Tin tức
on Tuesday 30-07-2019 10:02am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Hồ Lan Trâm – IVFMD Tân Bình.
Hóa trị và xạ trị là phương pháp phổ biến để điều trị ung thư, tuy nhiên, điều này có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Trữ tinh trùng là giải pháp cho nhóm đối tượng bệnh nhân trưởng thành trước khi được tiến hành điều trị, tuy nhiên, ở nhóm trẻ em chưa có khả năng sinh tinh thì không áp dụng được. Vì vậy, một số trung tâm đã ứng dụng phương pháp trữ đông mô tinh hoàn với hy vọng rằng trong tương lai sẽ có những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mới có thể hữu ích cho các trường hợp bệnh nhân này. Tuy nhiên, thực tế các công nghệ bảo tồn sinh sản không được trang bị ở các bệnh viện nhóm bé trai này đang được điều trị. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tiến hành thiết lập và đánh giá tính khả dụng của 1 mạng lưới các trung tâm cùng sử dụng một quy trình chung để cung cấp dịch vụ bảo quản mô tinh hoàn thử nghiệm cho bệnh nhân có nguy cơ vô sinh cao từ phương pháp điều trị y tế của họ. Nghiên cứu thực hiện trên mẫu mô tinh hoàn được thu nhận từ 189 bệnh nhân. Các trung tâm thực hiện sinh thiết tinh hoàn tại chỗ, mô tinh hoàn được tập trung xử lý tại ĐH Pittsburgh. Nhóm nghiên cứu phải kiểm tra các mô tinh hoàn chịu tác động của tuổi tác, chẩn đoán và tác động của hóa trị đối với các tế bào dòng tinh. Trọng lượng mô và sự hiện diện của các tế bào mầm được ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình là 7,9 (SD = 5), trong khoảng từ 5 tháng tuổi đến 34 tuổi. Khối lượng mô trong giới hạn từ trung bình: 411,3 mg (SD = 837.3) và 14,4 - 6880,2 mg. Về chẩn đoán bệnh, khối u ác tính (n = 118) là nguyên nhân phổ biến chính cho trữ mô tinh hoàn, tiếp đó là các bệnh về máu (n=45) và trường hợp các bệnh khác (n = 26). 39% bệnh nhân (n = 74) đã hóa trị trước khi trữ mô. Trong tất cả 189 bệnh nhân được thu thập mẫu, 137 bệnh nhân được phân tích hóa mô miễn dịch thì trong đó có 132 mẫu cho thấy có sự hiện diện của các tế bào tinh trùng chưa biệt hóa tăng theo độ tuổi. Số lượng tinh nguyên bào ở mỗi mặt cắt ống sinh tinh tăng dần cho đến khoảng 11 tuổi và tiếp tục tăng nhanh sau đó. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số lượng các tế bào tinh trùng chưa biệt hóa giữa các chẩn đoán khác nhau cũng như được hóa trị trước khi trữ lạnh.
Kết quả từ mô hình mạng lưới các trung tâm của nghiên cứu cho thấy việc sinh thiết mô tinh hoàn và trữ lạnh khả thi ở những bệnh nhân từ 5 tháng tuổi – 34 tuổi, nghiên cứu đề xuất tất cả bệnh nhân nên được tư vấn về bảo tồn sinh sản trước khi bước vào điều trị. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các tế bào gốc và tế bào tiền thân ống sinh tinh chưa biệt hóa vẫn có thể phục hồi từ mô tinh hoàn trữ lạnh của bệnh nhân trong giai đoạn đầu điều trị và chưa được tiến hành liệu pháp điều trị cắt bỏ. Hạn chế ở nghiên cứu này là một nghiên cứu mô tả về các mô tinh hoàn thu được từ những bệnh nhân có nguy cơ vô sinh. Chức năng của tinh trùng thu nhận từ mô trữ đông không thể được kiểm tra bằng cách cấy ghép do cỡ mẫu hạn chế.
Nguồn: Testicular tissue cryopreservation: 8 years of experience from a coordinated network of academic centers. Human Reproduction, Volume 34, Issue 6, June 2019, Pages 966–977, https://doi.org/10.1093/humrep/dez04
Kết quả từ mô hình mạng lưới các trung tâm của nghiên cứu cho thấy việc sinh thiết mô tinh hoàn và trữ lạnh khả thi ở những bệnh nhân từ 5 tháng tuổi – 34 tuổi, nghiên cứu đề xuất tất cả bệnh nhân nên được tư vấn về bảo tồn sinh sản trước khi bước vào điều trị. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các tế bào gốc và tế bào tiền thân ống sinh tinh chưa biệt hóa vẫn có thể phục hồi từ mô tinh hoàn trữ lạnh của bệnh nhân trong giai đoạn đầu điều trị và chưa được tiến hành liệu pháp điều trị cắt bỏ. Hạn chế ở nghiên cứu này là một nghiên cứu mô tả về các mô tinh hoàn thu được từ những bệnh nhân có nguy cơ vô sinh. Chức năng của tinh trùng thu nhận từ mô trữ đông không thể được kiểm tra bằng cách cấy ghép do cỡ mẫu hạn chế.
Nguồn: Testicular tissue cryopreservation: 8 years of experience from a coordinated network of academic centers. Human Reproduction, Volume 34, Issue 6, June 2019, Pages 966–977, https://doi.org/10.1093/humrep/dez04
Các tin khác cùng chuyên mục:
CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG NGÀY CHỌC HÚT GIÚP DỰ ĐOÁN TỶ LỆ THỤ TINH THẤP TRONG CHU KỲ IVF CỔ ĐIỂN - Ngày đăng: 29-07-2019
ACID BÉO OMEGA-3 VÀ ĐIỀU TRỊ IVF - Ngày đăng: 29-07-2019
Các vấn đề tranh luận trong ART: những lưu ý và nguy cơ đối với nuôi cấy phôi không gián đoạn - Ngày đăng: 26-07-2019
Mối tương quan giữa BMI mẹ và động học phôi - Ngày đăng: 25-07-2019
Sự phát triển, sức khoẻ và khả năng vận động của trẻ sinh ra sau PGD - Ngày đăng: 25-07-2019
Chuyển động phôi bào kéo dài do tiền nhân biến mất chậm và đợt phân bào thứ nhất bị trì hoãn sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kết cục thai kỳ sau khi chuyển phôi tươi ngày 2: nghiên cứu time-lapse - Ngày đăng: 25-07-2019
Các phôi có chuyển đoạn không cân bằng sẽ bị trì hoãn phát triển thông qua hình ảnh phôi time-lapse - Ngày đăng: 25-07-2019
Chất lượng nhân tinh trùng trong mẫu tinh trùng dị dạng và mối tương quan của nó với kết cục ICSI - Ngày đăng: 23-07-2019
Nuôi cấy 3D giúp cải thiện sự phát triển của nang noãn thứ cấp trên mô hình bò - Ngày đăng: 22-07-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng với đặc điểm phôi học và kết quả điều trị ICSI của nhóm bệnh nhân vô sinh không do yếu tố nam giới - Ngày đăng: 22-07-2019
Kết quả SCSA liên quan đến tỉ lệ giảm độ di động sau khi xuất tinh ở các mẫu tinh trùng yếu - Ngày đăng: 18-07-2019
PGT-A không xâm lấn bằng cfDNA từ môi trường nuôi cấy phôi nang - Ngày đăng: 18-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK