng để phân loại điều trị thích hợp với từng nhóm phụ nữ có đáp ứng buồng trứng khác nhau nhằm mang lại hiệu quả điều trị. Mặc dù nhiều thử nghiệm gần đây sử dụng tiêu chuẩn POSEIDON để phân loại nhóm dân số, nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra được tiên lượng thực tế của nhóm phụ nữ có tiên lượng kém theo POSEIDON. Do đó, tác giả Leijdekkers và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ sinh sống cộng dồn (CLBR) trong nhiều chu kỳ IVF/ICSI có là một trong các yếu tố tiên lượng kém ở phụ nữ phân tầng theo tiêu chuẩn POSEIDON không?
Nghiên cứu của tác giả Leijdekkers đã phân tích dữ liệu của một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đa trung tâm ở Hà Lan bao gồm 551 phụ nữ tiên lượng kém, ở độ tuổi < 44, đã bắt đầu điều trị IVF / ICSI từ năm 2011 đến 2014 và được điều trị với liều FSH cố định 150 IU/ngày trong chu kỳ đầu tiên điều trị (đoàn hệ nghiên cứu OPTIMIST). Các đối tượng nghiên cứu tiên lượng kém được phân loại vào một trong các nhóm POSEIDON dựa trên tuổi (nhỏ hoặc lớn hơn 35 tuổi), nồng độ AMH (trên hoặc dưới 0,96 ng/ml) và đáp ứng buồng trứng (kém hơn mong đợi hoặc dưới mức tối ưu) trong chu kỳ kích thích buồng trứng đầu tiên. Kết cục chính của nghiên cứu là CLBR qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI, bao gồm tất cả các lần chuyển phôi tươi và phôi trữ lạnh trong vòng 18 tháng điều trị và ghi nhận đường cong tỉ lệ sinh sống cộng dồn.
Kết quả cho thấy CLBR ở phụ nữ tiên lượng kém có giá trị trung bình ~ 56% sau 18 tháng điều trị IVF/ICSI. Những phụ nữ trẻ đáp ứng với kích thích buồng trứng kém hơn mong đợi (n = 38) và dưới mức tối ưu (n = 179) có CLBR lần lượt là ~ 65% và ~ 68%, và nhóm tiên lượng đáp ứng kém (n = 65) có CLBR ~ 59%. CLBR của nhóm phụ nữ lớn tuổi hơn là: Ở nhóm phân loại kém hơn mong đợi (n = 41) và dưới mức tối ưu (n = 102) lần lượt là ~ 42% và ~ 54% và nhóm tiên lượng đáp ứng kém (n = 126) ~ 39%. Để so sánh, CLBR của nhóm phụ nữ trẻ (n = 164) và nhóm phụ nữ lớn tuổi (n = 78) với dự trữ buồng trứng bình thường lần lượt là ~ 72% và ~ 58% sau 18 tháng điều trị. Số chu kỳ điều trị mới giữa các nhóm POSEIDON không có sự khác biệt lớn với tỉ lệ trung bình là hai chu kỳ mới cho mỗi phụ nữ trong vòng 18 tháng theo dõi.
Nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu nhỏ và trong một dân số nhất định có thể làm giảm độ chính xác của các ước tính. Tuy nhiên, những phát hiện của tác giả Leijdekkers cung cấp các dấu hiệu khả quan đầu tiên về CLBR của phụ nữ tiên lượng kém trong các nhóm POSEIDON.
Nguồn: Leijdekkers, J.A., Eijkemans, M.J., van Tilborg, T.C., Oudshoorn, S.C., van Golde, R.J., Hoek, A., Lambalk, C.B., de Bruin, J.P., Fleischer, K., Mochtar, M.H. and Kuchenbecker, W.K., 2019. Cumulative live birth rates in low-prognosis women. Human Reproduction, 34(6), pp.1030-1041.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Có nên chuyển đơn phôi? - Ngày đăng: 14-07-2019
Sự trưởng thành noãn in vitro được cải thiện bằng việc đồng nuôi cấy với tế bào cumulus từ noãn trưởng thành - Ngày đăng: 10-07-2019
Bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ ung thư: ảnh hưởng của các loại ung thư lên đáp ứng kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 10-07-2019
Sự nén nội mạc tử cung dưới tác động của progesterone và tỷ lệ thai diễn tiến ở các chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 10-07-2019
Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng với sự phát triển của phôi: về khía cạnh lâm sàng và sinh học - Ngày đăng: 06-07-2019
Vai trò của progesterone trong dọa sẩy thai: Sự khác biệt giữa các loại progesterone - Ngày đăng: 06-07-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng với các thông số tinh dịch đồ của nam giới thuộc nhóm bệnh nhân sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 06-07-2019
Các thuật toán từ hình ảnh time-lapse của phôi người tiền làm tổ có thể tiên lượng trẻ sinh sống - Ngày đăng: 06-07-2019
So sánh hai phương pháp thủy tinh hóa noãn khác nhau: một nghiên cứu tiến cứu bắt cặp trên cùng một nền tảng di truyền và phác đồ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 06-07-2019
Tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải và tỷ lệ IVF thành công ở phụ nữ không béo phì - Ngày đăng: 03-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK