Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 14-01-2025 7:09am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Huỳnh Thu Thảo – IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
 
Sự thay đổi nhiệt độ và môi trường trữ-rã trong quá trình đông lạnh và rã đông phôi đã làm cho màng ZP trở nên dày và cứng hơn, điều này gây khó khăn cho việc thoát màng tự nhiên của phôi, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ thoát màng (assisted hatching - AH).
AH bằng tia lazer (LAH) được sử dụng phổ biến trong ART giúp rút ngắn thời gian thực hiện, an toàn, hiệu quả và chính xác hơn so với những phương pháp khác. Các nghiên cứu cho thấy, việc LAH loại bỏ hoàn toàn màng ZP cải thiện tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ mang thai hơn so với việc tạo một lỗ nhỏ hoặc loại bỏ 1 phần màng ZP. Hơn nữa, tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống tăng khi chuyển phôi trữ ngày 6 đã được AH loại bỏ hoàn toàn màng ZP. Ngược lại, những nghiên cứu trước đây báo cáo rằng LAH không giúp cải thiện tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi tươi. Các báo cáo về kết quả lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống của kỹ thuật LAH đặc biệt là sau khi chuyển phôi trữ đã loại bỏ hoàn toàn màng ZP vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự tác động của việc loại bỏ hoàn toàn màng ZP bằng LAH trong chu kỳ chuyển đơn phôi trữ (trữ-rã bằng phương pháp thủy tinh hóa) lên kết quả lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống.
 
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu thu nhận dữ liệu từ 320 chu kỳ chuyển đơn phôi nang trữ lạnh ở 213 bệnh nhân ở cùng 1 trung tâm IVF, dữ liệu được lấy từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2020. Những trường hợp phôi được xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để phát hiện tình trạng lệch bội (Preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGTA), chuyển phôi phân chia, chuyển phôi tươi, chu kỳ cho noãn và tinh trùng thu nhận từ thủ thuật (TESE, PESA) sẽ bị loại. Nghiên cứu gồm 2 nhóm: nhóm đối chứng không thực hiện AH (n=160), nhóm nghiên cứu thực hiện AH loại bỏ hoàn toàn màng ZP (n=160).
Sau khi rã đông, phôi sẽ co lại do môi trường rã có nồng độ áp suất thẩm thấu cao, sử dụng tia lazer để cắt khoảng không giữa màng ZP và phôi bào, dùng pipette hút nhả nhẹ phôi để loại bỏ hoàn toàn màng ZP. Phôi sau khi đã AH sẽ được nuôi cấy thêm 120-180 phút và nhận thấy có sự nở trở lại của khoang phôi, sau đó tiến hành chuyển phôi.
 
Kết quả:
- Giữa nhóm chuyển phôi trữ có LAH loại bỏ hoàn toàn màng ZP với nhóm chuyển phôi trữ không AH nhận thấy không có sự khác biệt đáng kể về tuổi, số chu kỳ thực hiện, chỉ số khối cơ thể (body mass index-BMI), nguyên nhân gây ra vô sinh, số ngày phôi được đông lạnh, phương pháp thụ tinh, chất lượng phôi (P > 0,05).
- Nhóm chuyển phôi trữ có LAH loại bỏ hoàn toàn màng ZP có tỷ lệ làm tổ cao hơn nhóm chuyển phôi trữ không AH (66,2% > 51,2%, P < 0,01)
- Nhóm chuyển phôi trữ có LAH loại bỏ hoàn toàn màng ZP có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn nhóm chuyển phôi trữ không AH (52,5% > 39,3%, P = 0,01)
- Tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR): nhóm chuyển phôi trữ có LAH loại bỏ hoàn toàn màng ZP cao hơn đáng kể so với nhóm chuyển phôi trữ không AH (43,7% > 29,3%, P < 0,01)
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ sẩy thai giữa 2 nhóm (21,4% và 23,8%, P = 0,73)
- Tỷ lệ đa thai: không tìm thấy sự tương quan giữa 2 nhóm, trong 115 ca có trẻ sinh sống (49 ca từ nhóm đối chứng và 66 ca từ nhóm nghiên cứu) có 2 cặp song sinh được sinh ra từ nhóm sử dụng LAH loại bỏ hoàn toàn màng ZP và không có ca nào được tìm thấy ở nhóm đối chứng.
- Tỷ lệ giới tính, tuổi thai trung bình, tỷ lệ đa thai và cân nặng trẻ sau sinh không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (P > 0,05)
 
Kết luận:
Kết quả cho thấy việc chuyển đơn phôi nang trữ lạnh được AH để loại bỏ hoàn toàn màng ZP có sự cải thiện kết quả lâm sàng (tỷ lệ phôi làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống) so với chuyển đơn phôi nang trữ lạnh không AHaAAffjdjdhdhfh AÂẤdgAH và không ảnh hưởng đến kết quả trẻ sinh sống. Việc sử dụng LAH để loại bỏ hoàn toàn ZP như quy trình thường quy có thể là một hướng đi đầy hứa hẹn trong chuyển đơn phôi trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa.
 
Tài liệu tham khảo: Baatarsuren M, Jamiyansuren J, Ganbaatar C, Sengebaljir D, Erdenekhuyag B, Enkhbaatar S, Baljinnyam L, Radnaa E, Dorjpurev A, Ganbat G, Boris T, Khangarid A. Clinical and neonatal outcomes of complete zona pellucida removal by laser-assisted hatching after single vitrified-warmed blastocyst transfer. Lasers Med Sci. 2024 Jan 29;39(1):51. doi: 10.1007/s10103-024-04002-5. PMID: 38285329.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK