Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 02-07-2019 6:18pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Tổn thương DNA tinh trùng có liên quan đến tỉ lệ làm tổ (Simon và cs., 2013; Garalla và cs., 2015), nhưng có những nghiên cứu lại cho kết quả không tương quan (Haghpanah và cs., 2016). Một số nghiên cứu trên động vật, đã xác định rằng đứt gãy mạch đôi DNA tinh trùng liên quan đến hoạt hóa điểm kiểm soát (checkpoint) của phôi liên quan đến p53 và p21 để đáp ứng với tổn thương DNA của bố (Adiga và cs., 2007; Toyoshima và cs., 2009). Đứt gãy mạch đôi DNA tinh trùng là nguyên nhân làm tái sắp xếp NST trong tiền nhân đực, thể hiện qua sự trì hoãn lần sao chép DNA đầu tiên (Gawecka và cs., 2013). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về đứt gãy DNA tinh trùng với sự phát triển của phôi người.

Vì thế, nghiên cứu tiến cứu quan sát này được thực hiện để phân tích sự ảnh hưởng của đứt gãy DNA mạch đơn (ssSDF) và mạch đôi (dsSDF) lên động học của phôi.
Mẫu tinh dịch được hút chiết 1 phần (250 ml) để trữ lạnh phân tích chỉ số phân mảnh bằng thử nghiệm Comet. Tất cả có 196 phôi từ 43 cặp vợ chồng được nuôi cấy trong hệ thống time lapse.

Kết quả thu được là:
ü  Phôi ở nhóm dsSDF cao bị trì hoãn sự phát triển thể hiện qua thông số thời điểm tống xuất thể cực 2 (tPBII), 4 phôi bào (t4), 8 phôi bào (t8), phôi dâu (tM), bắt đầu có khoang (tSB) dài hơn, và tỉ lệ làm tổ thấp hơn nhóm dsSDF thấp (p < 0,05).
ü  Không có sự khác biệt về các thông số động học phôi và tỉ lệ làm tổ ở 2 nhóm ssSDF cao và ssSDF thấp (p > 0,05).
ü  Khi so sánh tỉ lệ trì hoãn của thông số động học ở các giai đoạn phát triển phôi giữa nhóm SDF với mẫu tinh trùng bình thường: dsSDF là nguyên nhân gây trì hoãn tất cả các giai đoạn phát triển phôi, tuy nhiên ảnh hưởng chính đến giai đoạn tống xuất thể cực 2 và phôi dâu, cùng thời điểm với sự hoạt hóa điểm kiểm soát tổn thương DNA của phôi; ssSDF ảnh hưởng chính đến giai đoạn hợp tử, nhưng các thông số động học của phôi vẫn được phục hồi ở các giai đoạn kế tiếp.
Như vậy, đứt gãy mạch đôi DNA tinh trùng sẽ làm trì hoãn sự phát triển của phôi và làm giảm tỉ lệ làm tổ ở chu kỳ ICSI. Trong khi đứt gãy mạch đơn không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và làm tổ của phôi.

CVPH. Trần Hà Lan Thanh_ IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Double-stranded sperm DNA damage is a cause of delay in embryo development and can impair implantation rates;    doi.org/10.1016/j.fertnstert.2018.11.035
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK