Tin tức
on Wednesday 03-07-2019 6:52pm
Danh mục: Tin quốc tế
Tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean diet) tốt, theo thang điểm MedDietScore, dẫn đến khả năng có thai lâm sàng và sinh sống cao hơn ở phụ nữ không béo phì < 35 tuổi.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến khả năng thụ thai vì một số dưỡng chất và thực phẩm nhất định dường như có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tuy nhiên có khá ít dữ liệu công bố về vai trò của chế độ ăn uống, đặc biệt là MedDiet, lên kết cục của hỗ trợ sinh sản.
Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện trên 244 phụ nữ không béo phì (độ tuổi từ 22 – 41; BMI < 30 kg/m2), điều trị IVF chu kỳ đầu tiên từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 9 năm 2016, tại Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản ở Athens, Hy Lạp. Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác động của chế độ ăn uống và lối sống lên kết quả thụ thai.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến khả năng thụ thai vì một số dưỡng chất và thực phẩm nhất định dường như có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tuy nhiên có khá ít dữ liệu công bố về vai trò của chế độ ăn uống, đặc biệt là MedDiet, lên kết cục của hỗ trợ sinh sản.
Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện trên 244 phụ nữ không béo phì (độ tuổi từ 22 – 41; BMI < 30 kg/m2), điều trị IVF chu kỳ đầu tiên từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 9 năm 2016, tại Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản ở Athens, Hy Lạp. Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác động của chế độ ăn uống và lối sống lên kết quả thụ thai.
Chế độ ăn uống được đánh giá trước khi điều trị IVF bằng bản thăm dò khẩu phần ăn; mức độ tuân thủ MedDiet tỷ lệ thuận với điểm MedDietScore (thang điểm: 0 – 55). Hồ sơ y tế điện tử ghi nhận các kết cục trung gian (số noãn, tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi) và kết quả lâm sàng (làm tổ, mang thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống); phân tích kết quả MedDietScore và IVF theo mô hình tuyến tính tổng quát hóa có điều chỉnh độ tuổi, phác đồ kích thích buồng trứng, BMI, hoạt động thể lực, mức độ lo âu, chẩn đoán vô sinh, lượng calo tiêu thụ và thực phẩm bổ sung.
Không có mối liên quan giữa MedDietScore với bất kỳ kết cục trung gian hay làm tổ nào. Tuy nhiên, so với phụ nữ có MedDietScore cao nhất (≥ 36, n = 86) thì phụ nữ có MedDietScore thấp nhất (≤ 30, n = 79) có khả năng có thai lâm sàng (29.1 vs 50.0%, P = 0.01) và sinh sống (26.6 vs 48.8%, P = 0.01) thấp hơn đáng kể. Nguy cơ tương đối điều chỉnh đa biến (95% CI) đối với thai lâm sàng giữa phụ nữ có MedDietScore thấp nhất và cao nhất là 0.35 (0.16 – 0.78; P-trend = 0.01) và đối với sinh sống là 0.32 (0.14 – 0.71; P-trend = 0.01). Các mối liên quan này đã được điều chỉnh đáng kể theo độ tuổi phụ nữ (P-interaction < 0.01 cho cả hai kết quả). MedDietScore có mối liên quan thuận với thai lâm sàng và sinh sống ở phụ nữ < 35 tuổi (P ≤ 0.01). Ở nhóm tuổi này, khả năng có thai lâm sàng và sinh sống cao gấp 2,7 lần khi có điểm lợi ích MedDietScore tăng 5 điểm.
Kết quả của nghiên cứu này không thể khái quát hóa cho dân số chung cũng như dân số béo phì hoặc cho tất cả các phụ nữ ở các trung tâm hiếm muộn trên toàn thế giới. Ngoài ra, do thiết kế là nghiên cứu quan sát, mối liên hệ nhân quả không thể được xác định. Tuy nhiên, kết quả cho thấy điều chỉnh chế độ ăn uống và tuân thủ tốt chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp phụ nữ điều trị IVF tăng cơ hội đậu thai và sinh con.
Nguyễn Ngọc Lan Thảo
Nguồn:
Dimitrios Karayiannis; Meropi D. Kontogianni; Christina Mendorou; Minas Mastrominas; Nikos Yiannakouris https://www.medscape.com/viewarticle/893505_1
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa chỉ số HDS đo bằng kỹ thuật SCSA và sẩy thai sớm trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-07-2019
Phân tích biểu hiện gen trên Cumulus-corona kết hợp với đánh giá hình thái phôi trong các chu kỳ chuyển đơn phôi làm tăng tỷ lệ thai sau chuyển phôi tươi và giảm thời gian mang thai - Ngày đăng: 05-07-2019
Trẻ thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ mắc ung thư hay không? - Ngày đăng: 02-07-2019
Vẫn còn chênh lệch lương theo giới tính của bác si Nội tiết Sinh sản/Vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2019
DNA tinh trùng đứt gãy mạch đôi là nguyên nhân gây trì hoãn sự phát triển của phôi và có thể làm giảm tỉ lệ làm tổ - Ngày đăng: 02-07-2019
Cân nặng của trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm của phôi nang hoặc phôi phân chia: phân tích trên dữ liệu quốc gia - Ngày đăng: 02-07-2019
Nghiên cứu kết hợp tính đa hình đơn nucleotide của thụ thể FSH (Ser680Asn) và thụ thể AMH II (−482A>G) như dấu ấn di truyền trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 02-07-2019
Chuyển phôi trữ lạnh sử dụng phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo gia tăng các bất lợi sản khoa - Ngày đăng: 02-07-2019
Mối liên quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và sẩy thai liên tiếp vô căn - Ngày đăng: 02-07-2019
Mối tương quan giữa hình thái và đặc điểm nhiễm sắc thể của phôi - Ngày đăng: 01-07-2019
Đánh giá tính hữu dụng của hợp tử 1PN trong IVF cổ điển - Ngày đăng: 01-07-2019
Phương pháp mới giúp đánh giá khả năng thụ tinh của tinh trùng - Ngày đăng: 01-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK