Tin tức
on Friday 11-03-2016 3:09pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. DS. Huỳnh Thị Ngọc Ngân
Việc sử dụng đậu nành có thể rất tốt cho những phụ nữ đang điều trị vô sinh, vì các chất trong đậu nành có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi tác nhân bisphenol A, một chất sinh ra từ chai đựng nước hoặc các dụng cụ đựng thức ăn làm từ nhựa. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism.
Chúng ta bị phơi nhiễm với bisphenol A (BPA) khi ăn các thực phẩm hoặc uống nước chứa trong các dụng cụ, chai, lọ làm bằng nhựa. BPA có thể bắt chước estrogen, một trong hai hormon sinh dục chính của nữ.
Các số liệu từ trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC) cho thấy trên 96% người Mỹ có chứa một lượng chất BPA trong cơ thể của họ.
Các nghiên cứu cảnh báo rằng BPA có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, và các nghiên cứu cũng cho rằng BPA có thể là tác nhân góp phần gây rối loạn chức năng sinh sản. Đồng thời chúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị vô sinh.
Các thực phẩm làm từ đậu nành đã được biết có thể giúp phòng chống bệnh tăng cholesterol máu, ung thư và loãng xương; cũng như hạn chế tình trạng nóng bừng và giúp giảm cân. Đậu nành có chứa hàm lượng cao isoflavon, một loại estrogen thực vật đã được biết như phytosterol.
Trong khi các lợi ích của đậu nành đã được đặt ra, thì các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy rằng chế độ ăn giàu đậu nành có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe có liên quan đến phơi nhiễm BPA.
Ăn đậu nành thường xuyên tốt hơn cho thụ tinh trong ống nghiệm
Tiến sĩ Jorge E. Chavarro – Đại học Y tế Công cộng Harvard, Brigham và bệnh viện phụ sản, đại học Y Harvard ở Boston, MA – và các đồng nghiệp đã phát hiện một mối liên quan giữa phơi nhiễm BPA, chế độ ăn và tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Đối tượng tham gia gồm 239 phụ nữ, tuổi từ 18-45, đã từng một hoặc nhiều lần điều trị theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trong khoảng thời gian từ năm 2007-2012 tại Bệnh viện phụ sản Trung tâm Massachusetts.
Các phụ nữ này đã được tham gia vào nghiên cứu “môi trường và sức khỏe sinh sản” (EARTH), một nghiên cứu tiếp diễn theo dõi những ảnh hưởng của môi trường và chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe sinh sản.
Hàm lượng BPA được định lượng từ mẫu nước tiểu. Đồng thời các phụ nữ này cũng được hỏi những câu hỏi về lối sống để đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các thực phẩm từ đậu nành. Kết quả cho thấy 176 phụ nữ có sử dụng các thức ăn từ đậu nành.
Chúng ta bị phơi nhiễm với bisphenol A (BPA) khi ăn các thực phẩm hoặc uống nước chứa trong các dụng cụ, chai, lọ làm bằng nhựa. BPA có thể bắt chước estrogen, một trong hai hormon sinh dục chính của nữ.
Các số liệu từ trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC) cho thấy trên 96% người Mỹ có chứa một lượng chất BPA trong cơ thể của họ.
Các nghiên cứu cảnh báo rằng BPA có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, và các nghiên cứu cũng cho rằng BPA có thể là tác nhân góp phần gây rối loạn chức năng sinh sản. Đồng thời chúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị vô sinh.
Các thực phẩm làm từ đậu nành đã được biết có thể giúp phòng chống bệnh tăng cholesterol máu, ung thư và loãng xương; cũng như hạn chế tình trạng nóng bừng và giúp giảm cân. Đậu nành có chứa hàm lượng cao isoflavon, một loại estrogen thực vật đã được biết như phytosterol.
Trong khi các lợi ích của đậu nành đã được đặt ra, thì các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy rằng chế độ ăn giàu đậu nành có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe có liên quan đến phơi nhiễm BPA.
Ăn đậu nành thường xuyên tốt hơn cho thụ tinh trong ống nghiệm
Tiến sĩ Jorge E. Chavarro – Đại học Y tế Công cộng Harvard, Brigham và bệnh viện phụ sản, đại học Y Harvard ở Boston, MA – và các đồng nghiệp đã phát hiện một mối liên quan giữa phơi nhiễm BPA, chế độ ăn và tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Đối tượng tham gia gồm 239 phụ nữ, tuổi từ 18-45, đã từng một hoặc nhiều lần điều trị theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trong khoảng thời gian từ năm 2007-2012 tại Bệnh viện phụ sản Trung tâm Massachusetts.
Các phụ nữ này đã được tham gia vào nghiên cứu “môi trường và sức khỏe sinh sản” (EARTH), một nghiên cứu tiếp diễn theo dõi những ảnh hưởng của môi trường và chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe sinh sản.
Hàm lượng BPA được định lượng từ mẫu nước tiểu. Đồng thời các phụ nữ này cũng được hỏi những câu hỏi về lối sống để đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các thực phẩm từ đậu nành. Kết quả cho thấy 176 phụ nữ có sử dụng các thức ăn từ đậu nành.
Thụ tinh trong ống nghiệm sẽ dễ thành công hơn nếu phụ nữ thường xuyên dùng các thức ăn từ đậu nành để bảo vệ họ khỏi BPA.
So với những phụ nữ có hàm lượng BPA trong nước tiểu thấp, những người có hàm lượng BPA trong nước tiểu cao và những người ít ăn thực phẩm từ đậu nành có tỉ lệ cấy phôi thành công cũng như tỉ lệ mang thai cho đến khi thai phát hiện được bằng siêu âm thấp hơn. Tỉ lệ trẻ sống sau khi sinh của những người phụ nữ này cũng nhỏ hơn. Đối với những phụ nữ thường xuyên ăn đậu nành, nồng độ BPA không làm ảnh hưởng đến hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm.
Tiến sĩ Russ Hauser cho biết:
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giải thích được cách tác động bảo vệ cơ thể của đậu nành và tìm ra câu trả lời làm thế nào để chống lại tác hại của BPA cũng như các hóa chất khác bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn.
“Mặc dù những phụ nữ đang mong muốn có con được khuyên nên cố gắng giảm nguy cơ phơi nhiễm với BPA, nhưng từ nghiên cứu này cho thấy chế độ ăn có thể giúp giảm các tác hại do phơi nhiễm BPA, một hóa chất mà hầu như không thể tránh khỏi sự phơi nhiễm do cách sử dụng quá rộng rãi các dụng cụ bằng nhựa của con người hiện nay.”
Từ khóa: điều trị vô sinh
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vòng nâng cổ tử cung giúp dự phòng sinh non ở phụ nữ mang song thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn - Ngày đăng: 29-02-2016
Điều trị hiếm muộn không làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở trẻ - Ngày đăng: 22-02-2016
Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 17-02-2016
Các hướng xử trí mới đối với hội chứng niệu dục thời kì mãn kinh - Ngày đăng: 17-02-2016
Có thể chẩn đoán tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua xét nghiệm máu - Ngày đăng: 17-02-2016
Tăng cân giữa các lần mang thai làm tăng nguy cơ tử vong trẻ nhũ nhi. - Ngày đăng: 03-02-2016
Caffeine trong thai kỳ: lượng trung bình không ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ - Ngày đăng: 02-02-2016
Nên sử dụng kháng sinh nào trước phẫu thuật cắt tử cung để dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu - Ngày đăng: 28-01-2016
Aspirin giúp tăng cơ hội có thai - Ngày đăng: 25-01-2016
Tiếp xúc với thuốc lá kể cả chủ động và bị động đều gây ra vô sinh và mãn kinh sớm - Ngày đăng: 25-01-2016
Khoai tây làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 22-01-2016
Khuyến cáo mới của ACOG trong sử dụng Magnesium Sulfate - Ngày đăng: 21-01-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK