Tin tức
on Monday 29-07-2019 1:16am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Thu Thảo - IVFMD Tân Bình
Chavarro và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 18.555 người phụ nữ cho thấy acid béo không bão hoà như Omega-3 và Omega-6 không liên quan đến quá trình không thụ tinh sau rụng trứng. Năm 2018, nghiên cứu của Wise và cộng sự, Omega-3 giúp giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, nó còn tăng nồng độ progesterone và giảm nguy cơ không rụng trứng.
Omega-3 ảnh hưởng tinh trùng thế nào? Thành phần lipid màng tinh trùng ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tinh trùng và DHA là một acid béo chính trong tinh trùng người. Sự thiếu hụt DHA là dấu hiệu điển hình của nam giới vô sinh. Ngoài ra, khả năng vận động của tinh trùng cũng liên quan với lượng DHA, EPA và Omega-3. Nghiên cứu Esmaeili (2015) ở 226 người đàn ông OAT chia làm 2 nhóm thử nghiệm với liều DHA 1,84g/ ngày và giả dược. Nhóm người sử dụng dầu cá có EPA và DHA có sự cải thiện đáng kể về tổng số tinh trùng và khả năng di động.
Gần đây, Chiu (2018) nghiên cứu trên 136 chu kỳ IVF có tỉ lệ thai lâm sàng là 46% và 47% có trẻ sinh sống. Nồng độ Omega -3 liên quan đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu này cỡ mẫu nhỏ. Và hiện nay, chưa có nghiên cứu quy mô lớn về tác dụng điều trị theo chế độ ăn giàu Omega-3 trước IVF.
Như vậy, có thể thấy Omega-3 phần nào đó có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh sản của con người. Omega-3 ảnh hưởng đến khả năng vận động và hình thái của tinh trùng. Những người đàn ông tiêu thụ lượng lớn dầu cá có sự gia tăng ham muốn tình dục cao hơn và giảm thời gian mang thai (Gaskins và cộng sự, 2018). Có mối tương quan tích cực về chế độ ăn uống giàu Omega-3 của phụ nữ mang thai tự nhiên, tuy nhiên với cặp vợ chồng vô sinh chưa có nghiên cứu lớn. Các dữ liệu về tác động của Omega-3 lên điều trị IVF còn hạn chế, vì vậy trong tương lai cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác động của Omega-3 lên trước và trong điều trị IVF.
Nguồn: Amir Lass, Andrea Belluzzi, Omega-3 polyunsaturated fatty acids and in-vitro fertilization treatment, Reproductive BioMedicine Online (2018). doi:https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2018.10.008
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các vấn đề tranh luận trong ART: những lưu ý và nguy cơ đối với nuôi cấy phôi không gián đoạn - Ngày đăng: 26-07-2019
Mối tương quan giữa BMI mẹ và động học phôi - Ngày đăng: 25-07-2019
Sự phát triển, sức khoẻ và khả năng vận động của trẻ sinh ra sau PGD - Ngày đăng: 25-07-2019
Chuyển động phôi bào kéo dài do tiền nhân biến mất chậm và đợt phân bào thứ nhất bị trì hoãn sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kết cục thai kỳ sau khi chuyển phôi tươi ngày 2: nghiên cứu time-lapse - Ngày đăng: 25-07-2019
Các phôi có chuyển đoạn không cân bằng sẽ bị trì hoãn phát triển thông qua hình ảnh phôi time-lapse - Ngày đăng: 25-07-2019
Chất lượng nhân tinh trùng trong mẫu tinh trùng dị dạng và mối tương quan của nó với kết cục ICSI - Ngày đăng: 23-07-2019
Nuôi cấy 3D giúp cải thiện sự phát triển của nang noãn thứ cấp trên mô hình bò - Ngày đăng: 22-07-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng với đặc điểm phôi học và kết quả điều trị ICSI của nhóm bệnh nhân vô sinh không do yếu tố nam giới - Ngày đăng: 22-07-2019
Kết quả SCSA liên quan đến tỉ lệ giảm độ di động sau khi xuất tinh ở các mẫu tinh trùng yếu - Ngày đăng: 18-07-2019
PGT-A không xâm lấn bằng cfDNA từ môi trường nuôi cấy phôi nang - Ngày đăng: 18-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK