Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 06-07-2019 2:49pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Các yếu tố từ bố có thể ảnh hưởng đến thụ tinh và tỉ lệ thai lâm sàng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Một số nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, mức độ ổn định nhân tinh trùng có tương quan đến thành công thụ tinh trong ống nghiệm, và mối tương quan giữa tổn thương nhân tinh trùng với tỉ lệ thụ tinh, làm tổ thấp, tỉ lệ sẩy thai cao. Mức độ DNA tinh trùng phân mảnh cao (SDF>30%) có tương quan đến phôi phát triển chậm và tỉ lệ tạo phôi nang thấp hơn (Virro và cs., 2004, Nasr-Esfahani và cs., 2005). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại thấy tỉ lệ tạo phôi nang ở nhóm SDF > 30% hay SDF < 30% trong chu kỳ IVF không khác biệt. Và đã có giải thích rằng, IVF cũng chọn lọc tinh trùng như “tự nhiên”. Vậy liệu ICSI có cho kết quả phôi khác biệt đáng kể bởi chất lượng tinh trùng?
 

Để trả lời câu hỏi đó, nhóm tác giả ở Argentina đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định sự ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng với sự phát triển của phôi (tỉ lệ tạo phôi nang) và kết cục thai lâm sàng trong chu kỳ xin trứng-ICSI. Phân mảnh DNA tinh trùng được đo bằng TUNEL, và chia 2 nhóm: phân mảnh cao SDF ³ 15%, SDF < 15%. Đồng thời, những phôi không được chuyển hoặc trữ được nhuộm phân tích với dấu ấn con đường chết theo chương trình (apoptosis) để xem xét mức độ phân mảnh DNA cao sẽ hoạt hóa con đường apoptosis.

Kết quả thu được là:
  • Có mối tương quan nghịch giữa phân mảnh DNA tinh trùng với tỉ lệ tạo phôi nang (R = - 0,5); tuy nhiên không ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng
  • Những phôi từ tinh trùng DNA phân mảnh cao sẽ tương quan với mức độ phân mảnh DNA trong phôi bào cao hơn nhưng không hoạt hóa con đường apoptosis (9,1% vs 15,9%; p < 0,05)
  • Những phôi bào từ tinh trùng DNA phân mảnh cao (SDF ³ 15%) sẽ hoạt hóa con đường apoptosis cao hơn trong phôi ở nhóm SDF < 15% (21,9% vs 16,4%; p < 0,05)
Như vậy, phân mảnh DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch đến tỉ lệ tạo phôi nang và thai lâm sàng ngay cả khi chất lượng noãn tốt. Mức độ tổn thương DNA cao sẽ điều khiển phôi ngừng phát triển và hoạt hóa con đường chết theo chương trình.

CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Effect of sperm DNA fragmentation on embryo development: clinical and biological aspects, JBRA Assisted Reproduction (2017); doi: 10.5935/1518-0557.20170061

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK