Tin tức
on Tuesday 14-01-2025 1:58am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phức tạp ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, gây khó khăn trong việc sinh sản và tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Phương pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ vô sinh do PCOS là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhưng việc sử dụng thuốc kích thích có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Vì vậy, chuyển phôi đông lạnh (FET) được khuyến khích hơn chuyển phôi tươi ở các bệnh nhân PCOS để giảm nguy cơ OHSS và tăng tỷ lệ sinh sống. Các phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung cho FET gồm có chu kỳ nhân tạo (AC), chu kỳ tự nhiên (NC), và chu kỳ kích thích buồng trứng nhẹ. Trong đó, AC phổ biến nhất cho phụ nữ PCOS. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng GnRH đồng vận (GnRH-a) trước khi điều trị hormone thay thế (HRT) có thể cải thiện kết quả sinh sản, mặc dù vẫn còn tranh cãi về hiệu quả của phương pháp này. Bài phân tích này tổng hợp các thử nghiệm được thực hiện để tìm hiểu việc điều trị trước bằng GnRH-a có thể cải thiện kết quả lâm sàng cho những phụ nữ mắc PCOS đang thực hiện FET hay không.
Vật liệu và phương pháp
Dữ liệu được tìm kiếm từ PubMed, Embase, ClinicalTrials.gov, Cochrane Library và Web of Science đến ngày 16 tháng 5 năm 2024. Các nghiên cứu đủ điều kiện liên quan đến những bệnh nhân mắc PCOS đang thực hiện FET và được điều trị trước bằng GnRH-a để chuẩn bị nội mạc tử cung với chu kỳ nhân tạo (AC). Hiệu quả được định lượng bằng tỷ số odds (ORs) với khoảng tin cậy (CI) 95% sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên với phương pháp Mantel–Hansel (M–H) trong phần mềm Revman. Chất lượng của các kết quả được đánh giá bằng hệ thống GRADEpro. Kết quả chính bao gồm tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ sinh con sống. Kết quả phụ bao gồm tỷ lệ chuyển dạ sớm và đái tháo đường thai kỳ (GDM).
Kết quả
Tổng cộng có 97 tài liệu ban đầu, sau khi loại bỏ các tài liệu trùng lặp và những bài báo không phù hợp sau khi sàng lọc tiêu đề, tóm tắt, và đọc toàn văn. Cuối cùng, 3 RCT với 709 người tham gia, 353 người được điều trị trước bằng GnRH-a thuộc nhóm can thiệp và 356 người được điều trị bằng AC thuộc nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy trong tỷ lệ thai lâm sàng (OR 1,09, 95% CI 0,75 đến 1,56, P = 0,66), tỷ lệ sẩy thai (OR 0,73, 95% CI 0,28 đến 1,90, P = 0,52), tỷ lệ sinh con sống (OR 0,87, 95% CI 0,61 đến 1,25, P = 0,46), nguy cơ chuyển dạ sớm (OR 1,45, 95% CI 0,79 đến 2,65, P = 0,23) và GDM (OR 0,73, 95% CI 0,37 đến 1,48, P = 0,39) giữa hai nhóm.
Bàn luận
Bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp này cho thấy điều trị trước bằng GnRH-a không có mối liên hệ đáng kể nào với kết quả mang thai hoặc biến chứng mẹ và trẻ sơ sinh. Phát hiện này mâu thuẫn với kết quả của các nghiên cứu hồi cứu trước đây và nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này. Việc sử dụng GnRH-a kéo dài dẫn đến sự điều hòa ngược của tuyến yên, làm giảm tiết estrogen nội sinh, sự phát triển của nội mạc tử cung và sự phát triển của nang noãn. Một số nghiên cứu hồi cứu với kết quả tích cực cho rằng mức estrogen thấp hơn có thể kéo dài 'cửa sổ làm tổ'. Ngoài ra, việc giảm sự bùng phát LH có thể cải thiện khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung và tăng cường các cytokine hỗ trợ sự bám dính của phôi. Hơn nữa, phụ nữ PCOS thực hiện FET sử dụng chu kỳ tự nhiên và chu kỳ nhân tạo để chuẩn bị nội mạc tử cung cho thấy tỷ lệ sẩy thai, GDM và biến chứng trẻ sơ sinh cao hơn so với phụ nữ không mắc PCOS. Những phát hiện này nhấn mạnh lợi ích của điều trị trước bằng GnRH-a ở bệnh nhân PCOS thực hiện FET.
Sự khác biệt trong các phát hiện của bài nghiên cứu này so với các nghiên cứu hồi cứu trước đây có thể do thiên kiến vốn có trong thiết kế nghiên cứu. Các nghiên cứu hồi cứu có thể bao gồm những bệnh nhân có khả năng thất bại trong FET, kèm theo điều trị chuyên sâu hơn so với nhóm đối chứng. Dựa trên phân tích tổng hợp này, sự thay đổi trong hồ sơ hormone không ảnh hưởng đến kết quả mang thai, biến chứng mẹ và trẻ sơ sinh. Hơn nữa, việc sử dụng GnRH-a sẽ làm tăng thêm cơn đau trong cơ thể, tăng gánh nặng tài chính và kéo dài thời gian 'đưa bé về nhà'. Do đó, có vẻ không cần thiết phải sử dụng điều trị trước bằng GnRH-a cho bệnh nhân PCOS thực hiện FET.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các chu kỳ kích thích nhẹ tốt hơn chu kỳ nhân tạo về tỷ lệ sinh sống cao hơn, tỷ lệ sẩy thai thấp hơn và giảm tỷ lệ sinh non và tiền sản giật. Quan sát này ủng hộ giả thuyết khoa học rằng sự vắng mặt của hoàng thể có thể dẫn đến tiền sản giật. Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ PCOS thực hiện FET có thể giảm khi sử dụng các chu kỳ kích thích nhẹ với letrozole so với AC. Một nghiên cứu hồi cứu cũng phát hiện rằng chu kỳ kích thích nhẹ ở bệnh nhân PCOS có liên quan đến nguy cơ có trẻ lớn hơn so với tuổi thai (LGA) thấp hơn. Bằng chứng này cho thấy FET thực hiện với chu kỳ kích thích nhẹ không chỉ hiệu quả hơn mà còn an toàn hơn so với AC. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu ít vẫn là một hạn chế lớn và cần thêm RCT tập trung vào các biến chứng ở mẹ và sức khỏe của con cái.
Nguồn: Wu, Y., Tu, M., Liu, Y., & Zhang, D. (2024). GnRH agonist pretreatment for frozen embryo transfer among women with polycystic ovary syndrome: a narrow systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Reproductive Biology and Endocrinology, 22(1), 1-10.
Tổng quan
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phức tạp ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, gây khó khăn trong việc sinh sản và tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Phương pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ vô sinh do PCOS là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhưng việc sử dụng thuốc kích thích có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Vì vậy, chuyển phôi đông lạnh (FET) được khuyến khích hơn chuyển phôi tươi ở các bệnh nhân PCOS để giảm nguy cơ OHSS và tăng tỷ lệ sinh sống. Các phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung cho FET gồm có chu kỳ nhân tạo (AC), chu kỳ tự nhiên (NC), và chu kỳ kích thích buồng trứng nhẹ. Trong đó, AC phổ biến nhất cho phụ nữ PCOS. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng GnRH đồng vận (GnRH-a) trước khi điều trị hormone thay thế (HRT) có thể cải thiện kết quả sinh sản, mặc dù vẫn còn tranh cãi về hiệu quả của phương pháp này. Bài phân tích này tổng hợp các thử nghiệm được thực hiện để tìm hiểu việc điều trị trước bằng GnRH-a có thể cải thiện kết quả lâm sàng cho những phụ nữ mắc PCOS đang thực hiện FET hay không.
Vật liệu và phương pháp
Dữ liệu được tìm kiếm từ PubMed, Embase, ClinicalTrials.gov, Cochrane Library và Web of Science đến ngày 16 tháng 5 năm 2024. Các nghiên cứu đủ điều kiện liên quan đến những bệnh nhân mắc PCOS đang thực hiện FET và được điều trị trước bằng GnRH-a để chuẩn bị nội mạc tử cung với chu kỳ nhân tạo (AC). Hiệu quả được định lượng bằng tỷ số odds (ORs) với khoảng tin cậy (CI) 95% sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên với phương pháp Mantel–Hansel (M–H) trong phần mềm Revman. Chất lượng của các kết quả được đánh giá bằng hệ thống GRADEpro. Kết quả chính bao gồm tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ sinh con sống. Kết quả phụ bao gồm tỷ lệ chuyển dạ sớm và đái tháo đường thai kỳ (GDM).
Kết quả
Tổng cộng có 97 tài liệu ban đầu, sau khi loại bỏ các tài liệu trùng lặp và những bài báo không phù hợp sau khi sàng lọc tiêu đề, tóm tắt, và đọc toàn văn. Cuối cùng, 3 RCT với 709 người tham gia, 353 người được điều trị trước bằng GnRH-a thuộc nhóm can thiệp và 356 người được điều trị bằng AC thuộc nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy trong tỷ lệ thai lâm sàng (OR 1,09, 95% CI 0,75 đến 1,56, P = 0,66), tỷ lệ sẩy thai (OR 0,73, 95% CI 0,28 đến 1,90, P = 0,52), tỷ lệ sinh con sống (OR 0,87, 95% CI 0,61 đến 1,25, P = 0,46), nguy cơ chuyển dạ sớm (OR 1,45, 95% CI 0,79 đến 2,65, P = 0,23) và GDM (OR 0,73, 95% CI 0,37 đến 1,48, P = 0,39) giữa hai nhóm.
Bàn luận
Bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp này cho thấy điều trị trước bằng GnRH-a không có mối liên hệ đáng kể nào với kết quả mang thai hoặc biến chứng mẹ và trẻ sơ sinh. Phát hiện này mâu thuẫn với kết quả của các nghiên cứu hồi cứu trước đây và nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này. Việc sử dụng GnRH-a kéo dài dẫn đến sự điều hòa ngược của tuyến yên, làm giảm tiết estrogen nội sinh, sự phát triển của nội mạc tử cung và sự phát triển của nang noãn. Một số nghiên cứu hồi cứu với kết quả tích cực cho rằng mức estrogen thấp hơn có thể kéo dài 'cửa sổ làm tổ'. Ngoài ra, việc giảm sự bùng phát LH có thể cải thiện khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung và tăng cường các cytokine hỗ trợ sự bám dính của phôi. Hơn nữa, phụ nữ PCOS thực hiện FET sử dụng chu kỳ tự nhiên và chu kỳ nhân tạo để chuẩn bị nội mạc tử cung cho thấy tỷ lệ sẩy thai, GDM và biến chứng trẻ sơ sinh cao hơn so với phụ nữ không mắc PCOS. Những phát hiện này nhấn mạnh lợi ích của điều trị trước bằng GnRH-a ở bệnh nhân PCOS thực hiện FET.
Sự khác biệt trong các phát hiện của bài nghiên cứu này so với các nghiên cứu hồi cứu trước đây có thể do thiên kiến vốn có trong thiết kế nghiên cứu. Các nghiên cứu hồi cứu có thể bao gồm những bệnh nhân có khả năng thất bại trong FET, kèm theo điều trị chuyên sâu hơn so với nhóm đối chứng. Dựa trên phân tích tổng hợp này, sự thay đổi trong hồ sơ hormone không ảnh hưởng đến kết quả mang thai, biến chứng mẹ và trẻ sơ sinh. Hơn nữa, việc sử dụng GnRH-a sẽ làm tăng thêm cơn đau trong cơ thể, tăng gánh nặng tài chính và kéo dài thời gian 'đưa bé về nhà'. Do đó, có vẻ không cần thiết phải sử dụng điều trị trước bằng GnRH-a cho bệnh nhân PCOS thực hiện FET.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các chu kỳ kích thích nhẹ tốt hơn chu kỳ nhân tạo về tỷ lệ sinh sống cao hơn, tỷ lệ sẩy thai thấp hơn và giảm tỷ lệ sinh non và tiền sản giật. Quan sát này ủng hộ giả thuyết khoa học rằng sự vắng mặt của hoàng thể có thể dẫn đến tiền sản giật. Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ PCOS thực hiện FET có thể giảm khi sử dụng các chu kỳ kích thích nhẹ với letrozole so với AC. Một nghiên cứu hồi cứu cũng phát hiện rằng chu kỳ kích thích nhẹ ở bệnh nhân PCOS có liên quan đến nguy cơ có trẻ lớn hơn so với tuổi thai (LGA) thấp hơn. Bằng chứng này cho thấy FET thực hiện với chu kỳ kích thích nhẹ không chỉ hiệu quả hơn mà còn an toàn hơn so với AC. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu ít vẫn là một hạn chế lớn và cần thêm RCT tập trung vào các biến chứng ở mẹ và sức khỏe của con cái.
Nguồn: Wu, Y., Tu, M., Liu, Y., & Zhang, D. (2024). GnRH agonist pretreatment for frozen embryo transfer among women with polycystic ovary syndrome: a narrow systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Reproductive Biology and Endocrinology, 22(1), 1-10.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao trong điều trị IVF-ICSI không liên quan đến các biến chứng thai kỳ và kết quả bất lợi ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 14-01-2025
Khả năng sinh sản và tuổi sinh con trong hội chứng buồng trứng đa nang: Một nghiên cứu thuần tập - Ngày đăng: 14-01-2025
Song thai hai nhau - cùng hợp tử sau chuyển đơn phôi: báo cáo về một trường hợp được xác nhận bằng di truyền - Ngày đăng: 14-01-2025
Tác động của béo phì lên chức năng sinh sản ở người phụ nữ - Ngày đăng: 14-01-2025
Lạc nội mạc tử cung và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2025
Phân loại adenomyosis khu trú: liệu có thực sự chỉ tồn tại một thể khu trú? - Ngày đăng: 14-01-2025
Băng huyết sau sinh nghiêm trọng sau khi chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu dựa trên dân số - Ngày đăng: 12-01-2025
Tỷ lệ sinh sống tích lũy của việc chuyển phôi nang so với phôi giai đoạn phân chia trong chính sách chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm ở phụ nữ có tiên lượng tốt: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 12-01-2025
Có mối quan hệ nào giữa các thông số động học hình thái và biến chứng sản khoa không? Một phân tích trên các ca đơn thai sinh sống sau chuyển phôi tươi đơn phôi - Ngày đăng: 09-01-2025
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK