Tin tức
on Wednesday 23-03-2016 10:59am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Nguyễn Khánh Linh
Kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bệnh nhân. Sự thay đổi nội tiết tố này khiến nhiều bệnh nhân lo ngại có khả năng ảnh hưởng đến kết quả điều trị của chu kỳ chuyển phôi trữ (CPT) kế tiếp sau khi chuyển phôi (CP) tươi thất bại. Do đó, câu hỏi bệnh nhân thường đặt ra cho các bác sĩ lâm sàng là thời điểm nào là lý tưởng nhất để thực hiện việc CP tiếp theo.
Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu Bỉ, Bồ Đào Nha và Đan Mạch đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với mục tiêu xác định khoảng cách lý tưởng giữa lần CPT kế tiếp với lần CP tươi trước đó. Nghiên cứu được đăng trên tờ Fertil Steril năm 2016.
Những bệnh nhân được CPT ít nhất 1 lần sau kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) và CP tươi thất bại từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 11 năm 2014 được nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân được chia nhóm tuỳ thuộc vào khoảng cách từ ngày chọc hút trứng (CH) đến ngày bắt đầu chu kỳ CPT: nhóm CPT ngay (£ 22 ngày sau CH) hoặc CPT trì hoãn (> 22 ngày sau CH). Kết cục chính là tỉ lệ thai lâm sàng của các chu kỳ CPT đầu tiên.
Tổng cộng có 1183 chu kỳ CPT thực hiện trên 1087 BN được phân tích. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm CPT ngay và nhóm CPT trì hoãn về: độ tuổi, số trứng, số phôi tốt, giai đoạn phát triển của phôi vào thời điểm CPT và số phôi trữ được chuyển. Đặc biệt, tỉ lệ thai lâm sàng của lần CPT đầu tiên cũng không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (32,5% ở nhóm CPT ngay và 31,7% ở nhóm CPT trì hoãn), ngay cả khi đã hiệu chỉnh các yếu tố có khả năng gây nhiễu bằng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến.
Có 377 trường hợp thai lâm sàng trong mẫu nghiên cứu, trong đó 286 trường hợp sinh sống sau 24 tuần, 5 trường hợp mất dấu. Tỉ lệ sinh sống cũng không khác biệt giữa 2 nhóm (lần lượt là 24,4% và 24,1% ở nhóm CPT ngay và CPT trì hoãn, p = 0,946).
Kết quả nghiên cứu cho thấy CPT ngay sau khi CP tươi thất bại có tỉ lệ thai lâm sàng và sinh sống tương tự so với CPT trì hoãn. Nói cách khác, kích thích buồng trứng dường như không để lại tác dụng bất lợi lâu dài lên sự chấp nhận của nội mạc tử cung. Với kết quả từ nghiên cứu này, những BN điều trị hiếm muộn có thể có thêm thông tin để chọn lựa thời điểm CPT thích hợp cho mình mà không lo ngại ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Nguồn: To delay or not to delay a frozen embryo transfer after a failed fresh embryo transfer attempt? Fertil Steril 2016.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Liên quan giữa que cấy tránh thai Progestin và tăng cân - Ngày đăng: 21-03-2016
Vai trò dự báo kết cuộc doạ sẩy thai của các chỉ dấu sinh học huyết thanh - Ngày đăng: 09-03-2016
Đậu nành có thể giúp tăng hiệu quả điều trị vô sinh? - Ngày đăng: 11-03-2016
Vòng nâng cổ tử cung giúp dự phòng sinh non ở phụ nữ mang song thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn - Ngày đăng: 29-02-2016
Điều trị hiếm muộn không làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở trẻ - Ngày đăng: 22-02-2016
Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 17-02-2016
Các hướng xử trí mới đối với hội chứng niệu dục thời kì mãn kinh - Ngày đăng: 17-02-2016
Có thể chẩn đoán tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua xét nghiệm máu - Ngày đăng: 17-02-2016
Tăng cân giữa các lần mang thai làm tăng nguy cơ tử vong trẻ nhũ nhi. - Ngày đăng: 03-02-2016
Caffeine trong thai kỳ: lượng trung bình không ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ - Ngày đăng: 02-02-2016
Nên sử dụng kháng sinh nào trước phẫu thuật cắt tử cung để dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu - Ngày đăng: 28-01-2016
Aspirin giúp tăng cơ hội có thai - Ngày đăng: 25-01-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK