Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 02-07-2019 3:35pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS. Lê Tiểu My - Bệnh viện Mỹ Đức
 
Đánh giá tăng trưởng và tầm soát các bất thường liên quan đến sự tăng trưởng của thai là bước quan trọng trong chăm sóc tiền sản. Tất cả những bất thường liên quan tăng trưởng như thai nhỏ so với tuổi thai (SGA), thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) hoặc thai to so với tuổi thai (LGA) đều có thể gây nên những kết cục bất lợi của thai kỳ ở cả mẹ và thai nhi.

Hội Siêu âm Sản Phụ khoa vừa công bố hướng dẫn thực hành lâm sàng về đánh giá tăng trưởng thai. Hướng dẫn thực hành lâm sàng này nhằm mô tả lại các chỉ số sinh trắc thích hợp đánh giá tăng trưởng thai và phân loại các dạng bất thường tăng trưởng của thai nhi.

Tóm tắt các hướng dẫn dựa trên chứng cứ y học:

Các thuật ngữ dùng mô tả kích thước và tăng trưởng thai bao gồm: AGA, SGA, LGA và FGR
  • AGA (appropriate-for-gestational age): thai tăng trưởng phù hợp tuổi thai, các chỉ số sinh trắc và/ hoặc cân nặng thai nhi từ khoảng bách phân vị (BPV) thứ 10 - 90 của tuổi thai.
  • SGA (small-for-gestational age): thai nhỏ so với tuổi thai: ước lượng cân nặng thai nhi (EFW) hoặc chu vi bụng (AC) dưới BPV thứ 10 của tuổi thai (một vài tài liệu có thể sử dụng ngưỡng cắt BPV thứ 5, thứ 3)
  • LGA (large-for-gestational age): thai to so với tuổi thai: ước lượng cân nặng thai nhi hoặc chu vi bụng hơn BPV thứ 90 của tuổi thai (một vài tài liệu có thể sử dụng ngưỡng cắt BPV thứ 95 hoặc 97). Thuật ngữ thai to cũng có thể chỉ những thai nhi có cân nặng hơn 4000g hoặc 4.500 g.
  • FGR hoặc IUGR (fetal growth restriction hoặc intrauterine growth restriction): thai không đạt mức tăng trưởng mong muốn kèm theo có nguy cơ có kết cục bất lợi chu sinh. Giữa SGA và IUGR không nhất định liên quan nhau.
Thai chậm tăng trưởng được chia thành chậm tăng trưởng sớm (chẩn đoán trước tuần thứ 32 của thai kỳ) và chậm tăng trưởng khởi phát muộn (chẩn đoán sau tuần thứ 32 của thai kỳ).

Bỏ thuật ngữ thai chậm tăng trưởng “đối xứng” và “không đối xứng” vì không giúp ích trong tiên lượng thai.
 
Các chỉ số nào cần đánh giá? Khi nào đo và cách đo
  • Khi thai từ 14 tuần trở lên cần đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và xương đùi (FL).
  • Đo AC và HC nên sử dụng công cụ đo hình elipse và đo bờ ngoài của AC, HC.
  • Ước lượng cân nặng thai nhi cũng có thể dùng để theo dõi tăng trưởng của thai, tuy nhiên thông số này có một số bất lợi như chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật đo, có thể có sai số dao động 10-15%, những thai SGA hoặc LGA vì nhiều lý do có thể có cùng ước lượng cân nặng (ví dụ thai có HC lớn và AC nhỏ có cùng ước lượng cân nặng với thai có HC nhỏ và AC lớn)
 
Định nghĩa dựa trên đồng thuận về thai chậm tăng trưởng sớm và muộn:

Thai chậm tăng trưởng sớm
Tuổi thai < 32 tuần, với điều kiện không có dị tật bẩm sinh
Thai chậm tăng trưởng muộn
Tuổi thai ≥ 32 tuần, với điều kiện không có dị tật bẩm sinh
AC/EFW < BPV 3 hoặc mất sóng cuối tâm trương động mạch tử cung
Hoặc
  1. AC/EFW < BPV 10 kết hợp với
  2. PI- ĐM tử cung > BPV 95 và/hoặc
  3. PI – ĐM rốn > BPV 95
AC/EFW < BPV 3
Hoặc có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
  1. AC/EFW < BPV 10
  2. AC/EFW cắt ngang BPV > 2 tứ phân vị của tỉ lệ tăng trưởng
  3. CPR < BPV thứ 5 hoặc PI – Động mạch rốn > BPV 95

AC: chu vi bụng, EFW: cân nặng thai nhi ước đoán, BPV: bách phân vị, PI: chỉ số đập, CPR: tỉ số não rốn
 
Hướng dẫn thực hành này không bàn về quản lý thai FGR. Khi có bất thường về các chỉ số sinh trắc cần đánh giá lại chính xác tuổi thai và các yếu tố có thể gây nên bất thường, kể cả các yếu tố từ mẹ hoặc bệnh lý liên quan (ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn…), đánh giá chi tiết hình thái thai nhi, cân nhắc làm nhiễm sắc thể đồ, và đánh giá tuần hoàn tử cung nhau, bao gồm cả doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và hình thái nhau thai…

Điều trị FGR tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân. Hiện nay vẫn chưa có đồng thuận về cách tiếp cận tối ưu để đánh giá các thai chậm tăng trưởng.
 
Lược dịch từ: ISUOG Practice Guidelines: ultrasound assessment of fetal biometry and growth - Ultrasound Obstet Gynecol 2019; 53: 715–723 -  DOI: 10.1002/uog.20272
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK