Tin tức
on Tuesday 16-07-2019 11:19am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Hữu Duy – IVF Vạn Hạnh
Một trong những lý do phổ biến gây nên sự thất bại làm tổ của phôi được cho là do lệch bội nhiễm sắc thể trong phôi giai đoạn trước làm tổ. Xét nghiệm di truyền lệch bội phôi trước làm tổ (PGT-A) là một trong những nỗ lực hiện tại trong ngành thụ tinh trong ống nghiệm nhằm tăng tỷ lệ mang thai. Tuy nhiên, hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy kết quả di truyền thu được sau sinh thiết phôi bào (phôi giai đoạn phân chia) hoặc sinh thiết tế bào lá nuôi phôi (Trophectoderm – TE) ở phôi nang có thể không phản ánh chính xác tình trạng di truyền thực sự của phôi do sự hiện diện của hiện tượng khảm ở phôi, và do đó độ tin cậy của PGT hiện tại vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
Hiện tại, có rất ít nghiên cứu tiến hành so sánh mức độ tương quan trong kết quả sinh thiết giữa TE và khối tế bào bên trong (inner cell mass – ICM). Ở các phôi được sử dụng để chuyển phôi, việc thực hiện sinh thiết ICM là điều không thể; do đó, sinh thiết ICM chỉ có thể được thực hiện hoặc trên phôi được hiến tặng cho nghiên cứu hoặc trên phôi được chẩn đoán trước đây là lệch bội. Do vậy, tác giả Lawrenz và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ không tương đồng về chẩn đoán mẫu nhiễm sắc thể và phôi giữa các mẫu sinh thiết lấy từ phôi bào, TE và ICM và qua đó làm sáng tỏ độ tin cậy của PGT-A được thực hiện trong môi trường lâm sàng hàng ngày.
Đây là một nghiên cứu mô tả quan sát, được thực hiện tại một trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm tư nhân tại Abu Dhabi, thuộc Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017. Tuổi trung bình của vợ là 33,9 tuổi (24 - 46 tuổi) và số phôi trung bình được sinh thiết cho mỗi cặp vợ chồng là 2,2 (1 – 7 phôi). Sinh thiết phôi bào được thực hiện ở giai đoạn phôi phân chia ngày 3 (D3) nhằm kịp có kết quả xét nghiệm di truyền để lựa chọn phôi chuyển vào ngày 5 hoặc ngày 6 và do theo quy định của pháp luật UAE về thụ tinh trong ống nghiệm là không được trữ phôi thường quy. Để xác nhận kết quả di truyền trong phôi không được chọn để chuyển, sinh thiết bổ sung TE ở giai đoạn phôi nang (BLASTO-TE) cũng như của ICM (BLASTO-ICM) được thực hiện vào ngày 5. Chỉ những phôi nang dư, không được chọn để chuyển phôi và không được trữ lạnh theo luật thụ tinh trong ống nghiệm mới được đưa vào nghiên cứu.
Sau khi áp dụng các tiêu chuẩn nhận/loại, nghiên cứu bao gồm 39 bệnh nhân với 84 phôi sinh thiết. So sánh tất cả các mẫu sinh thiết (D3/BLASTO–ICM/BLASTO–TE) trên mỗi phôi đã chứng minh rằng 50 trong số 84 phôi (59,5%) cho thấy sự tương đồng trong cả ba kết quả (tương đồng hoàn toàn). Ba mươi bốn phôi (40,4%) có ít nhất hai kết quả trái ngược giữa ba mẫu sinh thiết, bất kể chẩn đoán phôi (lệch bội / nguyên bội) có tương đồng hay không, hoặc ở các phôi lệch bội có sự nhất quán của các kiểu nhiễm sắc thể hay không. Chín phôi (10,7%) có sự không tương đồng hoàn toàn giữa cả ba mẫu sinh thiết. Kết quả dương tính giả giữa D3/BLASTO–TE, D3/BLASTO–ICM và BLASTO–TE/BLASTO–ICM lần lượt là 26,4% (14 trường hợp)/30,2% (16 trường hợp) và 7,5% (3 trường hợp) với độ đồng thuận Kappa giữa các phương pháp này lần lượt là 0,647, 0,553 và 0,857. Do đó, độ tin cậy của D3/BLASTO–TE, D3/BLASTO–ICM và BLASTO–TE/BLASTO–ICM có thể được hiểu là đáng kể, vừa phải và gần như hoàn hảo. Hạn chế của nghiên cứu này là có thể có sự sai lệch trong tỷ lệ tương đồng/không tương đồng vì các phôi được chọn để chuyển không được sinh thiết ở ngày 5.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sự không tương đồng rõ ràng giữa ba cách tiếp cận khác nhau đối với PGT-A, qua đó cho thấy những hạn chế của xét nghiệm di truyền và nhấn mạnh sự cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu khác trong tương lai để cải thiện tính chính xác của kết quả PGT-A. Cho đến lúc đó, các chuyên gia hỗ trợ sinh sản sẽ vẫn phải tiếp tục đưa ra các quyết định đầy thách thức về việc chuyển hay bỏ phôi trong bối cảnh bằng chứng hiện tại vẫn chưa cho thấy độ tin cậy của kết quả di truyền.
Hiện tại, có rất ít nghiên cứu tiến hành so sánh mức độ tương quan trong kết quả sinh thiết giữa TE và khối tế bào bên trong (inner cell mass – ICM). Ở các phôi được sử dụng để chuyển phôi, việc thực hiện sinh thiết ICM là điều không thể; do đó, sinh thiết ICM chỉ có thể được thực hiện hoặc trên phôi được hiến tặng cho nghiên cứu hoặc trên phôi được chẩn đoán trước đây là lệch bội. Do vậy, tác giả Lawrenz và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ không tương đồng về chẩn đoán mẫu nhiễm sắc thể và phôi giữa các mẫu sinh thiết lấy từ phôi bào, TE và ICM và qua đó làm sáng tỏ độ tin cậy của PGT-A được thực hiện trong môi trường lâm sàng hàng ngày.
Đây là một nghiên cứu mô tả quan sát, được thực hiện tại một trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm tư nhân tại Abu Dhabi, thuộc Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017. Tuổi trung bình của vợ là 33,9 tuổi (24 - 46 tuổi) và số phôi trung bình được sinh thiết cho mỗi cặp vợ chồng là 2,2 (1 – 7 phôi). Sinh thiết phôi bào được thực hiện ở giai đoạn phôi phân chia ngày 3 (D3) nhằm kịp có kết quả xét nghiệm di truyền để lựa chọn phôi chuyển vào ngày 5 hoặc ngày 6 và do theo quy định của pháp luật UAE về thụ tinh trong ống nghiệm là không được trữ phôi thường quy. Để xác nhận kết quả di truyền trong phôi không được chọn để chuyển, sinh thiết bổ sung TE ở giai đoạn phôi nang (BLASTO-TE) cũng như của ICM (BLASTO-ICM) được thực hiện vào ngày 5. Chỉ những phôi nang dư, không được chọn để chuyển phôi và không được trữ lạnh theo luật thụ tinh trong ống nghiệm mới được đưa vào nghiên cứu.
Sau khi áp dụng các tiêu chuẩn nhận/loại, nghiên cứu bao gồm 39 bệnh nhân với 84 phôi sinh thiết. So sánh tất cả các mẫu sinh thiết (D3/BLASTO–ICM/BLASTO–TE) trên mỗi phôi đã chứng minh rằng 50 trong số 84 phôi (59,5%) cho thấy sự tương đồng trong cả ba kết quả (tương đồng hoàn toàn). Ba mươi bốn phôi (40,4%) có ít nhất hai kết quả trái ngược giữa ba mẫu sinh thiết, bất kể chẩn đoán phôi (lệch bội / nguyên bội) có tương đồng hay không, hoặc ở các phôi lệch bội có sự nhất quán của các kiểu nhiễm sắc thể hay không. Chín phôi (10,7%) có sự không tương đồng hoàn toàn giữa cả ba mẫu sinh thiết. Kết quả dương tính giả giữa D3/BLASTO–TE, D3/BLASTO–ICM và BLASTO–TE/BLASTO–ICM lần lượt là 26,4% (14 trường hợp)/30,2% (16 trường hợp) và 7,5% (3 trường hợp) với độ đồng thuận Kappa giữa các phương pháp này lần lượt là 0,647, 0,553 và 0,857. Do đó, độ tin cậy của D3/BLASTO–TE, D3/BLASTO–ICM và BLASTO–TE/BLASTO–ICM có thể được hiểu là đáng kể, vừa phải và gần như hoàn hảo. Hạn chế của nghiên cứu này là có thể có sự sai lệch trong tỷ lệ tương đồng/không tương đồng vì các phôi được chọn để chuyển không được sinh thiết ở ngày 5.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sự không tương đồng rõ ràng giữa ba cách tiếp cận khác nhau đối với PGT-A, qua đó cho thấy những hạn chế của xét nghiệm di truyền và nhấn mạnh sự cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu khác trong tương lai để cải thiện tính chính xác của kết quả PGT-A. Cho đến lúc đó, các chuyên gia hỗ trợ sinh sản sẽ vẫn phải tiếp tục đưa ra các quyết định đầy thách thức về việc chuyển hay bỏ phôi trong bối cảnh bằng chứng hiện tại vẫn chưa cho thấy độ tin cậy của kết quả di truyền.
Nguồn: B Lawrenz, I El Khatib, A Liñán, A Bayram, A Arnanz, R Chopra, N De Munck, H M Fatemi, The clinicians´ dilemma with mosaicism—an insight from inner cell mass biopsies, Human Reproduction, Volume 34, Issue 6, June 2019, Pages 998–1010, https://doi.org/10.1093/humrep/dez055.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) cần thiết trong trường hợp nào? - Ngày đăng: 14-07-2019
Sàng lọc tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh bằng đo độ bão hòa oxy máu - Ngày đăng: 14-07-2019
Một số lời khuyên khi tìm kiếm tạp chí để nộp bản thảo - Ngày đăng: 14-07-2019
Mối liên quan giữa yếu tố ROS trong môi trường nuôi cấy với sự phát triển của giao tử và phôi. - Ngày đăng: 14-07-2019
Các thông số liên quan đến số lượng bản sao DNA ti thể của phôi nang người: biết được gì từ lớp tế bào lá nuôi sinh thiết? - Ngày đăng: 14-07-2019
Phòng ngừa Streptococcus nhóm B khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 14-07-2019
Tỉ lệ sinh sống cộng dồn ở các trường hợp tiên lượng kém - Ngày đăng: 14-07-2019
Có nên chuyển đơn phôi? - Ngày đăng: 14-07-2019
Sự trưởng thành noãn in vitro được cải thiện bằng việc đồng nuôi cấy với tế bào cumulus từ noãn trưởng thành - Ngày đăng: 10-07-2019
Bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ ung thư: ảnh hưởng của các loại ung thư lên đáp ứng kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 10-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK