Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 07-04-2016 11:01am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Hê Thanh Nhã Yến
 

 

Theo phác đồ dự phòng bệnh lý tim mạch cho phụ nữ cập nhật năm 2011 của Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ (AHA American Heart Association), tiền sử tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ được phân loại là yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch ở phụ nữ. Kết luận này dựa trên chứng cứ từ các nghiên cứu hồi cứu dữ liệu thai phụ và biến chứng thai kỳ.

            Mới đây, một nghiên cứu phân tích đánh giá mối quan hệ giữa các rối loạn huyết áp ở thai phụ có kèm rối loạn dung nạp đường huyết thai kỳ với hội chứng chuyển hoá 5-10 năm sau sinh. Với thiết kế nghiên cứu đoàn hệ, tác giả theo dõi các thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường nhẹ hoặc rối loạn dung nạp đường tham gia trong một nghiên cứu thử nghiệm điều trị. Quá trình theo dõi kéo dài 5-10 năm, thu thập các số liệu sinh trắc học, đo huyết áp, phân tích đường huyết và lipid máu.

            Tổng cộng có 825 thai phụ độ tuổi trung bình 35 tuổi khi mang thai, được thu thập dữ liệu trong phân tích. Tỷ lệ thai phụ được chẩn đoán hội chứng chuyển hoá sau sinh là 29% (239/825). Tần suất mắc rối loạn chuyển hoá cao nhất trong nhóm có rối loạn huyết áp liên quan thai kỳ và sinh non.

            Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố gây nhiễu, kết quả cho thấy phụ nữ rối loạn huyết áp thai kỳ sinh non có nguy cơ cao so với phụ nữ huyết áp bình thường và sinh đủ tháng:

                        + tăng huyết áp mãn tính (nguy cơ tương đối 3,06, khoảng tin cậy 95%: 1,95-4,80, p<0,001)
                        + triglycerides cao (≥ 150 mg/dl; nguy cơ tương đối 1,82, khoảng tin cậy 95%: 1,06-3,14, p<0,03)
                        + hội chứng chuyển hoá cao (nguy cơ tương đối 1,78, khoảng tin cậy 95%: 1,14-2,78, p<0,01)

            Hội chứng chuyển hoá được định nghĩa theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch, Viện tim phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ gồm ≥ 3 tiêu chuẩn:

                        1) Chu vi hông ≥  88cm
                        2) Triglycerides ≥ 150 mg/dl
                        3) HDL < 50mg/dl
                        4) Huyết áp ≥ 130/85 mmHg
                        5) Đường huyết đói ≥ 100 mg/dl
                        hoặc 6) đang được điều trị vì bất kỳ lý do nào nêu trên.

            Từ kết quả nghiên cứu này, phụ nữ rối loạn dung nạp đường ở nhiều mức độ nếu kèm rối loạn huyết áp thai kỳ và sinh non có nguy cơ cao tăng huyết áp mãn và rối loạn chuyển hoá ngay cả 5-10 năm sau sinh.
 
Nguồn: Madeline M., PhD, Pregnancy-associated Hypertension in glucose-intolerant pregnancy and subsequent metabolic syndrome, Obs & Gyn, 127 (4), April 2016.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiểu đúng về hiểm hoạ zika virus - Ngày đăng: 31-03-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK