Tin tức
on Thursday 17-12-2015 3:22am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị Nội tiết châu Âu tại Dublin, Ireland, mặc dù vùng Địa Trung Hải có lượng ánh sáng mặt trời cao, thai phụ ở đây vẫn thường xuyên có nồng độ vitamin D thấp trong suốt thai kỳ. Phát hiện này có thể giúp làm giảm xuất độ các bệnh lý liên quan tới việc thiếu vitamin D trong giai đoạn đầu của trẻ, bao gồm tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, những rối loạn trong quá trình hình thành xương, nguy cơ cao hơn mổ lấy thai khẩn cấp và sinh non.
Thông thường mọi người vẫn tin rằng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quan trọng trong việc duy trì nồng độ vitamin D bình thường trong máu và từ đó thừa nhận rằng những phụ nữ ở vùng Địa Trung Hải có nguy cơ thiếu vitamin D thấp hơn so với phụ nữ ở phía Nam châu Âu. Tuy nhiên, ở những nước như Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, tình trạng thiếu vitamin D gặp ở tới 90% dân số phụ nữ mang thai.
Nghiên cứu này cho thấy các thói quen về chủng tộc, xã hội và văn hoá làm mất tác dụng có lợi từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lên nồng độ vitamin D. BS. Karras Spiros và các đồng nghiệp tại Đại học Aristotle của Thesaloniki, Hy Lạp thực hiện một bài tổng quan hệ thống về nồng độ vitamin D trên 2649 thai phụ và 1802 trẻ sơ sinh. Họ nghiên cứu hiệu quả của một số yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), chủng tộc, tình trạng kinh tế - xã hội, loại da, thời gian mang thai, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, lượng nhập canxi và vitamin D, tình trạng hút thuốc, thời điểm sinh con trong năm và các biến chứng sản khoa. Họ phát hiện ra rằng những yếu tố dự đoán tốt nhất cho tình trạng thiếu vitamin D của mẹ bao gồm màu da sậm, chủng tộc và thói quen ăn mặc.
BS. Karras phát biểu: “Thai phụ thiếu vitamin D có thể có nguy cơ gặp nhiều rắc rối và biến chứng khác nhau cao hơn, cho cả họ và con của họ. Việc nhận ra tầm quan trọng của vitamin D lên toàn bộ sức khoẻ là hết sức cấp bách cho thai phụ và cộng đồng y khoa”.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2015)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên quan của môi trường nuôi cấy phôi và tỷ lệ thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 17-12-2015
Liệu việc trở thành cha mẹ có làm chúng ta cảm thấy cực nhọc? - Ngày đăng: 15-12-2015
Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ đái tháo đường ở cả mẹ và con - Ngày đăng: 15-12-2015
Điều trị sớm azithromycin làm giảm các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới nặng ở trẻ khò khè - Ngày đăng: 24-11-2015
Làm việc trong nhiều giờ liên tục và mang vác nặng có thể dẫn tới khó có thai - Ngày đăng: 23-11-2015
Stress trong giai đoạn mang thai có thể làm biến đổi hệ vi sinh của âm đạo, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ - Ngày đăng: 18-11-2015
Cân nặng của mẹ trong thai kỳ đầu tiên có thể ảnh hưởng tới đứa con thứ hai - Ngày đăng: 16-11-2015
Vòng âm đạo bằng silicon giúp bảo vệ những phụ nữ kém may mắn chống lại HIV, HERPES - Ngày đăng: 03-11-2015
Sử dụng kháng sinh sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ - Ngày đăng: 30-10-2015
Liệu pháp duy trì giảm gò bằng progesterone đường âm đạo - Ngày đăng: 22-10-2015
Kết cuộc thai kỳ của những trường hợp giảm thai trong song thai so với song thai không giảm thai - Ngày đăng: 20-10-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK