Tin tức
on Thursday 09-01-2025 1:34am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Với sự tiến bộ trong phôi học và sự ra đời của hệ thống nuôi cấy time-lapse mang lại tiềm năng cải thiện kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tăng tỉ lệ trẻ sinh sống và giảm sảy thai sớm. Mục tiêu của các nhà phôi học không chỉ có thể chọn lọc được phôi có khả năng sinh con sống cao nhất mà còn là phôi có khả năng tiến triển đến quá trình sinh nở đủ tháng khỏe mạnh cao nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thông số động học phôi và biến chứng sản khoa còn hạn chế. Do đó, mục tiêu nghiên cứu này là phân tích mối liên hệ giữa các thông số động học hình thái phôi với những biến chứng sản khoa và chu sinh từ chu kỳ chuyển phôi tươi đơn phôi, nhằm nâng cao chất lượng kết quả lâm sàng IVF.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu theo dõi khả năng sinh sản và quá trình sinh nở của tất cả các ca sinh đơn thai từ bệnh nhân IVF có phôi được nuôi cấy trong hệ thống time-lapse và có một lần chuyển phôi tươi đơn phôi tại một trung tâm IVF từ năm 2013 đến năm 2019. Những ca mang thai bị biến chứng và không biến chứng được so sánh với nhau về các biến chứng chu sinh bao gồm: đái tháo đường thai kì (gestational diabetes mellitus - GDM), nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA), nhiễm độc tiền sản giật (pre-eclamptic toxemia - PET), chuyển dạ sinh non dưới 37 tuần thai (preterm labor - PTL) và biến chứng chuyển dạ giai đoạn ba. Các đặc điểm cơ bản, phương pháp điều trị và các thông số hình thái đã được so sánh. Phân tích hồi quy logistic đã được sử dụng để điều chỉnh kết quả cho các yếu tố gây nhiễm tiềm ẩn.
Kết quả
Từ 176 ca chuyển đơn phôi đã dẫn đến 176 ca sinh con sống. Các thông số hình thái động học tương tự nhau giữa các nhóm biến chứng, ngoại trừ ở nhóm SGA có thời gian ngắn hơn để tạo phôi nang hoàn chỉnh (tB-tPNf = 75,5 ± 1,3 giờ so với 79,5 ± 4,8 ở nhóm không SGA, p < 0,001) và ở nhóm PET có thời gian chu kỳ tế bào thứ ba ngắn hơn (CC3 = 12,4 ± 1,1 giờ so với 13,6 ± 2,9 ở nhóm không PET, p = 0,02). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm bị biến chứng và không biến chứng về KID [NTH1] score trung bình ngày 3 và ngày 5, ngoại trừ KID score ngày 3 cao hơn ở nhóm SGA (4,83±0,39 so với 4,50±1,0 ở nhóm không SGA, p=0,027). Sau khi phân tích hồi quy đa biến có điều chỉnh theo tuổi mẹ, ngày chuyển phôi và phương pháp thụ tinh, cho thấy KID score ngày 3 không có sự liên quan đáng kể đến SGA (OR đã điều chỉnh 1,201, 95% CI 0,535 – 2,696). So sánh đặc điểm cơ bản giữa các phôi có KID score ngày 3 thấp (1-3) và cao (4-5) cho thấy bệnh nhân có KID score thấp được điều trị với liều FSH cao hơn và có số lượng noãn chọc hút thấp hơn (3213±1514 đơn vị so với 2370±1342 đơn vị ở nhóm KID score cao, p = 0,050; 10,0±3,8 noãn so với 14,2±6,2 noãn ở nhóm có KID score cao, p = 0,012). Tuy nhiên tỉ lệ biến chứng chu sinh khác nhau giữa các nhóm là tương đương nhau. Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các thông số động học phôi và các biến chứng chu sinh cũng như biến chứng chuyển dạ giai đoạn ba.
Bàn luận
Tỉ lệ biến chứng sản khoa được báo cáo trong các trường hợp mang đơn thai IVF có thể liên quan đến các yếu tố về phôi như cấu trúc, di truyền hoặc di truyền biểu sinh; các yếu tố của người mẹ như đặc điểm ban đầu, tử cung, các yếu tố nội mạc tử cung và nguyên nhân gây vô sinh; hoặc các yếu tố nội tiết như sự phát triển và làm tổ ở mức estradiol cao quá mức. Các trường hợp mang thai từ chu kỳ IVF chuyển phôi tươi và trữ cũng có sự khác nhau về biến chứng sản khoa như tỉ lệ mắc SGA và PTL cao hơn trong chu kỳ chuyển phôi tươi, trong khi tỉ lệ mắc PET và thai to cao hơn trong chu kỳ chuyển phôi trữ. Điều này cho thấy môi trường nội tiết cũng như sự hiện diện của hoàng thể có vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ biến chứng sản khoa. Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy dữ liệu về động học hình thái phôi chỉ liên quan đến quá trình làm tổ và giai đoạn đầu thai kỳ, không tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa thông số động học phôi với biến chứng sản khoa và chu sinh, ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Điều này cho thấy mặc dù khả năng mang thai lâm sàng với một phôi có KID score thấp có thể thấp hơn một phôi có KID score cao, nhưng sau khi mang thai lâm sàng, khả năng xảy ra các biến chứng sản khoa như PET, PTD, SGA, GDM và biến chứng chuyển dạ giai đoạn ba sẽ không tăng lên chỉ vì chuyển một phôi có “chất lượng thấp hơn”.
Nguồn: Wertheimer, A., Sapir, O., Hochberg, A., Ben-Haroush, A., Altman, E., Shochat, T., ... & Shufaro, Y. (2024). Is there a relationship between morphokinetic parameters and obstetrical complications? An analysis of singleton live births after single fresh embryo transfer. BMC Pregnancy and Childbirth, 24(1), 651.
Tổng quan
Với sự tiến bộ trong phôi học và sự ra đời của hệ thống nuôi cấy time-lapse mang lại tiềm năng cải thiện kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tăng tỉ lệ trẻ sinh sống và giảm sảy thai sớm. Mục tiêu của các nhà phôi học không chỉ có thể chọn lọc được phôi có khả năng sinh con sống cao nhất mà còn là phôi có khả năng tiến triển đến quá trình sinh nở đủ tháng khỏe mạnh cao nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thông số động học phôi và biến chứng sản khoa còn hạn chế. Do đó, mục tiêu nghiên cứu này là phân tích mối liên hệ giữa các thông số động học hình thái phôi với những biến chứng sản khoa và chu sinh từ chu kỳ chuyển phôi tươi đơn phôi, nhằm nâng cao chất lượng kết quả lâm sàng IVF.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu theo dõi khả năng sinh sản và quá trình sinh nở của tất cả các ca sinh đơn thai từ bệnh nhân IVF có phôi được nuôi cấy trong hệ thống time-lapse và có một lần chuyển phôi tươi đơn phôi tại một trung tâm IVF từ năm 2013 đến năm 2019. Những ca mang thai bị biến chứng và không biến chứng được so sánh với nhau về các biến chứng chu sinh bao gồm: đái tháo đường thai kì (gestational diabetes mellitus - GDM), nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA), nhiễm độc tiền sản giật (pre-eclamptic toxemia - PET), chuyển dạ sinh non dưới 37 tuần thai (preterm labor - PTL) và biến chứng chuyển dạ giai đoạn ba. Các đặc điểm cơ bản, phương pháp điều trị và các thông số hình thái đã được so sánh. Phân tích hồi quy logistic đã được sử dụng để điều chỉnh kết quả cho các yếu tố gây nhiễm tiềm ẩn.
Kết quả
Từ 176 ca chuyển đơn phôi đã dẫn đến 176 ca sinh con sống. Các thông số hình thái động học tương tự nhau giữa các nhóm biến chứng, ngoại trừ ở nhóm SGA có thời gian ngắn hơn để tạo phôi nang hoàn chỉnh (tB-tPNf = 75,5 ± 1,3 giờ so với 79,5 ± 4,8 ở nhóm không SGA, p < 0,001) và ở nhóm PET có thời gian chu kỳ tế bào thứ ba ngắn hơn (CC3 = 12,4 ± 1,1 giờ so với 13,6 ± 2,9 ở nhóm không PET, p = 0,02). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm bị biến chứng và không biến chứng về KID [NTH1] score trung bình ngày 3 và ngày 5, ngoại trừ KID score ngày 3 cao hơn ở nhóm SGA (4,83±0,39 so với 4,50±1,0 ở nhóm không SGA, p=0,027). Sau khi phân tích hồi quy đa biến có điều chỉnh theo tuổi mẹ, ngày chuyển phôi và phương pháp thụ tinh, cho thấy KID score ngày 3 không có sự liên quan đáng kể đến SGA (OR đã điều chỉnh 1,201, 95% CI 0,535 – 2,696). So sánh đặc điểm cơ bản giữa các phôi có KID score ngày 3 thấp (1-3) và cao (4-5) cho thấy bệnh nhân có KID score thấp được điều trị với liều FSH cao hơn và có số lượng noãn chọc hút thấp hơn (3213±1514 đơn vị so với 2370±1342 đơn vị ở nhóm KID score cao, p = 0,050; 10,0±3,8 noãn so với 14,2±6,2 noãn ở nhóm có KID score cao, p = 0,012). Tuy nhiên tỉ lệ biến chứng chu sinh khác nhau giữa các nhóm là tương đương nhau. Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các thông số động học phôi và các biến chứng chu sinh cũng như biến chứng chuyển dạ giai đoạn ba.
Bàn luận
Tỉ lệ biến chứng sản khoa được báo cáo trong các trường hợp mang đơn thai IVF có thể liên quan đến các yếu tố về phôi như cấu trúc, di truyền hoặc di truyền biểu sinh; các yếu tố của người mẹ như đặc điểm ban đầu, tử cung, các yếu tố nội mạc tử cung và nguyên nhân gây vô sinh; hoặc các yếu tố nội tiết như sự phát triển và làm tổ ở mức estradiol cao quá mức. Các trường hợp mang thai từ chu kỳ IVF chuyển phôi tươi và trữ cũng có sự khác nhau về biến chứng sản khoa như tỉ lệ mắc SGA và PTL cao hơn trong chu kỳ chuyển phôi tươi, trong khi tỉ lệ mắc PET và thai to cao hơn trong chu kỳ chuyển phôi trữ. Điều này cho thấy môi trường nội tiết cũng như sự hiện diện của hoàng thể có vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ biến chứng sản khoa. Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy dữ liệu về động học hình thái phôi chỉ liên quan đến quá trình làm tổ và giai đoạn đầu thai kỳ, không tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa thông số động học phôi với biến chứng sản khoa và chu sinh, ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Điều này cho thấy mặc dù khả năng mang thai lâm sàng với một phôi có KID score thấp có thể thấp hơn một phôi có KID score cao, nhưng sau khi mang thai lâm sàng, khả năng xảy ra các biến chứng sản khoa như PET, PTD, SGA, GDM và biến chứng chuyển dạ giai đoạn ba sẽ không tăng lên chỉ vì chuyển một phôi có “chất lượng thấp hơn”.
Nguồn: Wertheimer, A., Sapir, O., Hochberg, A., Ben-Haroush, A., Altman, E., Shochat, T., ... & Shufaro, Y. (2024). Is there a relationship between morphokinetic parameters and obstetrical complications? An analysis of singleton live births after single fresh embryo transfer. BMC Pregnancy and Childbirth, 24(1), 651.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
Sinh thiết tế bào lá nuôi có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh: nghiên cứu theo dõi đăng ký quốc gia về các ca sinh đơn trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh – rã đông - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của thời điểm dùng progesterone khác nhau đến tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của tuổi tác và số noãn chọc hút lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 08-01-2025
Phân tích và so sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở các giai đoạn phôi khác nhau lên kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 08-01-2025
Khả năng sinh sản của bệnh nhân mắc hội chứng down - Ngày đăng: 08-01-2025
Liệu có thất bại làm tổ liên tiếp? Xác suất gặp phải và kết quả 5 lần chuyển phôi nang nguyên bội liên tiếp ở 123.987 bệnh nhân - Ngày đăng: 07-01-2025
Giá trị của PGT-A khi chỉ có một hoặc hai phôi nang - Ngày đăng: 07-01-2025
Mức độ ưu tiên lựa chọn chuyển đơn phôi nang giữa độ 3 và độ 4 trong chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 5 - Ngày đăng: 07-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK