Tin tức
on Friday 27-09-2024 6:59am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Lệch bội là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và thất bại làm tổ nhiều lần. Các nghiên cứu trước đây cho thấy bất thường trong nhiễm sắc thể tinh trùng của người cha có liên quan đến tình trạng lệch bội của phôi và ảnh hưởng kết cục hỗ trợ sinh sản. Xét nghiệm cấu trúc nhiễm sắc thể tinh trùng (Sperm chromatin structure assay – SCSA) là phương pháp thường được sử dụng nhất để kiểm tra mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation – SDF). Mức SDF cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng phôi và kết quả lâm sàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của DNA tinh trùng đến kết quả phôi và lâm sàng sau khi thực hiện ICSI, đặc biệt là phôi lệch bội và khả năng phát triển phôi tiền làm tổ.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa mức độ SDF và tình trạng lệch bội của phôi. Từ đó, đánh giá tầm ảnh hưởng của SDF đến hiệu quả phát triển phôi cũng như kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi nguyên bội.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu phân tích kết quả của 426 cặp vợ chồng thực hiện chu kỳ ICSI-PGT từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2021. Tiêu chí lựa chọn là những bệnh nhân trải qua chu kỳ ICSI-PGT đầu tiên và được đánh giá SDF vào ngày ICSI. Những bệnh nhân mang bất thường gen ở một trong hai vợ chồng, tinh trùng trữ, tinh trùng thủ thuật, tinh trùng hiến hoặc noãn hiến, bệnh nhận nam có tiền sử giãn mạch thừng tinh và đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể làm thay đổi thông số tinh dịch bị loại khỏi nghiên cứu này. Dựa vào mức độ SDF, nghiên cứu chia thành hai nhóm: nhóm SDF thấp (≤30%) và nhóm SDF cao (>30%).
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS (phiên bản 26.0).
Kết quả
Nghiên cứu áp dụng phương pháp ghép điểm xu hướng (Propensity score matching – PSM) trên 66 cặp trong mỗi nhóm. Kết quả cho thấy mức SDF trung bình ở nhóm SDF cao là 40,74% và nhóm SDF thấp là 15,54%. Nhóm SDF cao có tỉ lệ phôi lệch bội cao hơn so với nhóm SDF thấp (69,36% so với 53,96%, P<0,001). Trong số 750 phôi sinh thiết từ 132 cặp vợ chồng sau khi áp dụng phương pháp PSM, có 460 phôi bị lệch bội. Trong đó, thể khảm chiếm 29,78%, lệch bội một nhiễm sắc thể chiếm 21,09%, lệch bội đoạn nhiễm sắc thể chiếm 16,74%, và lệch bội phức tạp chiếm 32,39%. Cụ thể, tỉ lệ khảm ở nhóm SDF thấp cao hơn so với nhóm SDF cao (36,02% so với 24,50%, P=0,003). Tuy nhiên, tỉ lệ lệch bội một nhiễm sắc thể ở nhóm SDF cao cao hơn so với nhóm SDF thấp (24,90% so với 16,59%, P=0,003). Không có sự khác biệt về tỉ lệ lệch bội đoạn nhiễm sắc thể (15,17% so với 18,07%, P=0,558) và tỉ lệ lệch bội phức tạp (32,23% so với 32,53%, P=0,558) giữa nhóm SDF thấp và nhóm SDF cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi áp dụng PSM, tỉ lệ thụ tinh 2PN ở nhóm SDF cao thấp hơn so với nhóm SDF thấp (74,18% so với 77,99%), tuy nhiên khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê với P=0,056. Không có sự khác biệt về tỉ lệ phân chia 2PN (99,14% so với 98,85%, P=0,773), tỉ lệ phôi ngày 3 chất lượng tốt (65,32% so với 70,14%, P=0,063) và tỉ lệ phôi phát triển thành phôi nang (60,83% so với 62,16%, P=0,627) giữa hai nhóm SDF cao và SDF thấp. Đối với kết quả lâm sàng, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm SDF cao và SDF thấp sau khi chuyển phôi nguyên bội về các chỉ số: tỉ lệ thai sinh hóa (70,83% so với 72,00%, P=0,898), tỉ lệ thai lâm sàng (60,42% so với 66,00%, P=0,567), tỉ lệ sảy thai (8,33% so với 8,00%, P=1,000), tỉ lệ trẻ sinh sống (52,08% so với 58,00%, P=0,700), tỉ lệ sinh đơn (100,00% so với 93,10%, P=0,493), tỉ lệ sinh mổ (68,00% so với 75,86%, P=0,520), tỉ lệ sinh non (12,00% so với 13,79%, P=0,480) và tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (8,00% so với 9,68%, P=1,000).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ SDF cao không ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sảy thai, tỉ lệ trẻ sinh sống và kết cục chu sinh sau khi chuyển phôi nguyên bội đã thực hiện PGT. Tuy nhiên, mức SDF >30% có khả năng làm tăng tỉ lệ phôi lệch bội. Hiện nay, một số nghiên cứu khác cho thấy không có mối tương quan giữa SDF và tỉ lệ lệch bội, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Phát hiện của nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin cho việc tư vấn bệnh nhân có mức SDF cao về nguy cơ tăng tỉ lệ phôi lệch bội và có thể cân nhắc việc sử dụng PGT để chọn lựa phôi bình thường để chuyển. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế. Đầu tiên, tiêu chí chỉ có bệnh nhân thực hiện ICSI-PGT, do đó kết quả không áp dụng cho tất cả các bệnh nhân thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như IVF thông thường. Thứ hai, đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm với cỡ mẫu nhỏ. Vì vậy, cần có thêm nghiên cứu đa trung tâm để phân tích dữ liệu với quy mô lớn.
Nguồn: Fu W, Cui Q, Yang Z, et al. High sperm DNA fragmentation increased embryo aneuploidy rate in patients undergoing preimplantation genetic testing. Reprod Biomed Online. 2023;47(6):103366. doi:10.1016/j.rbmo.2023.103366
Tổng quan
Lệch bội là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và thất bại làm tổ nhiều lần. Các nghiên cứu trước đây cho thấy bất thường trong nhiễm sắc thể tinh trùng của người cha có liên quan đến tình trạng lệch bội của phôi và ảnh hưởng kết cục hỗ trợ sinh sản. Xét nghiệm cấu trúc nhiễm sắc thể tinh trùng (Sperm chromatin structure assay – SCSA) là phương pháp thường được sử dụng nhất để kiểm tra mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation – SDF). Mức SDF cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng phôi và kết quả lâm sàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của DNA tinh trùng đến kết quả phôi và lâm sàng sau khi thực hiện ICSI, đặc biệt là phôi lệch bội và khả năng phát triển phôi tiền làm tổ.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa mức độ SDF và tình trạng lệch bội của phôi. Từ đó, đánh giá tầm ảnh hưởng của SDF đến hiệu quả phát triển phôi cũng như kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi nguyên bội.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu phân tích kết quả của 426 cặp vợ chồng thực hiện chu kỳ ICSI-PGT từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2021. Tiêu chí lựa chọn là những bệnh nhân trải qua chu kỳ ICSI-PGT đầu tiên và được đánh giá SDF vào ngày ICSI. Những bệnh nhân mang bất thường gen ở một trong hai vợ chồng, tinh trùng trữ, tinh trùng thủ thuật, tinh trùng hiến hoặc noãn hiến, bệnh nhận nam có tiền sử giãn mạch thừng tinh và đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể làm thay đổi thông số tinh dịch bị loại khỏi nghiên cứu này. Dựa vào mức độ SDF, nghiên cứu chia thành hai nhóm: nhóm SDF thấp (≤30%) và nhóm SDF cao (>30%).
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS (phiên bản 26.0).
Kết quả
Nghiên cứu áp dụng phương pháp ghép điểm xu hướng (Propensity score matching – PSM) trên 66 cặp trong mỗi nhóm. Kết quả cho thấy mức SDF trung bình ở nhóm SDF cao là 40,74% và nhóm SDF thấp là 15,54%. Nhóm SDF cao có tỉ lệ phôi lệch bội cao hơn so với nhóm SDF thấp (69,36% so với 53,96%, P<0,001). Trong số 750 phôi sinh thiết từ 132 cặp vợ chồng sau khi áp dụng phương pháp PSM, có 460 phôi bị lệch bội. Trong đó, thể khảm chiếm 29,78%, lệch bội một nhiễm sắc thể chiếm 21,09%, lệch bội đoạn nhiễm sắc thể chiếm 16,74%, và lệch bội phức tạp chiếm 32,39%. Cụ thể, tỉ lệ khảm ở nhóm SDF thấp cao hơn so với nhóm SDF cao (36,02% so với 24,50%, P=0,003). Tuy nhiên, tỉ lệ lệch bội một nhiễm sắc thể ở nhóm SDF cao cao hơn so với nhóm SDF thấp (24,90% so với 16,59%, P=0,003). Không có sự khác biệt về tỉ lệ lệch bội đoạn nhiễm sắc thể (15,17% so với 18,07%, P=0,558) và tỉ lệ lệch bội phức tạp (32,23% so với 32,53%, P=0,558) giữa nhóm SDF thấp và nhóm SDF cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi áp dụng PSM, tỉ lệ thụ tinh 2PN ở nhóm SDF cao thấp hơn so với nhóm SDF thấp (74,18% so với 77,99%), tuy nhiên khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê với P=0,056. Không có sự khác biệt về tỉ lệ phân chia 2PN (99,14% so với 98,85%, P=0,773), tỉ lệ phôi ngày 3 chất lượng tốt (65,32% so với 70,14%, P=0,063) và tỉ lệ phôi phát triển thành phôi nang (60,83% so với 62,16%, P=0,627) giữa hai nhóm SDF cao và SDF thấp. Đối với kết quả lâm sàng, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm SDF cao và SDF thấp sau khi chuyển phôi nguyên bội về các chỉ số: tỉ lệ thai sinh hóa (70,83% so với 72,00%, P=0,898), tỉ lệ thai lâm sàng (60,42% so với 66,00%, P=0,567), tỉ lệ sảy thai (8,33% so với 8,00%, P=1,000), tỉ lệ trẻ sinh sống (52,08% so với 58,00%, P=0,700), tỉ lệ sinh đơn (100,00% so với 93,10%, P=0,493), tỉ lệ sinh mổ (68,00% so với 75,86%, P=0,520), tỉ lệ sinh non (12,00% so với 13,79%, P=0,480) và tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (8,00% so với 9,68%, P=1,000).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ SDF cao không ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sảy thai, tỉ lệ trẻ sinh sống và kết cục chu sinh sau khi chuyển phôi nguyên bội đã thực hiện PGT. Tuy nhiên, mức SDF >30% có khả năng làm tăng tỉ lệ phôi lệch bội. Hiện nay, một số nghiên cứu khác cho thấy không có mối tương quan giữa SDF và tỉ lệ lệch bội, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Phát hiện của nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin cho việc tư vấn bệnh nhân có mức SDF cao về nguy cơ tăng tỉ lệ phôi lệch bội và có thể cân nhắc việc sử dụng PGT để chọn lựa phôi bình thường để chuyển. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế. Đầu tiên, tiêu chí chỉ có bệnh nhân thực hiện ICSI-PGT, do đó kết quả không áp dụng cho tất cả các bệnh nhân thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như IVF thông thường. Thứ hai, đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm với cỡ mẫu nhỏ. Vì vậy, cần có thêm nghiên cứu đa trung tâm để phân tích dữ liệu với quy mô lớn.
Nguồn: Fu W, Cui Q, Yang Z, et al. High sperm DNA fragmentation increased embryo aneuploidy rate in patients undergoing preimplantation genetic testing. Reprod Biomed Online. 2023;47(6):103366. doi:10.1016/j.rbmo.2023.103366
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng số tinh trùng di động thấp ở người hiến không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai khi thực hiện IUI - Ngày đăng: 25-09-2024
Thủy tinh hóa noãn trước hoặc sau khi Rescue-IVM không làm suy yếu động học trưởng thành nhưng gây ra những biển đổi về thoi vô sắc trong giảm phân - Ngày đăng: 25-09-2024
Bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng (DOR) không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi lệch bội hoặc trẻ sinh sống so với phụ nữ bình thường - Ngày đăng: 25-09-2024
Các tiến bộ trong việc chẩn đoán vô sinh ở nam giới - Ngày đăng: 24-09-2024
Trữ noãn xã hội- xu hướng hay thực tế hiện đại? - Ngày đăng: 24-09-2024
Sử dụng môi trường oxy hai pha cải thiện sự hình thành phôi nang có thể chuyển được ở những bệnh nhân không có phôi nguyên bội trong các chu kỳ oxy đơn pha trước đó - Ngày đăng: 24-09-2024
Kết quả thai và sơ sinh của kỹ thuật ICSI sử dụng pentoxifylline để xác định tinh trùng sống ở những bệnh nhân đông lạnh tinh trùng từ tinh hoàn - Ngày đăng: 24-09-2024
Đông lạnh noãn chủ động: một đánh giá hệ thống và phân tích hồi quy tổng hợp - Ngày đăng: 20-09-2024
Rượu tác động đến sự phát triển của phôi và thai nhi: nghiên cứu trên nhóm phụ nữ mang thai tại rotterdam - Ngày đăng: 20-09-2024
Kết quả IVF và sản khoa ở phụ nữ lớn tuổi sử dụng noãn hiến tặng - Ngày đăng: 20-09-2024
Tỷ lệ phôi nguyên bội giữa IVF cổ điển và ICSI tương đương nhau trong trường hợp vô sinh không do yếu tố nam - Ngày đăng: 19-09-2024
Tác động của quá trình thủy tinh hóa phôi nhiều lần lên kết quả thai và sơ sinh - Ngày đăng: 18-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK