Tin tức
on Saturday 05-10-2024 2:15am
Danh mục: Tin quốc tế
DS. Nguyễn Thảo Nhi – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tỷ lệ thụ tinh
Luna và cộng sự đã ghi nhận sự giảm đáng kể tỷ lệ thụ thai sau IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) ở những người đàn ông từ 50 tuổi trở lên. Kaarouch tương tự cũng quan sát thấy sự giảm thụ tinh ở độ tuổi trên 40 so với những người trẻ hơn. Hơn nữa, Duran cho thấy sự thụ tinh giảm đáng kể liên quan đến tuổi cha ở ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn).
Đối ngược với các quan sát ở trên, Wu và cộng sự lại báo cáo là không có ảnh hưởng đáng kể của tuổi người cha cao lên tỷ lệ thụ tinh. Nhưng nhìn chung thì các nghiên cứu sau này đều chỉ ra mối liên quan này với bằng chứng là sự giảm khả năng thụ tinh ở nam giới lớn tuổi, tuy một số kết quả là không có tác động rõ ràng. Chính vì vậy, nghiên cứu thêm về vấn đề này là rất cần thiết.
Ảnh hưởng của tuổi cha đến tỷ lệ thụ tinh sử dụng ART rất phức tạp và đa diện do có nhiều cơ chế sinh học. Khi nam giới tuổi càng cao, nguy cơ đột biến ở tinh trùng tăng, có khả năng ảnh hưởng đến sự toàn vẹn di truyền và khả năng thụ tinh của nó. Các sự thay đổi đó có thể ở các gen biểu hiện cho sự phát triển phôi sớm và dẫn đến khó khăn trong thụ tinh hơn. Tuổi cao cũng liên quan đến rủi ro về di truyền, có thể giảm thụ tinh với trứng cũng như giảm chất lượng do phân mảnh DNA và bất thường nhiễm sắc thể (NST).
Chất lượng phôi
Một nghiên cứu bởi Luna và cộng sự báo cáo về việc số lượng phôi và tốc độ tạo phôi tỷ lệ nghịch với tuổi của cha. Tương tự, Chapuis cũng nhận ra sự giảm tỷ lệ phát triển phôi nang ở nam giới trên 50 tuổi sử dụng phương pháp IVF. Bổ sung cho những phát hiện này, García-Ferreyra và cộng sự đã liên kết tuổi của cha với tỷ lệ lệch bội cao ở phôi, cho thấy có thể có sự tác động lên bất thường NST và chất lượng phôi.
Người cha có tuổi tác cao làm thay đổi di truyền và biểu sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chất lượng của phôi. Rõ ràng là khi già đi, sự toàn vẹn cấu trúc của DNA tinh trùng sẽ giảm dẫn đến tăng sự phân mảnh. Điều này có thể làm suy yếu sự phát triển phôi sớm, làm giảm cả về chất lượng và khả năng sống của phôi. Ngoài ra, tinh trùng từ những người lớn tuổi có thiên hướng bị bất thường NST như lệch bội hay mất đoạn nhỏ trên NST Y, những thay đổi này làm phá hủy sự phân giải NST trong quá trình hình thành phôi, tăng khả năng bị sẩy thai và giảm chất lượng phôi.
Sự thay đổi biểu sinh, bao gồm thay đổi trên sự methyl hóa DNA và cấu hình histon cũng như sự biểu hiện gen ở tinh trùng có ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Những khiếm khuyết gen và bất thường biểu sinh này liên quan đến cái gọi là “sự suy thoái bộ gen tinh trùng” - ảnh hưởng đến sự thụ tinh, từ đó cũng làm giảm chất lượng phôi và kết quả ART.
Việc làm tổ
Đây là một trong những giai đoạn sớm nhất của quá trình phát triển phôi. Khi tuổi cao sẽ làm tăng phân mảnh DNA tinh trùng, dẫn đến thất bại trong việc hình thành phôi nang và cho kết quả lâm sàng kém, có thể cản trở cấy ghép phôi. Sự thoái hóa di truyền liên quan đến tuổi tác cũng gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn phôi do tác động lên giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi, dẫn đến làm giảm tỷ lệ làm tổ. Thêm nữa, nồng độ ROS tinh trùng cao ở người lớn tuổi có thể làm tổn thương DNA của tinh trùng và phôi. Tuy nhiên, can thiệp như idebenon cho thấy việc giảm ROS, từ đó có tiềm năng trong việc làm tăng chất lượng phôi và tỷ lệ cấy ghép sau IVF.
Hơn nữa, phôi từ người bố lớn tuổi thường bị giảm chất lượng, chứng minh bằng tỷ lệ sẩy thai cao cũng như giảm sự làm tổ, có vẻ như do sự bất thường di truyền và thay đổi biểu sinh phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Dù có nhiều bằng chứng, Dain và cộng sự báo cáo rằng không có mối tương quan rõ ràng giữa tuổi cao và kết quả ART, nhấn mạnh tính biến đổi và sự phức tạp liên quan đến cơ chế, do đó, các nghiên cứu xa hơn cần được thực hiện để có thể hiểu rõ hơn về khả năng này.
Sẩy thai
Một số thống kê đáng lưu ý là khi đạt một độ tuổi nhất định nào đó, trong khi số trẻ em sinh ra giảm thì số lượng sẩy thai lại tăng, đặc biệt ở ngưỡng trên 50 tuổi. Ngoài ra, con của những nam giới trên 45 tuổi thường bị sinh non, với báo cáo nguy cơ tăng đến 14%.
Các nghiên cứu đã cho thấy tuổi tác của cha ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sẩy thai do tăng phân mảnh DNA tinh trùng. Thêm nữa, thay đổi tuổi tác có thể dẫn đến tích lũy các bất thường NST trong tinh trùng mà khi thụ tinh với trứng gây kết quả là phôi bị khiếm khuyết gen và dễ bị sẩy thai. Không chỉ vậy, tuổi cao còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng nói chung, bất thường tế bào tinh trùng và sự di chuyển của chúng, những thay đổi như vậy làm giảm cả về tỷ lệ thụ thai thành công và tăng nguy cơ cho phôi thai.
Rủi ro thời kỳ chu sinh
Rủi ro trẻ sinh non
Tuổi tác cao có liên hệ với nguy cơ cao hơn trẻ bị sinh non, bố từ 45 tuổi trở lên có thể dẫn đến tăng khả năng sinh non với điểm Apgar (thang đo tình trạng thể chất của trẻ sơ sinh) thấp. Một phân tích dựa trên dân số cho thấy 13,2% trẻ sinh non liên quan đến tuổi của cha.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng độ tuổi của cha không có mối liên hệ độc lập với nguy cơ sinh non. Điều đó nhấn mạnh sự phức tạp khi ước tính rủi ro và sự quan trọng của việc cân nhắc đến cá thể hóa cũng như là các yếu tố liên quan khác khi đánh giá mối liên quan này.
Rủi ro trẻ nhẹ cân
Mối tương quan thuận khi tuổi bố cao sẽ thường dẫn đến con bị nhẹ cân. Khandwala và cộng sự cũng báo cáo rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ (một trong những yếu tố khiến trẻ nhẹ cân) ở mức 18,2% có liên quan đến người bố lớn tuổi.
Quan ngại về thai chết lưu
Thai chết lưu có nguy cơ cao hơn ở những người bố lớn tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi trên 40. Theo các quan sát thì những ông bố từ 40-45 tuổi có nguy cơ bị thai chết lưu tăng 24%. Đây chính là mối lo ngại đến kết quả ART, nhấn mạnh đến việc theo dõi cẩn thận đến thai kỳ ở những ca ART có bố lớn tuổi.
Tỷ lệ sinh sống
Park và cộng sự tiến hành một nghiên cứu trên nam giới bị vô tinh, kết quả cho thấy những cặp đôi có người nam trên 46 tuổi có tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn, bất kể nguyên nhân gây vô tinh là gì. Frattarelli và cộng sự cũng quan sát thấy mối tương quan trực tiếp giữa việc mất thai nhi với tuổi tác cao. Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi tác lên sinh con thành công, các tác giả đưa ra giả thuyết là tác động có hại lên tinh trùng, hệ thống tự sửa chữa DNA tế bào chất của trứng và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung.
Sau đây là bảng tóm gọn về tác động của tuổi cha cao lên hiệu quả của ART cũng như các giải pháp cho vấn đề này.
Bảng. Các tác động của tuổi cha cao lên kết quả ART và giải pháp
Tài liệu tham khảo
Kaltsas A, Zikopoulos A, Vrachnis D, et al. Advanced Paternal Age in Focus: Unraveling Its Influence on Assisted Reproductive Technology Outcomes. J Clin Med. 2024;13(10):2731. doi:10.3390/jcm13102731
Tỷ lệ thụ tinh
Luna và cộng sự đã ghi nhận sự giảm đáng kể tỷ lệ thụ thai sau IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) ở những người đàn ông từ 50 tuổi trở lên. Kaarouch tương tự cũng quan sát thấy sự giảm thụ tinh ở độ tuổi trên 40 so với những người trẻ hơn. Hơn nữa, Duran cho thấy sự thụ tinh giảm đáng kể liên quan đến tuổi cha ở ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn).
Đối ngược với các quan sát ở trên, Wu và cộng sự lại báo cáo là không có ảnh hưởng đáng kể của tuổi người cha cao lên tỷ lệ thụ tinh. Nhưng nhìn chung thì các nghiên cứu sau này đều chỉ ra mối liên quan này với bằng chứng là sự giảm khả năng thụ tinh ở nam giới lớn tuổi, tuy một số kết quả là không có tác động rõ ràng. Chính vì vậy, nghiên cứu thêm về vấn đề này là rất cần thiết.
Ảnh hưởng của tuổi cha đến tỷ lệ thụ tinh sử dụng ART rất phức tạp và đa diện do có nhiều cơ chế sinh học. Khi nam giới tuổi càng cao, nguy cơ đột biến ở tinh trùng tăng, có khả năng ảnh hưởng đến sự toàn vẹn di truyền và khả năng thụ tinh của nó. Các sự thay đổi đó có thể ở các gen biểu hiện cho sự phát triển phôi sớm và dẫn đến khó khăn trong thụ tinh hơn. Tuổi cao cũng liên quan đến rủi ro về di truyền, có thể giảm thụ tinh với trứng cũng như giảm chất lượng do phân mảnh DNA và bất thường nhiễm sắc thể (NST).
Chất lượng phôi
Một nghiên cứu bởi Luna và cộng sự báo cáo về việc số lượng phôi và tốc độ tạo phôi tỷ lệ nghịch với tuổi của cha. Tương tự, Chapuis cũng nhận ra sự giảm tỷ lệ phát triển phôi nang ở nam giới trên 50 tuổi sử dụng phương pháp IVF. Bổ sung cho những phát hiện này, García-Ferreyra và cộng sự đã liên kết tuổi của cha với tỷ lệ lệch bội cao ở phôi, cho thấy có thể có sự tác động lên bất thường NST và chất lượng phôi.
Người cha có tuổi tác cao làm thay đổi di truyền và biểu sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chất lượng của phôi. Rõ ràng là khi già đi, sự toàn vẹn cấu trúc của DNA tinh trùng sẽ giảm dẫn đến tăng sự phân mảnh. Điều này có thể làm suy yếu sự phát triển phôi sớm, làm giảm cả về chất lượng và khả năng sống của phôi. Ngoài ra, tinh trùng từ những người lớn tuổi có thiên hướng bị bất thường NST như lệch bội hay mất đoạn nhỏ trên NST Y, những thay đổi này làm phá hủy sự phân giải NST trong quá trình hình thành phôi, tăng khả năng bị sẩy thai và giảm chất lượng phôi.
Sự thay đổi biểu sinh, bao gồm thay đổi trên sự methyl hóa DNA và cấu hình histon cũng như sự biểu hiện gen ở tinh trùng có ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Những khiếm khuyết gen và bất thường biểu sinh này liên quan đến cái gọi là “sự suy thoái bộ gen tinh trùng” - ảnh hưởng đến sự thụ tinh, từ đó cũng làm giảm chất lượng phôi và kết quả ART.
Việc làm tổ
Đây là một trong những giai đoạn sớm nhất của quá trình phát triển phôi. Khi tuổi cao sẽ làm tăng phân mảnh DNA tinh trùng, dẫn đến thất bại trong việc hình thành phôi nang và cho kết quả lâm sàng kém, có thể cản trở cấy ghép phôi. Sự thoái hóa di truyền liên quan đến tuổi tác cũng gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn phôi do tác động lên giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi, dẫn đến làm giảm tỷ lệ làm tổ. Thêm nữa, nồng độ ROS tinh trùng cao ở người lớn tuổi có thể làm tổn thương DNA của tinh trùng và phôi. Tuy nhiên, can thiệp như idebenon cho thấy việc giảm ROS, từ đó có tiềm năng trong việc làm tăng chất lượng phôi và tỷ lệ cấy ghép sau IVF.
Hơn nữa, phôi từ người bố lớn tuổi thường bị giảm chất lượng, chứng minh bằng tỷ lệ sẩy thai cao cũng như giảm sự làm tổ, có vẻ như do sự bất thường di truyền và thay đổi biểu sinh phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Dù có nhiều bằng chứng, Dain và cộng sự báo cáo rằng không có mối tương quan rõ ràng giữa tuổi cao và kết quả ART, nhấn mạnh tính biến đổi và sự phức tạp liên quan đến cơ chế, do đó, các nghiên cứu xa hơn cần được thực hiện để có thể hiểu rõ hơn về khả năng này.
Sẩy thai
Một số thống kê đáng lưu ý là khi đạt một độ tuổi nhất định nào đó, trong khi số trẻ em sinh ra giảm thì số lượng sẩy thai lại tăng, đặc biệt ở ngưỡng trên 50 tuổi. Ngoài ra, con của những nam giới trên 45 tuổi thường bị sinh non, với báo cáo nguy cơ tăng đến 14%.
Các nghiên cứu đã cho thấy tuổi tác của cha ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sẩy thai do tăng phân mảnh DNA tinh trùng. Thêm nữa, thay đổi tuổi tác có thể dẫn đến tích lũy các bất thường NST trong tinh trùng mà khi thụ tinh với trứng gây kết quả là phôi bị khiếm khuyết gen và dễ bị sẩy thai. Không chỉ vậy, tuổi cao còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng nói chung, bất thường tế bào tinh trùng và sự di chuyển của chúng, những thay đổi như vậy làm giảm cả về tỷ lệ thụ thai thành công và tăng nguy cơ cho phôi thai.
Rủi ro thời kỳ chu sinh
Rủi ro trẻ sinh non
Tuổi tác cao có liên hệ với nguy cơ cao hơn trẻ bị sinh non, bố từ 45 tuổi trở lên có thể dẫn đến tăng khả năng sinh non với điểm Apgar (thang đo tình trạng thể chất của trẻ sơ sinh) thấp. Một phân tích dựa trên dân số cho thấy 13,2% trẻ sinh non liên quan đến tuổi của cha.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng độ tuổi của cha không có mối liên hệ độc lập với nguy cơ sinh non. Điều đó nhấn mạnh sự phức tạp khi ước tính rủi ro và sự quan trọng của việc cân nhắc đến cá thể hóa cũng như là các yếu tố liên quan khác khi đánh giá mối liên quan này.
Rủi ro trẻ nhẹ cân
Mối tương quan thuận khi tuổi bố cao sẽ thường dẫn đến con bị nhẹ cân. Khandwala và cộng sự cũng báo cáo rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ (một trong những yếu tố khiến trẻ nhẹ cân) ở mức 18,2% có liên quan đến người bố lớn tuổi.
Quan ngại về thai chết lưu
Thai chết lưu có nguy cơ cao hơn ở những người bố lớn tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi trên 40. Theo các quan sát thì những ông bố từ 40-45 tuổi có nguy cơ bị thai chết lưu tăng 24%. Đây chính là mối lo ngại đến kết quả ART, nhấn mạnh đến việc theo dõi cẩn thận đến thai kỳ ở những ca ART có bố lớn tuổi.
Tỷ lệ sinh sống
Park và cộng sự tiến hành một nghiên cứu trên nam giới bị vô tinh, kết quả cho thấy những cặp đôi có người nam trên 46 tuổi có tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn, bất kể nguyên nhân gây vô tinh là gì. Frattarelli và cộng sự cũng quan sát thấy mối tương quan trực tiếp giữa việc mất thai nhi với tuổi tác cao. Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi tác lên sinh con thành công, các tác giả đưa ra giả thuyết là tác động có hại lên tinh trùng, hệ thống tự sửa chữa DNA tế bào chất của trứng và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung.
Sau đây là bảng tóm gọn về tác động của tuổi cha cao lên hiệu quả của ART cũng như các giải pháp cho vấn đề này.
Bảng. Các tác động của tuổi cha cao lên kết quả ART và giải pháp
Các khía cạnh bị ảnh hưởng bởi tuổi tác | Tác động lên kết quả của ART | Chiến lược giảm thiểu |
Chất lượng tinh dịch | Giảm nồng độ và khả năng di chuyển của tinh trùng cũng như tăng sự phân mảnh DNA tinh trùng, kết quả là ảnh hưởng đến sự thụ tinh và phát triển của phôi |
Thay đổi lối sống (chế độ ăn, tập thể dục) Bảo quản tinh trùng đông lạnh |
Rủi ro di truyền |
Tăng sự phân mảnh DNA tinh trùng dẫn đến tăng nguy cơ sẩy thai và bất thường NST ở con. Tăng nguy cơ đột biến gen |
Xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ Tư vấn di truyền |
Sự thay đổi biểu sinh | Thay đổi trong methyl hóa DNA tinh trùng, tác động đến sự phát triển của phôi và nguy cơ rối loạn thần kinh ở con cái | Tiếp tục nghiên cứu về can thiệp biểu sinh và tác động của chúng |
Tâm lý | Tăng stress và lo lắng liên quan đến vô sinh và quá trình ART | Các biện pháp và tư vấn hỗ trợ tâm lý |
Tác động lên phôi và kết quả sinh nở | Tỷ lệ phát triển phôi nang thấp hơn và tăng rủi ro khi sinh (trẻ nhẹ cân, sinh non, ...) |
Theo dõi dài hạn sức khỏe của trẻ Tư vấn và sàng lọc di truyền |
Sức khỏe lâu dài của con | Nguy cơ rủi ro về di truyền và thần kinh ở trẻ |
Theo dõi dài hạn sức khỏe của trẻ Tư vấn và sàng lọc di truyền |
Tài liệu tham khảo
Kaltsas A, Zikopoulos A, Vrachnis D, et al. Advanced Paternal Age in Focus: Unraveling Its Influence on Assisted Reproductive Technology Outcomes. J Clin Med. 2024;13(10):2731. doi:10.3390/jcm13102731
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời gian lưu trữ phôi nang chất lượng tốt trên 5 năm có nguy cơ làm giảm tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 01-10-2024
Hỗ trợ dinh dưỡng đối với loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - Ngày đăng: 29-09-2024
Mối quan hệ giữa hệ vi khuẩn đường ruột và dậy thì sớm - Ngày đăng: 29-09-2024
Kết quả thai kỳ và sơ sinh của những trường hợp song sinh cùng trứng từ công nghệ hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu hồi cứu trong 10 năm - Ngày đăng: 29-09-2024
Bất động tinh trùng nhiều lần có thể cải thiện kết cục sinh sản ở những bệnh nhân có thông số tinh dịch không tối ưu và thất bại thụ tinh ICSI trước đó - Ngày đăng: 29-09-2024
Sự ra đời của 32 trẻ khoẻ mạnh sau khi chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh sau rã đông có nguồn gốc từ hợp tử 1PN: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 27-09-2024
So sánh kết quả thai kỳ và dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 27-09-2024
Dự đoán các biến chứng liên quan đến thai kỳ ở phụ nữ đang thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp học máy - Ngày đăng: 27-09-2024
Phân mảnh DNA tinh trùng cao làm tăng tỉ lệ phôi lệch bội ở nhóm bệnh nhân xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) - Ngày đăng: 27-09-2024
Tổng số tinh trùng di động thấp ở người hiến không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai khi thực hiện IUI - Ngày đăng: 25-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK