Tin tức
on Tuesday 01-10-2024 9:35am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH_Nguyễn Thị Minh Anh_IVFMD Tân Bình
Công nghệ IVF đã có lịch sử phát triển lâu đời và bảo quản phôi đông lạnh là một bước quan trọng của quy trình. Từ năm 2003, kỹ thuật thuỷ tinh hoá đã được áp dụng tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) tại Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc chính thức thực hiện chính sách hai con, do đó rất nhiều bệnh nhân muốn chuyển những phôi đã được bảo quản trong thời kì đầu của công nghệ thủy tinh hóa. Tuy nhiên, nồng độ cao của chất bảo vệ đông lạnh được sử dụng trong quá trình thủy tinh hóa cũng như hệ thống mở tiếp xúc phôi trực tiếp với nitơ lỏng trong quá trình bảo quản có thể tác động tiêu cực đến phôi. Các thí nghiệm trên động vật về việc bảo quản lâu dài phôi đông lạnh đã cho thấy kết quả khác nhau về khả năng sống sót của phôi sau rã. Kết quả thực nghiệm trên chuột cho thấy tỷ lệ sống sót sau đông lạnh, thụ tinh và phát triển phôi giảm khi kéo dài thời gian bảo quản đông lạnh (Yan và cs., 2011), nhưng kết quả thực nghiệm trên phôi bò (Fang và cs., 2014) hoặc lợn (Sanchez-Osorio và cs., 2010) không cho thấy tác động đáng kể nào. Do có sự khác biệt đáng kể về mặt sinh lý giữa các loài, mặc dù các mô hình động vật này có giá trị tham chiếu đối với con người, nhưng hiệu quả dự đoán của chúng có phần hạn chế đối với các ứng dụng lâm sàng. Mặc dù một số nghiên cứu lâm sàng đã đánh giá tác động của thời gian bảo quản đông lạnh phôi đến kết quả chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET), nhưng hầu hết đều tập trung vào phôi được lưu trữ dưới 5 năm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian bảo quản đông lạnh phôi không ảnh hưởng đến kết quả mang thai (Li và cs., 2017; Ueno và cs., 2018). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc kéo dài thời gian bảo quản phôi đông lạnh có tác động tiêu cực đến kết quả mang thai (Li và cs., 2020; Zhang và cs., 2021; Mao và cs., 2022). Một nghiên cứu gần đây của Cui và cộng sự (2021) cho thấy rằng nếu thời gian bảo quản phôi đông lạnh hơn 5 năm, tỷ lệ làm tổ (IR) và tỷ lệ sinh sống (LBR) có thể giảm đáng kể. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết tất cả các nghiên cứu có thời gian bảo quản vượt quá 5 năm đều có quy mô mẫu nhỏ hoặc là báo cáo ca bệnh, điều này hạn chế độ tin cậy của dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn của việc bảo quản phôi dài hạn. Việc thiếu bằng chứng lâm sàng và hướng dẫn chính xác khiến vấn đề bảo quản phôi đông lạnh gây ra nhiều tranh cãi. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu tác động của thời gian bảo quản phôi đông lạnh dài hơn (> 5 năm) đối với kết quả chuyển phôi, chẳng hạn như tỷ lệ làm tổ (IR) và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) đồng thời xác định thời gian bảo quản phôi đông lạnh an toàn.
Đây là nghiên cứu hồi cứu thực hiện tại 1 trung tâm hỗ trợ sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2022. Phôi của những bệnh nhân được đông lạnh từ năm 2012. Tổng cộng 36 665 chu kì chuyển phôi trữ được đưa vào nghiên cứu và chia thành 3 nhóm dựa trên thời gian lưu trữ phôi: Nhóm 1: 0-2 năm; Nhóm 2: 2-5 năm và Nhóm 3: hơn 5 năm. Phôi được đông lạnh và rã đông bằng môi trường trữ Vitrification Kit Kitazato.
Nghiên cứu thu được một số kết quả như sau:
Tóm lại, thời gian bảo quản phôi đông lạnh không ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống của phôi giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, bảo quản phôi nang đông lạnh chất lượng tốt dài hơn 5 năm có làm giảm tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống.
Nguồn: Zhan, S., Lin, C., Lin, Q., Gan, J., Wang, C., Luo, Y., ... & Liu, H. (2024). Vitrification preservation of good-quality blastocysts for more than 5 years reduces implantation and live birth rates. Human Reproduction, 39(9), 1960-1968.
Công nghệ IVF đã có lịch sử phát triển lâu đời và bảo quản phôi đông lạnh là một bước quan trọng của quy trình. Từ năm 2003, kỹ thuật thuỷ tinh hoá đã được áp dụng tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) tại Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc chính thức thực hiện chính sách hai con, do đó rất nhiều bệnh nhân muốn chuyển những phôi đã được bảo quản trong thời kì đầu của công nghệ thủy tinh hóa. Tuy nhiên, nồng độ cao của chất bảo vệ đông lạnh được sử dụng trong quá trình thủy tinh hóa cũng như hệ thống mở tiếp xúc phôi trực tiếp với nitơ lỏng trong quá trình bảo quản có thể tác động tiêu cực đến phôi. Các thí nghiệm trên động vật về việc bảo quản lâu dài phôi đông lạnh đã cho thấy kết quả khác nhau về khả năng sống sót của phôi sau rã. Kết quả thực nghiệm trên chuột cho thấy tỷ lệ sống sót sau đông lạnh, thụ tinh và phát triển phôi giảm khi kéo dài thời gian bảo quản đông lạnh (Yan và cs., 2011), nhưng kết quả thực nghiệm trên phôi bò (Fang và cs., 2014) hoặc lợn (Sanchez-Osorio và cs., 2010) không cho thấy tác động đáng kể nào. Do có sự khác biệt đáng kể về mặt sinh lý giữa các loài, mặc dù các mô hình động vật này có giá trị tham chiếu đối với con người, nhưng hiệu quả dự đoán của chúng có phần hạn chế đối với các ứng dụng lâm sàng. Mặc dù một số nghiên cứu lâm sàng đã đánh giá tác động của thời gian bảo quản đông lạnh phôi đến kết quả chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET), nhưng hầu hết đều tập trung vào phôi được lưu trữ dưới 5 năm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian bảo quản đông lạnh phôi không ảnh hưởng đến kết quả mang thai (Li và cs., 2017; Ueno và cs., 2018). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc kéo dài thời gian bảo quản phôi đông lạnh có tác động tiêu cực đến kết quả mang thai (Li và cs., 2020; Zhang và cs., 2021; Mao và cs., 2022). Một nghiên cứu gần đây của Cui và cộng sự (2021) cho thấy rằng nếu thời gian bảo quản phôi đông lạnh hơn 5 năm, tỷ lệ làm tổ (IR) và tỷ lệ sinh sống (LBR) có thể giảm đáng kể. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết tất cả các nghiên cứu có thời gian bảo quản vượt quá 5 năm đều có quy mô mẫu nhỏ hoặc là báo cáo ca bệnh, điều này hạn chế độ tin cậy của dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn của việc bảo quản phôi dài hạn. Việc thiếu bằng chứng lâm sàng và hướng dẫn chính xác khiến vấn đề bảo quản phôi đông lạnh gây ra nhiều tranh cãi. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu tác động của thời gian bảo quản phôi đông lạnh dài hơn (> 5 năm) đối với kết quả chuyển phôi, chẳng hạn như tỷ lệ làm tổ (IR) và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) đồng thời xác định thời gian bảo quản phôi đông lạnh an toàn.
Đây là nghiên cứu hồi cứu thực hiện tại 1 trung tâm hỗ trợ sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2022. Phôi của những bệnh nhân được đông lạnh từ năm 2012. Tổng cộng 36 665 chu kì chuyển phôi trữ được đưa vào nghiên cứu và chia thành 3 nhóm dựa trên thời gian lưu trữ phôi: Nhóm 1: 0-2 năm; Nhóm 2: 2-5 năm và Nhóm 3: hơn 5 năm. Phôi được đông lạnh và rã đông bằng môi trường trữ Vitrification Kit Kitazato.
Nghiên cứu thu được một số kết quả như sau:
- Phân tích hồi quy đa biến cho thấy nhìn chung so với nhóm lưu trữ 0-2 năm, việc kéo dài thời gian bảo quản thủy tinh hóa (2-5 năm hoặc >5 năm) của phôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai sinh hóa, đa thai, thai ngoài tử cung và tỷ lệ sảy thai (P > 0,05). Tuy nhiên, so với nhóm lưu trữ 0-2 năm, thời gian bảo quản hơn 5 năm làm giảm tỷ lệ làm tổ (aOR 0,82, 95% KTC 0,69-0,97, P = 0,020) và tỷ lệ thai lâm sàng (aOR 0,76, 95% KTC 0,64-0,91, P = 0,002).
- Phân tích hồi quy đa tầng dựa trên tuổi phôi, kết quả cho thấy thời gian trữ đông không ảnh hưởng đến kết quả phôi ngày 3, tuy nhiên đối với phôi ngày 5 có ảnh hưởng đến IR (aOR 0,78, 95% KTC 0,62-0,98, P = 0,033) và LBR (aOR 0,68, 95% KTC 0,53-0,87, P = 0.002). Sự khác biệt về mặt thống kê giữa IR và LBR được tìm thấy ở một số phân nhóm nhưng không phải tất cả. Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy LBR giảm đáng kể ở nhóm có thời gian bảo quản đông lạnh lớn hơn 5 năm, bất kể là chuyển 1 phôi (aOR 0,71, 95% KTC 0,50-0,99, P = 0,047) hay 2 phôi (aOR 0,60, 95% KTC 0,42-0,85, P = 0,004). Các phôi nang chất lượng tốt được lưu trữ dài hơn 5 năm bị ảnh hưởng tiêu cực đến IR (aOR 0,74, 95% KTC 0,58-0,95, P = 0,020) và LBR (aOR 0,70, 95% KTC 0,53-0,93, P = 0,013). Tuy nhiên, đối với phôi nang chất lượng không tốt, không có mối liên hệ đáng kể nào giữa thời gian lưu trữ và kết quả mang thai.
- Về kết quả chu sinh: thời gian bảo quản phôi thủy tinh hóa không ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh non, cân nặng khi sinh của thai nhi hoặc tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, so với nhóm lưu trữ 0-2 năm, tuổi thai của nhóm lưu trữ 2-5 năm và nhóm lưu trữ >5 năm đã giảm đáng kể (38,33 ± 1,82 tuần so với 38,07 ± 1,70 tuần và 37,53 ± 2,23 tuần, P < 0,001). Khi thời gian bảo quản tăng lên, tỷ lệ thai lớn so với tuổi thai (LGA) tăng lên đáng kể (lần lượt là 5,22%, 6,75% và 9,47%; P < 0,01) và tỷ lệ thai nhỏ so với tuổi thai (SGA) giảm đáng kể (lần lượt là 5,60%, 4,10% và 1,18%; P < 0,01). Sau khi điều chỉnh một số yếu tố gây nhiễu, sự gia tăng của LGA và sự giảm của SGA có liên quan đáng kể đến thời gian bảo quản.
Tóm lại, thời gian bảo quản phôi đông lạnh không ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống của phôi giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, bảo quản phôi nang đông lạnh chất lượng tốt dài hơn 5 năm có làm giảm tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống.
Nguồn: Zhan, S., Lin, C., Lin, Q., Gan, J., Wang, C., Luo, Y., ... & Liu, H. (2024). Vitrification preservation of good-quality blastocysts for more than 5 years reduces implantation and live birth rates. Human Reproduction, 39(9), 1960-1968.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hỗ trợ dinh dưỡng đối với loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - Ngày đăng: 29-09-2024
Mối quan hệ giữa hệ vi khuẩn đường ruột và dậy thì sớm - Ngày đăng: 29-09-2024
Kết quả thai kỳ và sơ sinh của những trường hợp song sinh cùng trứng từ công nghệ hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu hồi cứu trong 10 năm - Ngày đăng: 29-09-2024
Bất động tinh trùng nhiều lần có thể cải thiện kết cục sinh sản ở những bệnh nhân có thông số tinh dịch không tối ưu và thất bại thụ tinh ICSI trước đó - Ngày đăng: 29-09-2024
Sự ra đời của 32 trẻ khoẻ mạnh sau khi chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh sau rã đông có nguồn gốc từ hợp tử 1PN: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 27-09-2024
So sánh kết quả thai kỳ và dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 27-09-2024
Dự đoán các biến chứng liên quan đến thai kỳ ở phụ nữ đang thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp học máy - Ngày đăng: 27-09-2024
Phân mảnh DNA tinh trùng cao làm tăng tỉ lệ phôi lệch bội ở nhóm bệnh nhân xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) - Ngày đăng: 27-09-2024
Tổng số tinh trùng di động thấp ở người hiến không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai khi thực hiện IUI - Ngày đăng: 25-09-2024
Thủy tinh hóa noãn trước hoặc sau khi Rescue-IVM không làm suy yếu động học trưởng thành nhưng gây ra những biển đổi về thoi vô sắc trong giảm phân - Ngày đăng: 25-09-2024
Bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng (DOR) không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi lệch bội hoặc trẻ sinh sống so với phụ nữ bình thường - Ngày đăng: 25-09-2024
Các tiến bộ trong việc chẩn đoán vô sinh ở nam giới - Ngày đăng: 24-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK