Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 06-07-2019 2:43pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Các thông số phân tích từ các hình ảnh time- lapse mang lại nhiều lợi ích cho thực hành IVF. Như được dùng để xây dựng thuật toán mô hình tiên lượng tiềm năng của phôi như: hình thành phôi nang, khả năng làm tổ, phôi nguyên bội hoặc lệch bội…(Basile và cs. 2015; Motato và cs. 2016; Del Carmen và cs. 2016). Hơn nữa, đã có nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu lớn cho thấy rằng tỉ lệ trẻ sinh sống được cải thiện hơn 19% khi phôi được nuôi cấy và lựa chọn bằng time-lapse so với nuôi cấy thường lựa chọn phôi bằng hình thái (Fishel và cs. 2017). Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu xây dựng mô hình tiên lượng tỉ lệ trẻ sinh sống từ các thông số động học phôi bằng time-lapse.
 

Chính vì thế, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy đa biến để xây dựng thuật toán tiên lượng tỉ lệ trẻ sinh sống. Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ 781 phôi nang chuyển đơn phôi. Phôi được nuôi cấy trong hệ thống time-lapse và sử dụng phần mềm EmbryoViewer (Vitrolife) để phân tích hình ảnh và thông số động học.
Kết quả là:
  • Phôi được phân loại A, B, C hoặc D theo 2 thông số động học là thời điểm bắt đầu có khoang phôi (tSB) và khoảng thời gian hoàn tất nở rộng khoang (dB {tB (thời điểm khoang nở đầy)- tSB}). Phôi loại A: tSB £ 93,1h; loại B: tSB > 93,1h và dB £ 12,5 h; loại C: tSB > 93,1h và dB > 12,5h; còn loại D là không thấy bắt đầu có khoang có thể do sự phân mảnh che khuất hoặc sự hiện diện của nhiều không bào chứa đầy chất lỏng hoặc động học bất thường.
  • Phôi của loại D, C, B cho kết quả trẻ sinh ít hơn phôi hạng A, với tỉ lệ chênh lệch lần lượt là OR (D-A)= 0,3046; CI 95% 0,125 - 0,660; P <0,005; OR (C-A) = 0,6501 ; Cl 95% 0,373-1,118; P < 0,01; OR (B-A) = 0,7114; Cl 95% 0,505 - 1,001; P < 0,01.
  • Hơn nữa, giá trị p của thử nghiệm LRT (Likabilities Ratio Test) đã đưa bằng chứng mạnh mẽ về các phân loại phôi trong việc phân biệt giữa kết quả có trẻ sinh sống và không có sinh sống (p = 0,0101).
  • Tỉ lệ trẻ sinh sống khi chuyển đơn phôi nang loại A, B, C, D lần lượt là 52,5%, 39,2%, 31,4%, 13,2%
Nghiên cứu này là bằng chứng mạnh mẽ về ảnh hưởng của loại phôi-phân loại theo thông số động học từ hệ thống time-lapse đối với tỷ lệ trẻ sinh sống.

CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Time-lapse imaging algorithms rank human preimplantation embryos according to the probability of live birth, RBMO (2018); https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2018.05.016
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK