Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 29-09-2024 2:42pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phan Thị Ngọc Linh – IVFMD Tân Bình
 
Giới thiệu:
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) là thủ thuật hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng vô sinh do yếu tố nam. Tỷ lệ thụ tinh (fertilization rate - FR) sau thủ thuật ICSI có thể lên tới 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất bại thụ tinh (fertilization failure - FF) sau ICSI chiếm khoảng 1–5% trong các trường hợp, ngay cả với giao tử bình thường về mặt hình thái. Một số cơ chế liên quan đến FF đã được đề xuất và chứng minh, bao gồm thiếu hoạt hoá noãn (oocyte activation deficiency - OAD), thất bại giải nén nhiễm sắc thể (NST) tinh trùng, khiếm khuyết trung thể của tinh trùng và bất thường thoi vô sắc ở noãn. Ở cấp độ phân tử, biến động canxi (Ca2+) nội bào do tinh trùng gây ra là cần thiết cho việc hoạt hóa noãn. Do đó, một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân FF sau ICSI là hoạt hóa noãn nhân tạo (assisted oocyte activation - AOA) bằng cách sử dụng ionophores Ca2+ hoặc strontium chloride (SrCl2).
 
Một phân tích tổng quan bao gồm nhiều loại nghiên cứu khác nhau bao gồm cả báo cáo trường hợp, nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu tiến cứ và nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled studies - RCT), đã so sánh kết quả sinh sản của ICSI sau AOA với ICSI thông thường. Các kết quả cho thấy AOA với ionophores Ca2+ sau ICSI cải thiện tỷ lệ thụ tinh, phân chia và làm tổ. Một phân tích tổng quan khác chỉ bao gồm RCT cho thấy AOA có thể liên quan đến sự gia tăng số lượng phôi giai đoạn phân chia và phôi chất lượng tốt. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để cho thấy độ hiệu quả và an toàn của AOA trước ICSI do các phương pháp AOA khác nhau và tiêu chí bệnh nhân không đồng nhất được sử dụng trong các nghiên cứu. Ngoài ra, đã có những lo ngại về khả năng gây đột biến và tác động về mặt thượng di truyền của AOA đối với noãn và phôi.
 
Tổn thương màng bào tương của tinh trùng trong quá trình bất động tinh trùng (sperm immobilization - SI) trước ICSI đã được chứng minh là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa noãn do tinh trùng. Tổn thương màng tinh trùng có thể gây ra sự phá vỡ dần dần các phần khác của màng tinh trùng và cho phép xâm nhập và hoạt hóa yếu tố giải nén nhân tinh trùng được giải phóng từ noãn. Sau đó, đầu tinh trùng trương lên có thể gây vỡ màng và các yếu tố hoạt hóa noãn liên quan đến tinh trùng có thể được giải phóng vào tế bào chất của noãn để hoạt hóa. Do đó, SI trước ICSI được xem thường quy và cần thiết để thụ tinh hiệu quả.
 
SI bằng đầu kim ICSI thường được sử dụng trong ICSI và cải thiện tỷ lệ thụ tinh và mang thai. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào trước đây điều tra tác động của phương pháp SI lên kết cục ICSI ở các cặp vợ chồng FF. Với giả thuyết là tăng cường SI trước ICSI có thể làm tăng tổn thương màng tế bào chất của tinh trùng và thúc đẩy hoạt hóa noãn, đặc biệt là ở những bệnh nhân mẫu tinh dịch không tối ưu và tiền sử FF.
 
Phương pháp:
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, đơn trung tâm được thực hiện tại một bệnh viện đại học. Bệnh nhân từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 2 năm 2022 đã điều trị ICSI với SI tiêu chuẩn trước ICSI do vô sinh do yếu tố nam, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2010 (WHO phiên bản 5). Tất cả bệnh nhân đăng ký đều trải qua FF ICSI của bất kỳ chu kỳ ICSI nào. Do FF của bất kỳ chu kỳ ICSI nào, SI tăng cường sau đó đã được áp dụng trong các chu kỳ ICSI tiếp theo để cải thiện thụ tinh ở những bệnh nhân này. Phương pháp SI tiêu chuẩn và tăng cường được thực hiện bằng cách chà vào đuôi của tinh trùng ≦  5 và 15 lần trước ICSI.
 
Tiêu chí:
  • Tiêu chuẩn nhận: các cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam, với Oligozoospermia được định nghĩa là mật độ tinh trùng nam dưới giới hạn tham chiếu thấp hơn 15 triệu tinh trùng/mL. Asthenozoospermia được định nghĩa là <40% tổng độ di động hoặc <32% độ di động tiến bộ.
  • Tiêu chuẩn loại trừ: chu kì xin noãn hoặc thực hiện hoạt hóa noãn nhân tạo
 
Kết quả:
Tổng cộng có 23 cặp vợ chồng vô sinh đã được đưa vào nghiên cứu và trải qua 65 chu kỳ ICSI (31 SI chuẩn với tỷ lệ thụ tinh thấp và 34 SI tăng cường).
 
FR trung bình trong các chu kỳ ICSI với SI chuẩn và SI tích cực lần lượt là 23,6 ± 23,1% và 49,5 ± 31,8 (P  = 0,0002). Phần lớn phôi được chuyển ở giai đoạn ngày 3, với số lượng trung bình được chuyển là 2,6 ± 0,9 trong nhóm SI tăng cường và 1,9 ± 0,9 trong nhóm tiêu chuẩn. Số lượng phôi được chuyển trong mỗi chu kỳ chuyển phôi cao hơn ở SI tăng cường (P  = 0,015), trong khi số lượng phôi chất lượng tốt tương tự nhau giữa hai quy trình (P  = 0,44). Trong đó, có 1 và 7 trẻ sinh sống lần lượt từ các chu kỳ SI tiêu chuẩn và các chu kỳ SI tăng cường.
 
Thảo luận:
Nghiên cứu này cho thấy SI tăng cường có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ thụ tinh (FR), số lượng phôi hữu dụng mỗi chu kỳ chuyển phôi (ET) và cuối cùng là tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) ở bệnh nhân có tiền sử FF. Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy về số lượng phôi chất lượng tốt trong mỗi chu kỳ chuyển giữa nhóm SI tiêu chuẩn và nhóm SI tăng cường.
 
Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nữ lớn tuổi trong nghiên cứu này, với độ tuổi trung bình là 38,9 tuổi. Và hầu hết các phôi được chuyển ở đây đều ở giai đoạn phân chia thay vì phôi nang. Trong nhóm SI tiêu chuẩn, số lượng phôi có thể chuyển thấp hơn do kết quả thụ tinh kém hơn. Ngược lại, SI tăng cường đã cải thiện đáng kể FR, dẫn đến số lượng phôi có thể chuyển nhiều hơn trong mỗi chu kỳ ET. Cần lưu ý rằng SI tích cực cải thiện đáng kể FR, dẫn đến số lượng phôi có thể chuyển nhiều hơn trong mỗi chu kỳ ET.
 
Đối với SI hoàn toàn được thực hiện bằng cách chà vào đuôi tinh trùng 15 lần, có thể làm hỏng hoàn toàn màng tinh trùng, đây có thể là một cơ chế để cải thiện khả năng thụ tinh. Làm hỏng màng bào tương của tinh trùng hoàn toàn trước khi ICSI cho phép xâm nhập và kích hoạt yếu tố giải nén nhân tinh trùng từ noãn. Sau đó, các yếu tố hoạt hóa noãn liên quan đến tinh trùng có thể được giải phóng vào tế bào chất để gây ra hoạt hóa noãn bằng cách giải phóng canxi. Tuy nhiên, các cơ chế phân tử cơ bản của SI hoàn toàn vẫn cần được nghiên cứu thêm.
 
Nghiên cứu này vẫn có một số hạn chế, bao gồm kích thước mẫu tương đối nhỏ và tính chất hồi cứu. Các RCT quy mô lớn hơn cần được thực hiện để xác thực hiệu quả của SI tăng cường ở bệnh nhân ICSI-FF.
 
Kết luận:
Nghiên cứu này là một nghiên cứu tiên phong, cho thấy SI tăng cường bằng cách chà đuôi tinh trùng 15 lần có tác động tích cực đáng kể đến thụ tinh, kết quả mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh con sống ở các cặp vợ chồng có ICSI FF trước đó. Bảy trẻ sinh sống khỏe mạnh và không có biến chứng đã được sinh ra, cung cấp bằng chứng thuyết phục về tính an toàn của kỹ thuật này. Nhìn chung, các dữ liệu này cho thấy SI tăng cường dẫn đến nhiều phôi hữu dụng hơn để chuyển mà không ảnh hưởng đến chất lượng phôi.
 
TLTK: Chou, Ching-Wen et al. “Aggressive sperm immobilization improves reproductive outcomes in patients with suboptimal semen parameters and previous ICSI fertilization failure.” Scientific reports vol. 14,1 5363. 4 Mar. 2024, doi:10.1038/s41598-024-56092-4

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK