Tin tức
on Wednesday 10-07-2019 9:06am
Danh mục: Tin quốc tế
Để tiếp tục phát triển, phôi phải làm tổ tại nội mạc tử cung trong khoảng thời gian từ ngày thứ 22 đến ngày thứ 24 trong một chu kỳ kinh 28 ngày. Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng đánh giá độ dày của lớp nội mạc tử cung bằng siêu âm là một phương pháp thay thế cho các kỹ thuật xâm lấn khác như sinh thiết nội mạc tử cung để xác định liệu lớp nội mạc tử cung có thích hợp để chuyển phôi trữ (FET) hay không. Nghiên cứu cho rằng độ dày lớp nội mạc tử cung nằm trong khoảng từ 7mm trở lên là ngưỡng cắt để chuyển phôi. Tuy nhiên có một vài nghiên cứu lại cho rằng nội mạc tử cung nén (sự giảm độ dày của nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi so với lần siêu âm trước) mang lại kết cục thai kỳ tốt hơn trong các trường hợp FET. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đánh giá độ dày nội mạc tử cung vào trước hoặc đúng ngày khởi động hCG ở chu kỳ chuyển phôi tươi và vào cuối giai đoạn sử dụng estrogen trong chu kỳ chuyển phôi trữ (FET). Có tương đối ít nghiên cứu đo độ dày nội mạc tử cung trong giai đoạn hoàng thể quanh thời điểm chuyển phôi và những nghiên cứu này không thể tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa độ dày nội mạc tử cung và kết quả điều trị. Tác giả Haas và các cộng sự đưa ra giả thiết rằng sự thay đổi độ dày lớp nội mạc tử cung giữa thời điểm kết thúc pha estrogen và thời điểm chuyển phôi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tiên đoán tỷ lệ thai hơn là đo độ dày nội mạc tử cung chính xác tại thời điểm chuyển phôi. Cụ thể, ông cho rằng độ dày lớp nội mạc tử cung sẽ giảm ở pha hoàng thể tự nhiên hay nhân tạo và nội mạc tử cung sẽ trở nên nén hơn do sự thay đổi chế tiết gây ra bởi progesterone (dựa trên giả thuyết rằng progesterone sẽ tạo ra các pinopodes, và pinopodes sẽ hấp thu bớt dịch trong lòng tử cung, khiến độ dày nội mạc tử cung đo được vào ngày chuyển phôi có thể sẽ giảm đi). Để làm rõ giả thiết trên, tác giả đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, với kết cục chính là mối liên quan giữa tỷ lệ thai diễn tiến và sự biến thiên độ dày nội mạc tử cung giữa cuối pha sử dụng estrogen và vào ngày chuyển phôi trong chu kỳ FET. Ông chọn các chu kỳ FET với cùng loại estrogen và progesterone để giảm các yếu tố ảnh hưởng đến nội mạc tử cung trong mỗi chu kỳ, sau đó tính toán sự thay đổi độ dày giữa hai thời điểm và xác định mối liên quan với kết quả chuyển phôi. Có tổng số 274 chu kỳ FET đã được đưa vào nghiên cứu, trong đó tất cả các bệnh nhân được chuẩn bị nội mạc tử cung bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh, sau đó được siêu âm đo độ dày nội mạc tử cung vào cuối giai đoạn sử dụng estrogen và ngày chuyển phôi. Kết quả cho thấy tỷ lệ thai diễn tiến tăng đáng kể ở tất cả các trường hợp có nội mạc tử cung nén so với các trường hợp không nén. Cụ thể, tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân có độ dày nội mạc tử cung giảm 5%, 10%, 15% hoặc 20% sau khi bắt đầu sử dụng progesterone so với bệnh nhân có độ dày nội mạc tử cung không thay đổi hoặc tăng lên. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy độ dày nội mạc tử cung cứ giảm 1 tứ phân vị (tăng độ nén) thì tỷ lệ thai diễn tiến lại tăng lên có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu trên cho thấy tồn tại mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa tỷ lệ thai diễn tiến và sự biến thiên độ dày nội mạc tử cung trong khoảng thời gian giữa cuối pha estrogen và ngày chuyển phôi. Điểm yếu của nghiên cứu nằm ở thiết kế hồi cứu và chỉ tuyển lựa bệnh nhân sử dụng phác đồ nội tiết ngoại sinh. Để khắc phục điểm yếu trên, tác giả đang thực hiện một nghiên cứu tiến cứu để xác nhận mối tương quan vừa tìm được.
BS Lê Khắc Tiến
Nhóm Nghiên cứu Nội tiết – Mãn kinh
BV Mỹ Đức Phú Nhuận
Nguồn: Haas, Jigal, et al (2019). "Endometrial compaction (decreased thickness) in response to progesterone results in optimal pregnancy outcome in frozen-thawed embryo transfers." Fertility and Sterility. DOI: https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2019.05.001.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng với sự phát triển của phôi: về khía cạnh lâm sàng và sinh học - Ngày đăng: 06-07-2019
Vai trò của progesterone trong dọa sẩy thai: Sự khác biệt giữa các loại progesterone - Ngày đăng: 06-07-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng với các thông số tinh dịch đồ của nam giới thuộc nhóm bệnh nhân sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 06-07-2019
Các thuật toán từ hình ảnh time-lapse của phôi người tiền làm tổ có thể tiên lượng trẻ sinh sống - Ngày đăng: 06-07-2019
So sánh hai phương pháp thủy tinh hóa noãn khác nhau: một nghiên cứu tiến cứu bắt cặp trên cùng một nền tảng di truyền và phác đồ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 06-07-2019
Tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải và tỷ lệ IVF thành công ở phụ nữ không béo phì - Ngày đăng: 03-07-2019
Mối tương quan giữa chỉ số HDS đo bằng kỹ thuật SCSA và sẩy thai sớm trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-07-2019
Phân tích biểu hiện gen trên Cumulus-corona kết hợp với đánh giá hình thái phôi trong các chu kỳ chuyển đơn phôi làm tăng tỷ lệ thai sau chuyển phôi tươi và giảm thời gian mang thai - Ngày đăng: 05-07-2019
Trẻ thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ mắc ung thư hay không? - Ngày đăng: 02-07-2019
Vẫn còn chênh lệch lương theo giới tính của bác si Nội tiết Sinh sản/Vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK