Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 03-07-2019 6:51pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Sẩy thai chiếm tỉ lệ cao trong các chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm và được xem là có mối tương quan với bất thường nhiễm sắc thể phôi. Một số nghiên cứu đã chứng minh được tuổi cha và mẹ có mối tương quan tới vấn đề này. Đã có nhiều chiến lược được đề ra nhằm giảm tỉ lệ sẩy thai cũng như hạn chế sẩy thai liên tiếp tuy nhiên việc giảm tỉ lệ sẩy thai sớm (sẩy thai trước 12 tuần) vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để dự đoán.
 

Hiện nay, đánh giá tính toàn vẹn DNA tinh trùng được thực hiện bởi nhiều phương pháp như SCSA, TUNEL, Comet… Trong đó SCSA là xét nghiệm đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là kỹ thuật duy nhất có thể đánh giá được đứt gãy mạch DNA và cấu trúc nhiễm sắc chất. Bên cạnh việc đánh giá chỉ số phân mảnh DNA, kỹ thuật này còn cho phép đánh giá thông số HDS - DNA có tính ổn định cao được biểu thị bằng việc phát huỳnh quang xanh lá cây ở mức độ cao hơn do thiếu sự thay đổi histone bằng protamine. Phương pháp đo dòng chảy tế bào cho thấy quần thể HDS có hình dạng tròn hơn tinh trùng bình thường và thiếu đứt gãy mạch DNA. Thông số này còn biểu thị cho sự hiện diện của tinh trùng chưa trưởng thành trong mẫu. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ HDS cao dẫn đến việc ngừng phát triển phôi sớm cũng như sẩy thai tuy nhiên các kết quả này không đồng nhất. Vì vậy Elsa Jerre và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu có mối tương quan giữa tỉ lệ HDS cao và sẩy thai sớm hay không.

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ 8/2007 đến 9/2017 trên 1.602 chu kỳ điều trị trong đó có 832 chu kỳ IVF và 770 chu kỳ ICSI. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sẩy thai sớm khi so sánh tỉ lệ HDS =< 7% so với HDS > 15% trên tổng bệnh nhân thực hiện IVF hoặc ICSI, tỉ lệ tương ứng là 29% với 34% (OR 1,45; 95% CI, 1,05 – 2,00; P = 0,022). Cũng trong nhóm bệnh nhân này, khi so sánh tỉ lệ sẩy thai sớm trên 2 giá trị HDS =< 15% và HDS > 15% cho sự khác biệt có ý nghĩa với OR 1,41; 95% CI, 1,07 – 1,85; P = 0,014.
- Khi so sánh tỉ lệ sẩy thai sớm trên nhóm bệnh nhân thực hiện IVF, không có sự khác biệt về tỉ lệ này ở giá trị HDS =< 7% và HDS > 15%.
- Có sự khác biệt khi so sánh tỉ lệ sẩy thai sớm trên nhóm bệnh nhân thực hiện ICSI ở 2 giá trị HDS =< 7% và HDS >15% với tỉ lệ sẩy thai tương ứng là 33% và 37% (OR 1,63; 95% CI, 1,01 – 2,62; P = 0,0046). Khi so sánh tỉ lệ sẩy thai sớm ở 2 giá trị HDS  =< 15% và HDS > 15%, nghiên cứu cho kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa với OR 1,43; 95% CI, 1,01 – 2,03; P = 0,0045; tỉ lệ sẩy thai tương ứng là 32% và 37%.

Kết quả nghiên cứu này chứng minh được rằng có sự tăng nhẹ về nguy cơ sẩy thai sớm khi chỉ số HDS > 15% so với nhóm có HDS =< 15% và nguy cơ này chỉ tìm thấy trên nhóm bệnh nhân thực hiện ICSI. Điều này cho thấy chỉ số HDS có thể được sử dụng như yếu tố dự báo việc tăng nguy cơ sẩy thai trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật ICSI.
 
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận.
Nguồn: Sperm chromatin structure assay high DNA stainability sperm as a marker of early miscarriage after intracytoplasmic sperm injection. Fertility and Sterility. 10.1016/j.fertnstert.2019.03.013
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK