Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 10-07-2019 9:08am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Ngày nay, việc phát hiện sớm ung thư và cải thiện phác đồ điều trị đã giúp tăng tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc ung thư một cách đáng kể. Tỷ lệ mắc ung thư ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khoảng 7% và tỷ lệ sống sót sau 5 năm đã tăng lên trong vài năm qua (Horner và cộng sự, 2011). Chính vì vậy, xu hướng trì hoãn sinh con cũng tăng lên ở số lượng phụ nữ mắc bệnh ung thư trước khi mang thai lần đầu (Martin và cộng sự, 2006). Tác động của liệu pháp điều trị ung thư đối với khả năng sinh sản trong tương lai đã đẩy lên mối lo ngại và bảo tồn khả năng sinh sản đang trở thành một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân ung thư. Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất mà bệnh nhân phải bảo tồn khả năng sinh sản (Jemal và cộng sự, 2009; Horner và cộng sự, 2011). Việc mất khả năng sinh sản ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống con người. Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (The American Society of Clinical Oncology) khuyến cáo bệnh nhân ung thư trong độ tuổi sinh sản nên được tư vấn về các lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản và sinh sản trong tương lai trước khi bắt đầu điều trị. Nghiên cứu của nhóm tác giả Alvarez đã thực hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn về mối liên hệ giữa các loại bệnh ung thư với đáp ứng khi kích thích buồng trứng nhằm đánh giá khả năng bảo tồn sinh sản trong tương lai.
 

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y học Sinh sản, Bệnh viện St Bartholomew, từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2014. Tổng cộng có 531 bệnh nhân nữ được chẩn đoán mắc ung thư được giới thiệu để tư vấn về bảo tồn khả năng sinh sản. Trong đó có 306 bệnh nhân đã thực hiện kích thích buồng trứng nhằm bảo quản noãn hoặc phôi. Các đặc điểm cơ bản về đáp ứng kích thích buồng trứng được phân tích ở năm nhóm chính: ung thư vú, ung thư máu, ung thư phụ khoa, ung thư đường tiêu hóa và các nhóm ung thư khác.

Kết quả của nghiên cứu đưa ra: ung thư chiếm tỉ lệ lớn là ung thư vú 47,4%; 25,8% ung thư máu; 13,7% ung thư phụ khoa; 6,5% ung thư đường tiêu hóa và 6,5% thuộc nhóm các loại ung thư khác. Bệnh nhân ung thư vú thường có tuổi lớn hơn các nhóm khác (P = 0,001). Bệnh nhân nhóm ung thư máu có số noãn trưởng thành thu được cao hơn (P = 0,003). Số lượng noãn trưởng thành thu được thấp hơn ở nhóm ung thư phụ khoa so với ung thư máu và ung thư vú (P = 0,005 và P = 0,045). Tỷ lệ thụ tinh tương đương giữa tất cả các nhóm. Tỷ lệ mang thai trên mỗi chu kỳ chuyển phôi là 43,75% và tỷ lệ mang thai tích lũy trên mỗi bệnh nhân là 54,5%. Tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi bệnh nhân là 22,72%.

Như vậy, nghiên cứu đã cung cấp nguồn dữ liệu lớn trên từng nhóm bệnh nhân ung thư riêng biệt và cho thấy hiệu quả mang thai ở bệnh nhân ung thư thực hiện bảo tồn khả năng sinh sản. Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thông tin có giá trị về sự thành công của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên do còn vài hạn chế nên cần có những nghiên cứu mở rộng nhằm củng cố thêm dữ liệu cho mối quan tâm trên.

Lê Thị Thu Thảo - Chuyên viên phôi học - IVFMD Tân Bình

Nguồn: Fertility preservation in female oncology patients: the influence of the type of cancer on ovarian stimulation response, Human Reproduction, Vol.0, No.0 pp. 1 –9, 2016, doi:10.1093/humrep/dew158
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK