Tin tức
on Wednesday 25-09-2024 2:52pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Quảng Thị Phước Tín - IVFMD SIH - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Phôi lệch bội là kết quả lỗi phân chia nhiễm sắc thể (NST) gây: vô sinh, sảy thai và các rối loạn bẩm sinh. Những lỗi phân chia này phụ thuộc vào độ tuổi, các sai lệch trong NST của noãn, đáp ứng buồng trứng và những nhân tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc chẩn đoán bệnh nhân (BN) mắc suy giảm dự trữ buồng trứng (diminished ovarian reserve- DOR) có liên quan đến chất lượng noãn giảm, hình thái phôi kém và tăng tỷ lệ sẩy thai. Ngược lại, các nghiên cứu khác lại cho rằng không có mối liên quan nào giữa tỷ lệ phôi lệch bội và DOR. Do đó, vẫn chưa rõ liệu DOR ở những BN trẻ tuổi có liên quan đến việc giảm chất lượng noãn và tăng tỷ lệ phôi lệch bội hay không. Hơn nữa, việc tư vấn cho BN trong các trường hợp DOR và đáp ứng buồng trứng kém (poor ovarian response- POR) còn thiếu bằng chứng liên quan đến AMH (anti-mullerian hormone), số lượng nang noãn (antral follicle count - AFC) cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi lệch bội. Các phương pháp điểm xu hướng (Propensity score methods - PSM) bảo toàn cơ sở nghiên cứu bằng cách cho phép sử dụng nhiều trường hợp hơn do đó tránh được các sai lệch lựa chọn trong nghiên cứu.
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm ước tính tỷ lệ phôi lệch bội ở BN trẻ tuổi bị DOR trước khi điều trị và POR sau khi thu nhận noãn.
Nghiên cứu thực hiện so sánh tỷ lệ phôi lệch bội, dựa trên dữ liệu hồi cứu của những BN <40 tuổi được chẩn đoán mắc DOR và POR khi kích thích buồng trứng. Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi phôi được chuyển và tỷ lệ ‘‘tất cả phôi lệch bội’’ ở những BN này so với nhóm chứng, vì tỷ lệ này trước đây được báo cáo là cao hơn ở những BN DOR và sảy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss - RPL).
Tất cả BN đang điều trị IVF tự thân đã chọc hút lần đầu từ tháng 12/2014 – 12/2020 và được thực hiện PGT-A. Các cặp đôi không được chẩn đoán vô sinh trong các danh mục do Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (SART) báo cáo đã bị loại trừ.
Có 2 phân tích được thực hiện để đánh giá tình trạng phôi lệch bội ở những BN này: thứ 1, đối với nhóm BN DOR (nhóm nghiên cứu) sẽ được đánh giá AFC chu kỳ trước, hormone kích thích nang noãn (FSH) và AMH. Yếu tố di truyền không phải là tiêu chí độc lập để đưa BN vào nhóm DOR. Nhóm chứng PSM gồm những BN không mắc DOR với các chẩn đoán vô sinh khác được báo cáo bởi SART. Phân tích thứ 2 là so sánh giữa những BN mắc POR ở chu kỳ IVF tươi (BN thu nhận được <5 noãn (nhóm nghiên cứu) so với nhóm chứng (BN thu nhận ≥5 noãn).
Xét nghiệm PGT-A được thực hiện trên tất cả các phôi độ 3-6 với ICM và TE loại A hoặc B. Đáng chú ý là trong thời gian nghiên cứu, không có báo cáo về phôi khảm. Các phôi được coi là nguyên bội theo PGT-A sẽ được chuyển trong các chu kỳ rã đông tiếp theo.
Kết cục chính là tỷ lệ phôi lệch bội (số phôi lệch bội/tổng số phôi được sinh thiết trong 1 chu kỳ điều trị) giữa nhóm BN DOR và POR so với nhóm chứng. Kết cục phụ gồm: số phôi được chuyển, thai lâm sàng, thai ngoài tử cung, thai sinh hóa, sẩy thai và tỷ lệ trẻ sinh sống. Một kết cục được quan tâm khác là tỷ lệ ‘‘Không có phôi nguyên bội để chuyển’’ khi tất cả các phôi từ một lần chọc hút đều lệch bội.
Một số kết cục ghi nhận được
Có 2.219 BN <40 tuổi thực hiện chu kỳ IVF đầu tiên, trong đó có 383 BN được chẩn đoán mắc DOR và 143 BN mắc POR.
Phân tích thứ 1, với 764 BN ở nhóm chứng và 383 BN mắc DOR, kết cục cho thấy tỷ lệ phôi lệch bội không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (42,2% so với 41,7%), tỷ lệ trẻ sinh sống cũng không có sự khác biệt sau khi chuyển đơn phôi nguyên bội (lần lượt là 56,0% và 60,5%). Thứ 2, phân tích PSM bổ sung giữa 143 BN POR (<5 noãn) so với 572 BN nhóm chứng cho thấy tỷ lệ phôi lệch bội tương tự nhau giữa 2 nhóm (41,1% so với 44%). Tỷ lệ chu kỳ ‘‘không có phôi nguyên bội’’ có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm DOR và POR so với nhóm chứng tương ứng: (19,3% so với 10,3%) và (26,5 % so với 13,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp chỉ có một phôi duy nhất có thể sinh thiết thấp hơn ở nhóm DOR so với nhóm chứng (11% so với 31%).
Nghiên cứu cho thấy ở những BN mắc DOR hoặc POR không làm tăng nguy cơ phôi lệch bội so với nhóm chứng và dự trữ buồng trứng thấp ở BN <40 tuổi không liên quan đáng kể đến sự gia tăng tỷ lệ phôi lệch bội. Yếu tố hạn chế tỷ lệ trẻ sinh sống ở những BN này là mức độ đáp ứng buồng trứng trong một chu kỳ kích thích.
Kết cục chính của nghiên cứu này khác với kết cục trong nghiên cứu của Jaswa và cộng sự (2021), trong đó phôi nang từ BN DOR được báo cáo là ít có khả năng là phôi nguyên bội, điều này có thể là do đoàn hệ BN khác nhau và sự khác biệt về phương pháp thống kê giữa các nghiên cứu. Những phát hiện liên quan đến tỷ lệ phôi lệch bội ở những BN <40 tuổi (cả DOR và POR) trong nghiên cứu này phù hợp với những kết cục trong nghiên cứu của Morin và cộng sự (2018). Ngoài ra, tỷ lệ các ca ‘‘không có phôi nguyên bội’’ tăng lên ở cả nhóm DOR và POR, nguyên nhân có thể do phôi giảm phát triển ở các nhóm này.
Nghiên cứu có một số hạn chế như: chỉ bao gồm những chu kỳ có ít nhất 1 phôi nang đủ điều kiện sinh thiết, điều này có thể làm sai lệch kết cục sinh sản của đoàn hệ BN DOR nói chung. Dữ liệu về phôi khảm không được báo cáo cho thấy một số phôi có thể đã bị phân loại sai, tuy nhiên sai lệch được dự kiến là nhỏ và bằng nhau ở cả 2 nhóm.
Tóm lại, nghiên cứu này đã chứng minh những BN DOR và POR đang trải qua chu kỳ IVF đầu tiên cho thấy tỷ lệ phôi lệch bội tương tự so với nhóm chứng. Đồng thời, tiềm năng phát triển của phôi không bị ảnh hưởng bởi chẩn đoán BN mắc DOR hoặc POR. Nồng độ AMH và AFC chu kỳ trước thấp và các thông số đáp ứng buồng trứng không liên quan đến tỷ lệ phôi lệch bội tăng.
Nguồn: FOUKS, Yuval, et al. A diagnosis of diminished ovarian reserve does not impact embryo aneuploidy or live birth rates compared to patients with normal ovarian reserve. Fertility and sterility, 2022, 118.3: 504-512.
Phôi lệch bội là kết quả lỗi phân chia nhiễm sắc thể (NST) gây: vô sinh, sảy thai và các rối loạn bẩm sinh. Những lỗi phân chia này phụ thuộc vào độ tuổi, các sai lệch trong NST của noãn, đáp ứng buồng trứng và những nhân tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc chẩn đoán bệnh nhân (BN) mắc suy giảm dự trữ buồng trứng (diminished ovarian reserve- DOR) có liên quan đến chất lượng noãn giảm, hình thái phôi kém và tăng tỷ lệ sẩy thai. Ngược lại, các nghiên cứu khác lại cho rằng không có mối liên quan nào giữa tỷ lệ phôi lệch bội và DOR. Do đó, vẫn chưa rõ liệu DOR ở những BN trẻ tuổi có liên quan đến việc giảm chất lượng noãn và tăng tỷ lệ phôi lệch bội hay không. Hơn nữa, việc tư vấn cho BN trong các trường hợp DOR và đáp ứng buồng trứng kém (poor ovarian response- POR) còn thiếu bằng chứng liên quan đến AMH (anti-mullerian hormone), số lượng nang noãn (antral follicle count - AFC) cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi lệch bội. Các phương pháp điểm xu hướng (Propensity score methods - PSM) bảo toàn cơ sở nghiên cứu bằng cách cho phép sử dụng nhiều trường hợp hơn do đó tránh được các sai lệch lựa chọn trong nghiên cứu.
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm ước tính tỷ lệ phôi lệch bội ở BN trẻ tuổi bị DOR trước khi điều trị và POR sau khi thu nhận noãn.
Nghiên cứu thực hiện so sánh tỷ lệ phôi lệch bội, dựa trên dữ liệu hồi cứu của những BN <40 tuổi được chẩn đoán mắc DOR và POR khi kích thích buồng trứng. Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi phôi được chuyển và tỷ lệ ‘‘tất cả phôi lệch bội’’ ở những BN này so với nhóm chứng, vì tỷ lệ này trước đây được báo cáo là cao hơn ở những BN DOR và sảy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss - RPL).
Tất cả BN đang điều trị IVF tự thân đã chọc hút lần đầu từ tháng 12/2014 – 12/2020 và được thực hiện PGT-A. Các cặp đôi không được chẩn đoán vô sinh trong các danh mục do Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (SART) báo cáo đã bị loại trừ.
Có 2 phân tích được thực hiện để đánh giá tình trạng phôi lệch bội ở những BN này: thứ 1, đối với nhóm BN DOR (nhóm nghiên cứu) sẽ được đánh giá AFC chu kỳ trước, hormone kích thích nang noãn (FSH) và AMH. Yếu tố di truyền không phải là tiêu chí độc lập để đưa BN vào nhóm DOR. Nhóm chứng PSM gồm những BN không mắc DOR với các chẩn đoán vô sinh khác được báo cáo bởi SART. Phân tích thứ 2 là so sánh giữa những BN mắc POR ở chu kỳ IVF tươi (BN thu nhận được <5 noãn (nhóm nghiên cứu) so với nhóm chứng (BN thu nhận ≥5 noãn).
Xét nghiệm PGT-A được thực hiện trên tất cả các phôi độ 3-6 với ICM và TE loại A hoặc B. Đáng chú ý là trong thời gian nghiên cứu, không có báo cáo về phôi khảm. Các phôi được coi là nguyên bội theo PGT-A sẽ được chuyển trong các chu kỳ rã đông tiếp theo.
Kết cục chính là tỷ lệ phôi lệch bội (số phôi lệch bội/tổng số phôi được sinh thiết trong 1 chu kỳ điều trị) giữa nhóm BN DOR và POR so với nhóm chứng. Kết cục phụ gồm: số phôi được chuyển, thai lâm sàng, thai ngoài tử cung, thai sinh hóa, sẩy thai và tỷ lệ trẻ sinh sống. Một kết cục được quan tâm khác là tỷ lệ ‘‘Không có phôi nguyên bội để chuyển’’ khi tất cả các phôi từ một lần chọc hút đều lệch bội.
Một số kết cục ghi nhận được
Có 2.219 BN <40 tuổi thực hiện chu kỳ IVF đầu tiên, trong đó có 383 BN được chẩn đoán mắc DOR và 143 BN mắc POR.
Phân tích thứ 1, với 764 BN ở nhóm chứng và 383 BN mắc DOR, kết cục cho thấy tỷ lệ phôi lệch bội không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (42,2% so với 41,7%), tỷ lệ trẻ sinh sống cũng không có sự khác biệt sau khi chuyển đơn phôi nguyên bội (lần lượt là 56,0% và 60,5%). Thứ 2, phân tích PSM bổ sung giữa 143 BN POR (<5 noãn) so với 572 BN nhóm chứng cho thấy tỷ lệ phôi lệch bội tương tự nhau giữa 2 nhóm (41,1% so với 44%). Tỷ lệ chu kỳ ‘‘không có phôi nguyên bội’’ có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm DOR và POR so với nhóm chứng tương ứng: (19,3% so với 10,3%) và (26,5 % so với 13,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp chỉ có một phôi duy nhất có thể sinh thiết thấp hơn ở nhóm DOR so với nhóm chứng (11% so với 31%).
Nghiên cứu cho thấy ở những BN mắc DOR hoặc POR không làm tăng nguy cơ phôi lệch bội so với nhóm chứng và dự trữ buồng trứng thấp ở BN <40 tuổi không liên quan đáng kể đến sự gia tăng tỷ lệ phôi lệch bội. Yếu tố hạn chế tỷ lệ trẻ sinh sống ở những BN này là mức độ đáp ứng buồng trứng trong một chu kỳ kích thích.
Kết cục chính của nghiên cứu này khác với kết cục trong nghiên cứu của Jaswa và cộng sự (2021), trong đó phôi nang từ BN DOR được báo cáo là ít có khả năng là phôi nguyên bội, điều này có thể là do đoàn hệ BN khác nhau và sự khác biệt về phương pháp thống kê giữa các nghiên cứu. Những phát hiện liên quan đến tỷ lệ phôi lệch bội ở những BN <40 tuổi (cả DOR và POR) trong nghiên cứu này phù hợp với những kết cục trong nghiên cứu của Morin và cộng sự (2018). Ngoài ra, tỷ lệ các ca ‘‘không có phôi nguyên bội’’ tăng lên ở cả nhóm DOR và POR, nguyên nhân có thể do phôi giảm phát triển ở các nhóm này.
Nghiên cứu có một số hạn chế như: chỉ bao gồm những chu kỳ có ít nhất 1 phôi nang đủ điều kiện sinh thiết, điều này có thể làm sai lệch kết cục sinh sản của đoàn hệ BN DOR nói chung. Dữ liệu về phôi khảm không được báo cáo cho thấy một số phôi có thể đã bị phân loại sai, tuy nhiên sai lệch được dự kiến là nhỏ và bằng nhau ở cả 2 nhóm.
Tóm lại, nghiên cứu này đã chứng minh những BN DOR và POR đang trải qua chu kỳ IVF đầu tiên cho thấy tỷ lệ phôi lệch bội tương tự so với nhóm chứng. Đồng thời, tiềm năng phát triển của phôi không bị ảnh hưởng bởi chẩn đoán BN mắc DOR hoặc POR. Nồng độ AMH và AFC chu kỳ trước thấp và các thông số đáp ứng buồng trứng không liên quan đến tỷ lệ phôi lệch bội tăng.
Nguồn: FOUKS, Yuval, et al. A diagnosis of diminished ovarian reserve does not impact embryo aneuploidy or live birth rates compared to patients with normal ovarian reserve. Fertility and sterility, 2022, 118.3: 504-512.
Từ khóa: Giảm dự trữ buồng trứng, đáp ứng buồng trứng kém, điểm xu hướng phù hợp, tỷ lệ phôi lệch bội.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các tiến bộ trong việc chẩn đoán vô sinh ở nam giới - Ngày đăng: 24-09-2024
Trữ noãn xã hội- xu hướng hay thực tế hiện đại? - Ngày đăng: 24-09-2024
Sử dụng môi trường oxy hai pha cải thiện sự hình thành phôi nang có thể chuyển được ở những bệnh nhân không có phôi nguyên bội trong các chu kỳ oxy đơn pha trước đó - Ngày đăng: 24-09-2024
Kết quả thai và sơ sinh của kỹ thuật ICSI sử dụng pentoxifylline để xác định tinh trùng sống ở những bệnh nhân đông lạnh tinh trùng từ tinh hoàn - Ngày đăng: 24-09-2024
Đông lạnh noãn chủ động: một đánh giá hệ thống và phân tích hồi quy tổng hợp - Ngày đăng: 20-09-2024
Rượu tác động đến sự phát triển của phôi và thai nhi: nghiên cứu trên nhóm phụ nữ mang thai tại rotterdam - Ngày đăng: 20-09-2024
Kết quả IVF và sản khoa ở phụ nữ lớn tuổi sử dụng noãn hiến tặng - Ngày đăng: 20-09-2024
Tỷ lệ phôi nguyên bội giữa IVF cổ điển và ICSI tương đương nhau trong trường hợp vô sinh không do yếu tố nam - Ngày đăng: 19-09-2024
Tác động của quá trình thủy tinh hóa phôi nhiều lần lên kết quả thai và sơ sinh - Ngày đăng: 18-09-2024
Sử dụng Pentoxifylline - Phương pháp an toàn để lựa chọn tinh trùng sống từ tinh hoàn trước khi đông lạnh với mẫu tinh trùng số lượng ít ở bệnh nhân vô tinh - Ngày đăng: 20-09-2024
Liệu rã nuôi phôi đông lạnh giai đoạn phân chia lên phôi nang có cải thiện kết cục điều trị của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh? Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 18-09-2024
Ngày kiêng xuất tinh và kết cục ART - Ngày đăng: 18-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK