Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 19-04-2016 10:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Dù giai đoạn làm mẹ là một trải nghiệm đáng giá, nhưng đa phần các bà mẹ đều cho rằng những đêm mất ngủ và những cơn giận dữ là bất lợi cho tuổi tác. Tuy nhiên, một nghiên cứu gây ngạc nhiên lại gợi ý rằng một phụ nữ càng có nhiều con thì càng chậm già đi.
 

 
Trên tờ báo “PLOS One”, các nhà nghiên cứu tiết lộ những phụ nữ có nhiều con hơn thì có đoạn đầu mút nhiễm sắc thể (telomere) dài hơn những phụ nữ có ít con hơn.
 
Telomere là những đầu ở đoạn mút từng nhánh DNA, có nhiệm vụ bảo vệ nhiễm sắc thể của chúng ta – những cấu trúc dạng sợi mảnh, chứa tất cả thông tin di truyền – khỏi tổn thương. Mỗi khi một tế bào sao chép, telomere trở nên ngắn lại. Cuối cùng chúng trở nên ngắn đến mức không thể bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm nhiễm sắc thể trở nên nhạy cảm với tổn thương, dẫn tới việc làm cho các tế bào tiến tới lão hoá và ngừng hoạt động một cách hiệu quả. Trước đây, các nghiên cứu trên động vật đều ủng hộ “giả thuyết tiền sử cuộc sống”, gợi ý rằng hoạt động sinh sản càng cao có liên quan tới việc gia tăng tiến trình lão hoá sinh học.
 
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất này, được tiến hành bởi Giáo sư (GS) Pablo Nepomnaschy và Cindy Barha – đều đến từ Đại học Fraser ở Canada – phủ nhận giả thuyết này. Nhóm nghiên cứu tuyển chọn 75 phụ nữ Kaqchikel Mayan từ 2 cộng đồng láng giềng ở các vùng cao nguyên phía Tây Nam của Guatemala, ghi nhận những phụ nữ này đã sinh được bao nhiêu đứa con trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Ở thời điểm bắt đầu giai đoạn nghiên cứu kéo dài 13 năm này, nhóm nghiên cứu đo đạc chiều dài đoạn telomere từ các mẫu nước bọt. Chiều dài đoạn telomere được đo lần nữa khi nghiên cứu kết thúc, nhưng thông qua mẫu phết miệng.
 
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ có số lượng con sinh ra còn sống trong giai đoạn nghiên cứu kéo dài 13 năm có đoạn telomere dài hơn những người có số con còn sống ít hơn, mỗi một trẻ được sinh ra thêm có liên quan tới 0,059 đơn vị telomere dài hơn. Các kết quả trên vẫn còn tồn tại sau khi hiệu chỉnh các yếu tố có khả năng ảnh hưởng, bao gồm tuổi của những người phụ nữ, tuổi của họ khi sinh đứa con đầu tiên, tuổi vào năm 2013, các thói quen sinh hoạt hằng ngày và thu nhập của gia đình. Bình luận về các phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Phân tích của chúng tôi cho thấy việc gia tăng số lượng con sau quan sát kéo dài 13 năm đã làm suy giảm việc ngắn đi của các đoạn telomere, và điều này gợi ý rằng, trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi, việc có nhiều con hơn có thể làm chậm tốc độ tiến triển của quá trình lão hoá tế bào”.
 
GS Nepomnaschy đưa ra giả thuyết rằng các phát hiện của họ có thể được giải thích bởi một sự gia tăng nồng độ hormone estrogen trong quá trình mang thai. “Estrogen có chức năng như một chất có khả năng chống oxy hoá, bảo vệ các tế bào chống lại việc ngắn lại của các đoạn telomere” – GS. giải thích. Hơn thế nữa, GS. Nepomnaschy cho rằng môi trường xã hội có thể có vai trò trong mối quan hệ giữa số con mà một người phụ nữ có và tiến trình lão hoá của cô ấy, lưu ý rằng những phụ nữ tham gia nghiên cứu này mà có nhiều con thì đã có được sự hỗ trợ xã hội nhiều hơn từ gia đình và bạn bè. “Sự hỗ trợ nhiều hơn dẫn đến một sự gia tăng nguồn năng lượng chuyển hoá có thể phân phối lại cho việc duy trì mô, từ đó làm chậm quá trình lão hoá” – GS. bổ sung thêm.
 
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các nghiên cứu trong tương lai nên khảo sát mối quan hệ giữa tần suất sinh sản và quá trình lão hoá sinh học ở những phụ nữ từ các sắc tộc và nền tảng xã hội khác nhau.
 
(Nguồn: medicalnewstoday 1/2016)
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiểu đúng về hiểm hoạ zika virus - Ngày đăng: 31-03-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK