Tin tức
on Tuesday 02-02-2016 8:48am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Danh sách những thứ mà thai phụ phải tránh là rất dài. Và điều tệ hơn là, tại thời điểm mà thai phụ lúc nào cũng thấy mỏi mệt, các chuyên gia y tế lại khuyến cáo nên hạn chế lượng caffeine nhập. Nhưng những người sắp làm mẹ có thể cảm thấy an ủi khi 1 nghiên cứu mới gợi ý rằng việc tiêu thụ lượng caffeine trung bình trong thai kỳ sẽ không ảnh hưởng tới trí thông minh của con họ.
Theo nghiên cứu mới, thai phụ có thể tiêu thụ lượng trung bình caffeine mà không cần lo lắng về ảnh hưởng của caffeine lên chỉ số thông minh của con họ.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở Columbus, Ohio, Hoa Kỳ và được công bố trên tạp chí “American Journal of Epidemiology”.
Thai phụ thường được khuyên không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày, vì caffeine có thể qua được nhau thai. Mặc dù cơ thể thai phụ có thể dung nạp lượng caffeine cao hơn, chuyển hoá của trẻ vẫn tiếp tục hoàn thiện và do đó, không thể chuyển hoá toàn bộ caffeine. Hơn thế nữa, caffeine làm tăng huyết áp và nhịp tim của bà mẹ, và điều này không được khuyến cáo trong suốt thai kỳ. Những thức uống thường được nghi ngờ có chứa caffeine là trà và cà phê, nhưng trong thành phần của sô cô la, sô đa và một số thuốc trị đau đầu bán tại quầy thuốc cũng có caffeine.
Để điều tra sâu hơn về tác động có thể có của việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ lên nhận thức hoặc hành vi của trẻ về sau, các nhà nghiên cứu, đứng đầu bởi TS. Mark A. Klebanoff từ Bệnh viện Nhi Quốc gia, phân tích một chỉ dấu của caffeine trong máu của 2.197 thai phụ. Những phụ nữ này tham gia vào Dự án Cộng tác Chu sinh, được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau tại Hoa Kỳ từ năm 1959 đến năm 1974 – thời điểm mà các nhà nghiên cứu cho rằng lượng caffeine tiêu thụ trong thai kỳ cao hơn hiện tại, cho thấy có ít lo ngại liên quan tới an toàn khi sử dụng caffeine. Do nghiên cứu được tiến hành tại thời điểm lượng nhập caffeine của bà mẹ cao hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng họ có thể đánh giá được khoảng biến thiên của lượng caffeine nhập rộng hơn so với ở thai phụ hiện nay. Hoạt chất mà các nhà nghiên cứu khảo sát là paraxanthine, chất chuyển hoá chính của caffeine. Họ khảo sát chất này tại 2 thời điểm trong thai kỳ và so sánh những nồng độ này với IQ cũng như hành vi của trẻ khi trẻ được 4 và 7 tuổi.
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy mối quan hệ bất lợi giữa lượng caffeine mà thai phụ nhập trong thai kỳ với nhận thức hoặc hành vi của trẻ khi trẻ được 4 hay 7 tuổi” – TS. Klebanoff phát biểu, đồng thời cho rằng nghiên cứu của họ là một trong những nghiên cứu đầu tiên chú ý vào tác động của caffeine phơi nhiễm trong tử cung lên IQ và hành vi của trẻ.
Đồng tác giả của nghiên cứu, TS. Sarah Keim, bình luận về các phát hiện của họ: “Chúng tôi xem như các kết quả của mình đảm bảo một lần nữa cho các thai phụ về việc tiêu thụ lượng trung bình caffeine hoặc lượng tương đương với 1 hay 2 tách cà phê 1 ngày”.
Để hình dung về 200mg caffeine: 1 tách cà phê 8 oz (236,5 ml) chứa khoảng 95mg, và 1 tách trà đen chứa gần 50mg caffeine. Trong khi đó, trà xanh chứa khoảng 24-45mg. Tuy nhiên, lượng caffeine nhập qua sô cô la có thể tăng lên một cách bất ngờ, trong 100g sô cô la đen có trung bình 45mg caffeine.
(Nguồn: medicalnewstoday 11/2015)
Thai phụ thường được khuyên không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày, vì caffeine có thể qua được nhau thai. Mặc dù cơ thể thai phụ có thể dung nạp lượng caffeine cao hơn, chuyển hoá của trẻ vẫn tiếp tục hoàn thiện và do đó, không thể chuyển hoá toàn bộ caffeine. Hơn thế nữa, caffeine làm tăng huyết áp và nhịp tim của bà mẹ, và điều này không được khuyến cáo trong suốt thai kỳ. Những thức uống thường được nghi ngờ có chứa caffeine là trà và cà phê, nhưng trong thành phần của sô cô la, sô đa và một số thuốc trị đau đầu bán tại quầy thuốc cũng có caffeine.
Để điều tra sâu hơn về tác động có thể có của việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ lên nhận thức hoặc hành vi của trẻ về sau, các nhà nghiên cứu, đứng đầu bởi TS. Mark A. Klebanoff từ Bệnh viện Nhi Quốc gia, phân tích một chỉ dấu của caffeine trong máu của 2.197 thai phụ. Những phụ nữ này tham gia vào Dự án Cộng tác Chu sinh, được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau tại Hoa Kỳ từ năm 1959 đến năm 1974 – thời điểm mà các nhà nghiên cứu cho rằng lượng caffeine tiêu thụ trong thai kỳ cao hơn hiện tại, cho thấy có ít lo ngại liên quan tới an toàn khi sử dụng caffeine. Do nghiên cứu được tiến hành tại thời điểm lượng nhập caffeine của bà mẹ cao hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng họ có thể đánh giá được khoảng biến thiên của lượng caffeine nhập rộng hơn so với ở thai phụ hiện nay. Hoạt chất mà các nhà nghiên cứu khảo sát là paraxanthine, chất chuyển hoá chính của caffeine. Họ khảo sát chất này tại 2 thời điểm trong thai kỳ và so sánh những nồng độ này với IQ cũng như hành vi của trẻ khi trẻ được 4 và 7 tuổi.
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy mối quan hệ bất lợi giữa lượng caffeine mà thai phụ nhập trong thai kỳ với nhận thức hoặc hành vi của trẻ khi trẻ được 4 hay 7 tuổi” – TS. Klebanoff phát biểu, đồng thời cho rằng nghiên cứu của họ là một trong những nghiên cứu đầu tiên chú ý vào tác động của caffeine phơi nhiễm trong tử cung lên IQ và hành vi của trẻ.
Đồng tác giả của nghiên cứu, TS. Sarah Keim, bình luận về các phát hiện của họ: “Chúng tôi xem như các kết quả của mình đảm bảo một lần nữa cho các thai phụ về việc tiêu thụ lượng trung bình caffeine hoặc lượng tương đương với 1 hay 2 tách cà phê 1 ngày”.
Để hình dung về 200mg caffeine: 1 tách cà phê 8 oz (236,5 ml) chứa khoảng 95mg, và 1 tách trà đen chứa gần 50mg caffeine. Trong khi đó, trà xanh chứa khoảng 24-45mg. Tuy nhiên, lượng caffeine nhập qua sô cô la có thể tăng lên một cách bất ngờ, trong 100g sô cô la đen có trung bình 45mg caffeine.
(Nguồn: medicalnewstoday 11/2015)
Từ khóa: Caffeine trong thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nên sử dụng kháng sinh nào trước phẫu thuật cắt tử cung để dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu - Ngày đăng: 28-01-2016
Aspirin giúp tăng cơ hội có thai - Ngày đăng: 25-01-2016
Tiếp xúc với thuốc lá kể cả chủ động và bị động đều gây ra vô sinh và mãn kinh sớm - Ngày đăng: 25-01-2016
Khoai tây làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 22-01-2016
Khuyến cáo mới của ACOG trong sử dụng Magnesium Sulfate - Ngày đăng: 21-01-2016
Kiểm soát chất lượng không khí đóng vai trò rất quan trọng trong IVF - Ngày đăng: 18-01-2016
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ đái tháo đường Type 2 - Ngày đăng: 06-01-2016
So sánh hai phác đồ sáng lọc đái tháo đường thai kỳ một bước và hai bước - Ngày đăng: 28-12-2015
Mối liên quan của chỉ khối cơ thể người chồng với tỷ lệ giới tính trẻ sinh sống sau điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 23-12-2015
Thực phẩm có trữ lượng chất bảo vệ thực vật cao làm giảm chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 20-12-2015
Một mình ánh sáng mặt trời không cung cấp đủ vitamin D trong suốt thai kỳ - Ngày đăng: 17-12-2015
Mối liên quan của môi trường nuôi cấy phôi và tỷ lệ thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 17-12-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK