Tin tức
on Monday 29-02-2016 8:10am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Hê Thanh Nhã Yến
Sinh non tự phát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chu sinh. Ở phụ nữ mang song thai, tỷ lệ sinh non cao hơn gấp 5 – 6 lần (Iams, 2008), vì vậy việc dự phòng sinh non hiệu quả rất cần thiết cho nhóm đối tượng nguy cơ này. Mặt khác, chiều dài kênh cổ tử cung ngắn (<25 mm) liên quan đến sinh non và sinh cực non trên song thai (To, 2006). Kết quả từ tổng quan hệ thống và phân tích gộp cho thấy đo chiều dài kênh cổ tử cung trên siêu âm là phương pháp lựa chọn nhằm tầm soát nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai không triệu chứng (Romero, 2010).
Mới đây, tại Tây Ban Nha, một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành với mục tiêu đánh giá hiệu quả của vòng nâng cổ tử cung trong việc hạn chế sinh non ở phụ nữ mang song thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn trên siêu âm ngả âm đạo (PECEP-Twins). Kết cuộc chính của nghiên cứu là tỷ lệ sinh non < 34 tuần.
Trong thời gian gần 3,5 năm (từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2014), 2287 phụ nữ mang song thai từ 18 – 22 tuần được siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài kênh cổ tử cung. Trong đó có 154 phụ nữ có kết quả đo ≤ 25 mm (# 6,7%). Sau khi được tư vấn và ký đồng thuận tham gia nghiên cứu, có 137 trong 154 phụ nữ được ngẫu nhiên phân chia vào nhóm can thiệp đặt vòng nâng cổ tử cung (n = 68) và nhóm theo dõi không can thiệp (n = 66).
Sau khi phân tích theo quyết định điều trị (intention-to-treat), tỷ lệ sinh non < 34 tuần tuổi thai trong nhóm can thiệp thấp hơn nhóm không can thiệp có ý nghĩa thống kê (16,2% so với 39,4%; nguy cơ tương đối 0,41: khoảng tin cậy 95%: 0,22 – 0,76). Việc sử dụng vòng nâng cổ tử cung còn làm giảm tỷ lệ sinh nhẹ cân < 2500 gram (p = 0,01). Tử suất và bệnh suất sơ sinh cũng được đánh giá và khác biệt không ý nghĩa giữa 2 nhóm.
Từ kết quả khả quan này, tác giả đề xuất việc sử dụng vòng nâng cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ sinh non ở phụ nữ mang song thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn phát hiện trên siêu âm ngả âm đạo.
Nguồn: Maria Goya, Cervical pessary to prevent preterm birth in women with twin gestation and sonographic short cervix: a multicenter randomized controlled trial (PECEP-Twins), Amer Jour of Obs, Feb 2016.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều trị hiếm muộn không làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở trẻ - Ngày đăng: 22-02-2016
Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 17-02-2016
Các hướng xử trí mới đối với hội chứng niệu dục thời kì mãn kinh - Ngày đăng: 17-02-2016
Có thể chẩn đoán tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua xét nghiệm máu - Ngày đăng: 17-02-2016
Tăng cân giữa các lần mang thai làm tăng nguy cơ tử vong trẻ nhũ nhi. - Ngày đăng: 03-02-2016
Caffeine trong thai kỳ: lượng trung bình không ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ - Ngày đăng: 02-02-2016
Nên sử dụng kháng sinh nào trước phẫu thuật cắt tử cung để dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu - Ngày đăng: 28-01-2016
Aspirin giúp tăng cơ hội có thai - Ngày đăng: 25-01-2016
Tiếp xúc với thuốc lá kể cả chủ động và bị động đều gây ra vô sinh và mãn kinh sớm - Ngày đăng: 25-01-2016
Khoai tây làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 22-01-2016
Khuyến cáo mới của ACOG trong sử dụng Magnesium Sulfate - Ngày đăng: 21-01-2016
Kiểm soát chất lượng không khí đóng vai trò rất quan trọng trong IVF - Ngày đăng: 18-01-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK