Tin tức
on Sunday 14-07-2019 2:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
Nguyễn Ngọc Lan Thảo
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để sàng lọc lệch bội (PGT-A) đã được áp dụng ngày càng phổ biến trong điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là PGT-A có nên áp dụng đại trà cho tất cả các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm hay không.
Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016, một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện trên 600 bệnh nhân được xác định danh tính qua hồ sơ y tế điện tử tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Boston, Mỹ. Có 300 bệnh nhân mong muốn thực hiện PGT-A cho chu kỳ IVF đầu tiên (N = 300) được đối chứng bắt cặp theo độ tuổi, thời gian lấy noãn và số noãn thu được với 300 bệnh nhân IVF khác không thực hiện PGT-A. Tỉ lệ sinh sống cộng dồn được tính trên một chu kỳ chọc hút noãn, sau khi đã chuyển phôi tươi và phôi trữ hết các phôi tạo thành từ một chu kỳ chọc hút noãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy PGT-A không có ích về mặt tỷ lệ sinh sống cộng dồn cho một chu kỳ chọc hút noãn nhưng mang lại lợi ích đáng kể khi xem xét tỉ lệ sinh sống trên số chu kỳ chuyển phôi. Ở chu kỳ IVF đầu tiên, bệnh nhân < 38 tuổi mong muốn PGT-A có tỷ lệ sinh sống cộng dồn thấp hơn đáng kể (P < 0.001) so với nhóm đối chứng (49.4% vs 69.1%). Ngược lại, bệnh nhân ≥ 38 tuổi thực hiện PGT-A có tỷ lệ sinh sống cộng dồn trên một chu kỳ chọc hút noãn tương đương so với nhóm đối chứng trong khi tỷ lệ sinh sống tính trên chu kỳ chuyển phôi tăng gấp đôi (62.1% vs 31.7%; P < 0.001). Kết quả cho thấy có 25.3% bệnh nhân thực hiện PGT-A chu kỳ đầu và 2.3% bệnh nhân nhóm đối chứng không được chuyển phôi. Số bệnh nhân có tiền sử sẩy thai ≥ 2 lần trong nhóm PGT-A nhiều hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, tuy nhiên, phân tích cho thấy điều này không ảnh hưởng đến kết cục.
Kết quả nghiên cứu cho thấy PGT-A có thể có hại đối với bệnh nhân <38 tuổi tham gia chu kỳ IVF đầu tiên nhưng mang lại lợi ích cao nhất đối với bệnh nhân ≥38 tuổi. Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng để tư vấn cho bệnh nhân hướng điều trị tuỳ theo độ tuổi và số chu kỳ điều trị.
Nguồn: Lauren A. Murphy; Emily A. Seidler; Denis A. Vaughan; Nina Resetkova; Alan S. Penzias; Thomas L. Toth; Kim L. Thornton; Denny Sakkas.
https://www.medscape.com/viewarticle/908768
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để sàng lọc lệch bội (PGT-A) đã được áp dụng ngày càng phổ biến trong điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là PGT-A có nên áp dụng đại trà cho tất cả các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm hay không.
Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016, một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện trên 600 bệnh nhân được xác định danh tính qua hồ sơ y tế điện tử tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Boston, Mỹ. Có 300 bệnh nhân mong muốn thực hiện PGT-A cho chu kỳ IVF đầu tiên (N = 300) được đối chứng bắt cặp theo độ tuổi, thời gian lấy noãn và số noãn thu được với 300 bệnh nhân IVF khác không thực hiện PGT-A. Tỉ lệ sinh sống cộng dồn được tính trên một chu kỳ chọc hút noãn, sau khi đã chuyển phôi tươi và phôi trữ hết các phôi tạo thành từ một chu kỳ chọc hút noãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy PGT-A không có ích về mặt tỷ lệ sinh sống cộng dồn cho một chu kỳ chọc hút noãn nhưng mang lại lợi ích đáng kể khi xem xét tỉ lệ sinh sống trên số chu kỳ chuyển phôi. Ở chu kỳ IVF đầu tiên, bệnh nhân < 38 tuổi mong muốn PGT-A có tỷ lệ sinh sống cộng dồn thấp hơn đáng kể (P < 0.001) so với nhóm đối chứng (49.4% vs 69.1%). Ngược lại, bệnh nhân ≥ 38 tuổi thực hiện PGT-A có tỷ lệ sinh sống cộng dồn trên một chu kỳ chọc hút noãn tương đương so với nhóm đối chứng trong khi tỷ lệ sinh sống tính trên chu kỳ chuyển phôi tăng gấp đôi (62.1% vs 31.7%; P < 0.001). Kết quả cho thấy có 25.3% bệnh nhân thực hiện PGT-A chu kỳ đầu và 2.3% bệnh nhân nhóm đối chứng không được chuyển phôi. Số bệnh nhân có tiền sử sẩy thai ≥ 2 lần trong nhóm PGT-A nhiều hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, tuy nhiên, phân tích cho thấy điều này không ảnh hưởng đến kết cục.
Kết quả nghiên cứu cho thấy PGT-A có thể có hại đối với bệnh nhân <38 tuổi tham gia chu kỳ IVF đầu tiên nhưng mang lại lợi ích cao nhất đối với bệnh nhân ≥38 tuổi. Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng để tư vấn cho bệnh nhân hướng điều trị tuỳ theo độ tuổi và số chu kỳ điều trị.
Nguồn: Lauren A. Murphy; Emily A. Seidler; Denis A. Vaughan; Nina Resetkova; Alan S. Penzias; Thomas L. Toth; Kim L. Thornton; Denny Sakkas.
https://www.medscape.com/viewarticle/908768
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sàng lọc tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh bằng đo độ bão hòa oxy máu - Ngày đăng: 14-07-2019
Một số lời khuyên khi tìm kiếm tạp chí để nộp bản thảo - Ngày đăng: 14-07-2019
Mối liên quan giữa yếu tố ROS trong môi trường nuôi cấy với sự phát triển của giao tử và phôi. - Ngày đăng: 14-07-2019
Các thông số liên quan đến số lượng bản sao DNA ti thể của phôi nang người: biết được gì từ lớp tế bào lá nuôi sinh thiết? - Ngày đăng: 14-07-2019
Phòng ngừa Streptococcus nhóm B khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 14-07-2019
Tỉ lệ sinh sống cộng dồn ở các trường hợp tiên lượng kém - Ngày đăng: 14-07-2019
Có nên chuyển đơn phôi? - Ngày đăng: 14-07-2019
Sự trưởng thành noãn in vitro được cải thiện bằng việc đồng nuôi cấy với tế bào cumulus từ noãn trưởng thành - Ngày đăng: 10-07-2019
Bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ ung thư: ảnh hưởng của các loại ung thư lên đáp ứng kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 10-07-2019
Sự nén nội mạc tử cung dưới tác động của progesterone và tỷ lệ thai diễn tiến ở các chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 10-07-2019
Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng với sự phát triển của phôi: về khía cạnh lâm sàng và sinh học - Ngày đăng: 06-07-2019
Vai trò của progesterone trong dọa sẩy thai: Sự khác biệt giữa các loại progesterone - Ngày đăng: 06-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK