Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 23-12-2015 1:30pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Lê Văn Khánh
 
Tỷ lệ người trưởng thành thừa cân và béo phì đang ngày càng tăng và đang dần trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới. Tình trạng thừa cân, béo phì còn được dành nhiều sự quan tâm vì nó có mối lien quan đến các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường type II, ung thư và bệnh lý tim mạch. Trong vài thập kỷ gần đây, mối liên quan giữa tỷ lệ thừa cân, béo phì và khả năng sinh sản cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu.

Đã có nhiều bằng chứng chứng minh phụ nữ thừa cân, béo phì sẽ làm giảm khả năng sinh sản, tuy nhiên mối liên quan của thừa cân, béo phì với khả năng sinh sản của người đàn ông thì vẫn chưa rõ ràng, theo tổng quan hệ thống của Mac Donald và cộng sự được đăng trên tạp chí Human Reproduction Update năm 2013.

Đã có một số nghiên cứu chứng minh các yếu tố sau có mối liên quan đến tỷ lệ giới tính ở thai nhi như tuổi cha hoặc mẹ lớn hơn 40 tuổi, đa thai, ba hoặc mẹ hút thuốc lá, loại kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ICSI hay IVF cổ điển), chuyển phôi nang, loại môi trường nuôi cấy phôi. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) của nam giới và tỷ lệ giới tính của trẻ sau điều trị hỗ trợ sinh sản. Do đó, các nhà nghiên cứu đến từ Cơ sở 3, bệnh viện Đại học Bắc Kinh đã tiến hành nghiên cứu nhằm chứng minh mối liên quan này, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility số tháng 12/2015.

Có 8,490 người đàn ông từ các cặp vợ chồng vô sinh có chỉ định điều trị hỗ trợ sinh sản được đưa vào nghiên cứu. Những người này được chia thành 3 nhóm cân nặng dựa theo phân loại của WHO: nhóm cân nặng bình thường 18.50 kg/m2 ≤ BMI < 25.00 kg/m2; nhóm thừa cân: 25.00 kg/m2 ≤ BMI < 30.00 kg/m2; và nhóm béo phì: BMI ≥ 30 kg/m2. Các cặp vợ chồng này được trải qua quá trình điều trị IVF cổ điển hoặc ICSI. Sau 8,490 chu kỳ điều trị với tỷ lệ trẻ sinh sống là 39,12% các nhà nghiên cứu đã phân tích và cho ra các kết quả như sau.

Đối với tỷ lệ trẻ sinh sống, không có sự khác biệt giữa các nhóm BMI bình thường, thừa cân hay béo phì. Phân tích riêng ở nhóm sinh sống đơn thai, tỷ lệ giới tính ở trẻ sinh sống (được tính bằng tỷ lệ bé trai/tỷ lệ bé gái) ở nhóm nam giới thừa cần, béo phì cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nam giới có BMI trong mức bình thường (1,27 vs 1,07; p=0,044), kết quả trên được đưa ra sau khi đã phân tích loại trừ các yếu tố liên quan khác. Chỉ số tỷ lệ giới tính của trẻ sinh sống trong từng nhóm bệnh nhân cũng được so sánh ở những trường hợp sinh đa thai tuy nhiên kết quả phân tích không thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người nam giới thừa cân, béo phì trải qua chu kỳ điều trị HTSS nếu được đơn thai sinh sống thì tỷ lệ sinh ra bé trai nhiều hơn bé gái. Đây mới chỉ là một nghiên cứu khảo sát, lần đầu tiên được thực hiện để nghiên cứu về vấn đề này nên còn cần them nhiều bằng chứng nữa để có thể khẳng định giá trị tiên lượng của BMI của người bố đối với tỷ lệ giới tính của trẻ sinh ra từ HTSS.

Nguồn: Fertility and Sterility® Vol. 104, No. 6, December 2015, Pages 1406-1410
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK