Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 31-03-2016 10:09am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS Hê Thanh Nhã Yến



Tháng 5/2015, dịch địa phương của Zika virus được báo động đầu tiên tại khu vực thuộc châu Mỹ của Brazil; đến nay siêu vi này đã lây nhiễm ở hầu hết các nước thuộc châu Mỹ. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), có đến 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo ca nhiễm virus Zika. Với tốc độ lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt nguy cơ lây nhiễm cho phụ nữ mang thai và những biến chứng cho trẻ sơ sinh, các chuyên gia của tổ chức CDC đã phát hành rộng rãi tài liệu truyền thông về Zika virus và những biện pháp hữu ích nhằm dự phòng đại dịch này ("Updated Interim Guidelines for Health Care Providers Caring for Pregnant Women and Women of Reproductive Age with Possible Zika Virus Exposure”). Tài liệu này giúp giải đáp nhiều vấn đề cấp thiết liên quan đến mối hiểm hoạ toàn cầu từ Zika virus.

- Zika virus là gì?
  • Siêu vi thuộc họ Flavi.
  • Được phân lập lần đầu từ khỉ Rhesus, năm 1947.
  • Được đặt tên theo tên khu rừng Zika ở Uganda.

- Zika virus lây lan như thế nào?
  •  Muỗi Aedes đốt và truyền virus từ người nhiễm sang người lành (tương tự sốt xuất huyết).
  •  Muỗi thường đốt vào ban ngày.

- Biểu hiện nhiễm Zika virus?
  • Không đặc hiệu: sốt, phát ban, đau khớp, mắt đỏ.
  • Hiếm khi chết vì nhiễm Zika virus.

- Khu vực nào hiện nhiễm Zika virus?
  • Khó xác định và luôn thay đổi.
  • Trước 2015, virus đã bùng phát ở châu Phi, Đông Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương.
  • Tháng 5/2015, ca nhiễm đầu tiên ở Brazil được báo cáo và nhanh chóng lan qua các quốc gia châu Mỹ.
  • Cần cập nhật khu vực lưu hành của virus trên các trang thông tin của CDC (http://www.cdc.gov/zika).

- Cần chuẩn bị những gì khi phải đi đến những khu vực này?
  • Tránh muỗi, côn trùng và ve đốt: dùng thuốc chống muỗi côn trùng có chứa EPA (DEET, picaridin, IRIR353), quần áo tay dài, ủng, vớ,…
  • Ngủ mùng, ngủ phòng có máy điều hoà, tránh khu vực bụi rậm cả ngày.
  • Khi bị muỗi, côn trùng đốt:
  1.  Tránh gãi hay chà xát
  2.   Lấy ngay muỗi và côn trùng ra khỏi cơ thể
  3.   Tắm rửa sạch sẽ
  4.   Kiểm tra vết đốt trên cơ thể và thoa kem chống ngứa

- Ai có nguy cơ cao nhiễm Zika virus?­
  • Đang sống hoặc từng du lịch đến vùng dịch tễ.
  • Và/hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Zika virus.
 

- Zika virus gây biến chứng gì trên thai?
  • Virus có thể nhiễm từ phụ nữ mang thai sang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
  • Nhiễm Zika virus có thể liên quan: teo não, chậm phát triển não bộ, khiếm thị, khiếm thính
  • Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định rõ mối quan hệ này.
  • Phụ nữ không mang thai nhiễm Zika virus hầu như không có nguy cơ cao bị dị tật thai ở thai kỳ sắp tới.

- Phòng tránh nhiễm Zika virus bằng cách nào?
  • Phụ nữ mang thai ở bất kỳ tuổi thai nào nên trì hoãn việc du lịch đến khu vực dịch tễ của virus Zika.
  • Nếu đang sống ở khu vực dịch tễ, cần:
  1.  Phòng tránh muỗi đốt nghiêm ngặt.
  2.  Vệ sinh cá nhân.
  3.  Kiểm tra, giặt giũ kỹ chăn giường.
  4.  Phát quang bụi rậm, ao tù quanh nhà.
  5.  Cập nhật thông tin về đại dịch.

- Phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm Zika virus cần làm xét nghiệm gì?
  • Các xét nghiệm cần làm: RT-PCR Zika virus, kháng thể IgM Zika virus và kháng thể trung hoà trong huyết thanh.
  • Phụ nữ mang thai có du lịch đến vùng dịch tễ và/hoặc có triệu chứng nghi ngờ nên được xét nghiệm kháng thể Zika virus trong thời gian 2-12 tuần sau khi trở về.
  • Phụ nữ mang thai đang sống ở vùng dịch tễ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nên được xét nghiệm kháng thể Zika virus trong 1 tuần đầu sau khởi phát triệu chứng.
  • Diễn giải kết quả rất phức tạp, cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

- Phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm Zika virus cần được theo dõi như thế nào?
  • Xét nghiệm kháng thể IgM nên được lặp lại.
  • Siêu âm thai mỗi 3-4 tuần nhằm phát hiện sớm dị tật thai, teo não hoặc thai chậm tăng trưởng.
  • Xét nghiệm tìm RNA của virus Zika trong nhau thai, dây rốn và máu cuống rốn ngay sau sinh.
  • Giá trị chẩn đoán và tiên lượng của xét nghiệm RT-PCR dịch ối hiện chưa được khảo sát.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK