Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 25-07-2019 2:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận 

Lựa chọn phôi tiềm năng tốt để chuyển là thiết yếu để cải thiện kết cục thai kỳ điều trị IVF. Mặc dù hình thái phôi có thể là yếu tố tiên đoán kết cục thai, nhưng tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn được phôi ngày 2 hoặc ngày 3 tốt nhất bằng hình thái vẫn còn hạn chế. Hiện nay, nuôi cấy phôi kết hợp hệ thống time lapse cung cấp nhiều hình ảnh thông số về sự phát triển phôi, và là công cụ lựa chọn phôi để chuyển. 

Sự chuyển động của phôi bào (blastomere movement - BMov) xảy ra sau khi tế bào phân chia lần đầu tiên ghi nhận bằng hệ thống time-lapse. Đã có báo cáo cho rằng tiềm năng phát triển đến phôi nang không bị ảnh hưởng bởi chuyển động phôi bào sau lần phân bào thứ nhất (Yang và cs., 2015). Ngược lại, sự chuyển động phôi bào sau lần phân bào thứ nhất có tương quan xấu với sự phát triển phôi (Ebner và cs., 2017). Hơn nữa, có rất ít nghiên cứu mối tương quan của BMov với kết cục thai kỳ.

Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích chuyển động của phôi bào ở chu kỳ phân bào đầu tiên để xác định mối tương quan của nó với sự phát triển chất lượng phôi và kết cục thai kỳ. Tổng số 1096 phôi được nuôi cấy trong hệ thống time-lapse EmbryoScope và SET phôi tươi ngày 2. BMov được phân tích cả về kiểu và thời gian diễn ra. Kiểu BMov được phân thành ba nhóm trong nghiên cứu, cụ thể là: (1) Nảy (bouncing) - phôi bào thu nhỏ thoáng nhanh rồi sau đó nở rộng ra lại; (2) lắc lư (wobbling) - có sóng chuyển động ở tế bào chất và màng làm phôi bào thay đổi hình dạng liên tục, (3) vặn vẹo và tạo phân mảnh (twist-and-crumble). Thời gian diễn ra BMov (dBMov) giữa lần phân bào thứ nhất (t2-2 phôi bào) và thứ 2 (t3-3 phôi bào), tính tỉ lệ dBMov trong giai đoạn 2 phôi bào (dBMov/(t3-t2)). Đánh giá hình thái kích cỡ phôi bào và phân mảnh sau lần phân bào thứ nhất theo tiêu chuẩn Veeck (1996).
Kết quả:
  • dBMov sau lần phân chia thứ nhất là 3,88±0,07h và giá trị dBMov/(t3–t2) là 0,389 ± 0,007h
  • Tần suất xuất hiện kiểu BMov giảm dần lần lượt là kiểu nảy, vặn vẹo, lắc lư. Hơn nữa, giá trị dBMov/(t3–t2) trong kiểu lắc lư và vặn vẹo cao hơn đáng kể kiểu nảy (p < 0,0001)
  • Cả kiểu và giá trị dBMov/(t3–t2) đều có tương quan đáng kể đến phân chia thứ nhất không đối xứng đồng đều, hình thành phân mảnh và chất lượng phôi ngày 2 theo hình thái
  • Phân tích hồi quy đa biến giá trị dBMov/(t3-t2) cao hơn đáng kể tương quan đến việc giảm tỉ lệ thai diễn tiến, ngay cả sau khi điều chỉnh các thông số khác (OR: 0,399; p = 0,0419)
  • Thời gian PN xếp đóng và biến mất tương quan đáng kể đến giá trị dBMov/(t3-t2).
Như vậy, phôi có thời gian chuyển động sau lần phân chia thứ nhất kéo dài có tương quan đến việc trì hoãn biến mất PN và phân chia thứ nhất, và sẽ cho kết quả thai diễn tiến thấp hơn sau khi SET phôi tươi ngày 2. Qua đó, cho thấy chuyển động này được đề xuất như là một thông số trong hệ thống time-lapse giúp lựa chọn phôi chuyển ở giai đoạn phân chia.

Nguồn: Prolonged blastomere movement induced by the delay of pronuclear fading and first cell division adversely affects pregnancy outcomes after fresh embryo transfer on Day 2: a time-lapse study, 2019, RBM Online, doi:10.1016/j.rbmo.2018.12.014


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK