Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 17-12-2015 9:51pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Thai ngoài tử cung là một biến cố gây nên nhiều tác hại, nó chiếm tới 3 – 4% trong tất cả những nguyên nhân gây tử vong trong thai kỳ. Mối liên quan của việc điều trị hỗ trợ sinh sản và thai ngoài tử cung từ lâu đã được nhắc đến.  So với thai kỳ tự nhiên, thai kỳ sau TTTON chuyển phôi tươi có nguy cơ bị thai ngoài tử cung cao gấp 2,5 – 5 lần. Đã có những chứng cứ chứng minh mối liên quan của bệnh lý tai vòi, sự rối loạn chức năng của cơ tử cung và tiềm năng làm tổ của phôi với nguy cơ thai ngoài tử cung sau TTTON.  Phương án thường được đề xuất để giảm biến cố này là chuyển phôi ngày 5 hoặc trữ phôi sau đó chuyển phôi trữ, tuy nhiên cho dù vậy thai ngoài tử cung vẫn xảy ra.


Một nghiên cứu hồi cứu vừa được đăng trên tạp chí Fertility and Sterility số tháng 12/2015  của nhóm tác giả ở Bắc Kinh đã phân tích dữ liệu từ 23,481 chu kỳ TTTON chuyển phôi tươi ngày 3 cho thấy có mối liên quan giữa môi trường nuôi cấy phôi và tỷ lệ thai ngoài tử cung. Có 3 loại môi trường được sử dụng là G5 (Vitrolife) 8686 bệnh nhân, G5 plus (Vitrolife) 7706 bệnh nhân và Global (IVF Online) 7089 bệnh nhân. Tỷ lệ thai lâm sàng lần lượt ở 3 nhóm G5, G5 plus và Global lần lượt là 44,43%, 43,34% và 41,25%, nhóm sử dụng môi trường G5, G5 plus có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng môi trường Global. Bên cạnh đó, tỷ lệ thai ngoài tử cung ở nhóm G5 plus (3,89%) và nhóm Global (4,04%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm G5 (3,01%). Giải thích cho sự liên quan này, các tác giả đưa ra giả thuyết có thể do tự tương tác của phôi và những thành phần các protein trong mỗi loại môi trường gây ra sự khác biệt này.

Giới hạn của nghiên cứu là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu nên cần thêm những nghiên cứu tiến cứu trong tương lai để làm rõ thêm cho điều này. Thêm nữa, nghiên cứu này chỉ so sánh 3 loại môi trường thông dụng trên thị trường, nếu có thể thực hiện thêm những nghiên cứu trên các loại môi trường khác trên thị trường sẽ tăng độ mạnh của nghiên cứu và chứng minh rõ hơn cho mối liên quan này.  Tuy vậy, đây là một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn, có ý nghĩa giúp các chuyên gia hỗ trợ sinh sản tham khảo trong việc lựa chọn môi trường nuôi cấy phôi.

 BS Lê Văn Khánh- Bệnh viện Mỹ Đức
 
Nguồn: http://www.fertstert.org/article/S0015-0282(15)01875-0/abstract
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK