Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 01-07-2019 9:55am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức Phú Nhuận
 
Mang thai đòi hỏi sự điều chỉnh các phản ứng miễn dịch và không miễn dịch ở cơ thể mẹ để dung nạp thai nhi có đồng kháng nguyên phức hợp tương thích mô chính (Major histocompatibility complex alloantigens). Trước đây đã từng có một số nghiên cứu bàn về nhóm các tế bào không đồng nhất, chưa trưởng thành có nguồn gốc myeloid được gọi là các tế bào ức chế có nguồn gốc myeloid (myeloid derived suppressor cells - MDSC), chính là bộ điều chỉnh chính của chức năng miễn dịch và không miễn dịch trong thời kì đầu mang thai. Ở những người khỏe mạnh, MDSC nhanh chóng biệt hóa thành bạch cầu hạt trưởng thành, đại thực bào hoặc tế bào gai (dendritic cells - DCs). Vai trò của MDSC lần đầu được phát hiện trong các bệnh lý ung thư, nhiễm trùng huyết, chấn thương. Trong đó sự biệt hóa của các tế bào này bị chặn và sự ngừng biệt hóa các tế bào khiến cho hệ miễn dịch bị tổn thương và gây bệnh. Các nghiên cứu trước đây báo cáo rằng giảm lượng MDSC trong máu mẹ và nội mạc tử cung có liên quan đến sẩy thai sớm. Vai trò ức chế miễn dịch của MDSC được cho là có liên quan đến khả năng ức chế tế bào T.
 

Nồng độ tối ưu của estradiol (E2) và progesterone (P4) cùng với quá trình điều hòa miễn dịch của mẹ tạo điều kiện cho sự dung nạp miễn dịch mẹ con, sự làm tổ của phôi và duy trì thai kì khỏe mạnh. E2 và P4 còn kích hoạt phản ứng kháng viêm qua sản xuất Th2, các cytokines và giảm hoạt động của đại thực bào viêm, tế bào NK và cytokines Th1.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Verma và các cộng sự đã đưa ra vấn đề cho rằng sự suy giảm MDSCs và cytokines Th2 có thể dẫn tới sẩy thai sớm nhưng lý do tại sao lượng hormone trong cơ thể tác động đến MDSC và sự cân bằng cytokine Th1/Th2 vẫn còn chưa rõ. Do đó, nhóm đã thu thập mẫu máu và màng rụng từ 20 bệnh nhân sẩy thai sớm và 20 sản phụ thai kì bình thường nhưng quyết định phá thai. Lượng MDSC và G-MDSCs được phân tích ở tế bào bạch cầu đơn nhân máu ngoại biên và lượng cytokines Th1/Th2 được xác định trong huyết thanh qua phương pháp đo dòng chảy tế bào (flow cytometry). Estrogen (E2), Progesterone (P4) và Testosterone được đo bằng phương pháp ELISA. Hơn nữa, thời gian sống và tự chết của mẫu màng rụng được kiểm tra bằng immunoblot/hóa mô miễn dịch của thụ thể estrogen – α (ER – α), STAT-3/pSTAT-3 và caspase-3.

Kết quả cho thấy ở bệnh nhân sẩy thai sớm, sự sụt giảm E2 và P4 có tương quan ý nghĩa với sự sụt giảm MDSCs, đặc biệt là với G-MDSCs (granulocytic MDSCs) và sự thay đổi cân bằng cytokines Th1/Th2 và theo hướng giảm Th1. Giảm điều hòa ER- α và tăng biểu hiện caspase-3 ở lớp màng rụng là đặc trưng cho sự giảm khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung ở các trường hợp sẩy thai sớm. STAT-3 điều hòa thời gian sống, sự biệt hóa và ức chế MDSCs. Ở các trường hợp sẩy thai sớm, ở lớp màng rụng có sự sụt giảm đáng kể biểu hiện của pSTAT-3, do đó cũng có ảnh hưởng đến MDSCs.

Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy, sự sụt giảm các hormone tạo ra môi trường không thuận lợi cho thai khiến hiện tượng đào thải phôi thai xảy ra sớm. Do đó, điều kiện tiên quyết để mang thai thành công chính là sự cân bằng E2, P4 với MDSC và cân bằng cytokine Th1/Th2.
 
Nguồn: Verma, P., Verma, R., Nair, R.R., Budhwar, S., Khanna, A., Agrawal, N.R., Sinha, R., Birendra, R., Rajender, S. and Singh, K., 2019. Altered crosstalk of estradiol and progesterone with Myeloid‐derived suppressor cells and Th1/Th2 cytokines in early miscarriage is associated with early breakdown of maternal‐fetal tolerance. American Journal of Reproductive Immunology81(2), p.e13081.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK