Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 22-02-2016 5:11pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Nguyễn Thị Nhã Đan

Trẻ sinh ra từ những phương pháp điều trị hiếm muộn không bị tăng nguy cơ chậm phát triển so với những trẻ sinh ra từ thụ thai tự nhiên, đây là kết luận từ một nghiên cứu lớn của Mỹ được thực hiện bởi Viện Y Tế Quốc Gia.

Nghiên cứu này kiểm tra quá trình phát triển của những trẻ sinh ra tại New York từ năm 2008 đến 2010. Các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh các điểm số về sự phát triển của 1830 trẻ sinh ra từ những phương pháp điều trị hiếm muộn bao gồm: IVF, ICSI, thụ tinh nhân tạo với hơn 3000 trẻ em được hình thành từ thụ thai tự nhiên.



Kết quả được công bố trên JAMA Pediatrics đã chứng minh rằng trẻ em ở cả 2 nhóm có điểm số phát triển tương đương nhau từ khi sinh ra đến 3 tuổi.

Tiến sỹ Edwina Yeung, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu của mình, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về tác động có thể có của những phương pháp điều trị hiếm muộn trên sự phát triển của trẻ em ở Mỹ. Kết quả của chúng tôi mang đến niềm tin và động lực cho hàng ngàn cặp vợ chồng đang theo đuổi việc điều trị hiếm muộn để tìm kiếm đứa con thân yêu của họ.”

Tuy nhiên, kết quả chung cho thấy nhóm trẻ sinh ra từ hỗ trợ sinh sản có chỉ số phát triển chậm hơn nhóm sinh ra từ thụ thai tự nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu giải thích rằng sự khác nhau này do tỉ lệ song thai ở nhóm điều trị hiếm muộn cao hơn.

Để giải thích vấn đề này rõ hơn, Tiến sỹ Yeung cho biết những thai kỳ song thai thường có nguy cơ sinh non, và chính vì sinh non nên những trẻ này thường phát triển chậm hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Và khi so sánh sự phát triển ở những cặp song sinh sau điều trị hiếm muộn với những cặp song sinh tự nhiên thì cho thấy không có sự khác biệt.

Sự phát triển của trẻ được đánh giá vào các khoảng thời gian khác nhau cho đến khi trẻ được 3 tuổi dựa vào bảng câu hỏi theo độ tuổi và giai đoạn, nhằm đánh giá sự phát triển trong 5 lĩnh vực chính: kỹ năng vận động tinh tế, kỹ năng vận động thô, kỹ năng giao tiếp, hoạt động cá nhân và xã hội, khả năng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, do một số chức năng không thể được đánh giá khi 3 tuổi, trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phát triển của trẻ đến 8 tuổi.

NHS Choices cho biết rằng trong thiết kế nghiên cứu này các nhà nghiên cứu không thể đánh giá nguyên nhân và hệ quả, và có thể không loại trừ mối liên quan giữa IVF và sự chậm phát triển ở trẻ. Nhưng kết quả cho thấy hiện tại không có bằng chứng thuyết phục mối liên hệ như vậy tồn tại.

Nguồn: Fertility treatments do not increase risk of developmental delay
http://www.BioNews.org.uk
Từ khóa: hiếm muộn
Các tin khác cùng chuyên mục:
Aspirin giúp tăng cơ hội có thai - Ngày đăng: 25-01-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK