Tin tức
on Sunday 12-01-2025 1:38am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp điều trị vô sinh thành công, với hơn 10 triệu trẻ em sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản kể từ năm 1978. Thời gian đầu, phôi sẽ được chuyển vào ngày thứ 3 sau khi chọc hút lấy noãn, tương ứng với giai đoạn phôi phân chia. Tuy nhiên, sau khi kỹ thuật nuôi cấy và đông lạnh phôi được cải thiện, phôi thường được chuyển ở giai đoạn phôi nang vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6. Lý thuyết cho rằng việc chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang sẽ nâng cao tỷ lệ sinh sống, nhưng vẫn chưa rõ về tỷ lệ sinh sống tích lũy. Bài nghiên cứu này đánh giá việc chuyển phôi nang có cải thiện tỷ lệ sinh sống tích lũy, bao gồm các chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi trữ, nguy cơ biến chứng sản khoa và chu sinh có tăng lên so với chuyển phôi giai đoạn phân chia trong điều trị IVF ở phụ nữ có tiên lượng tốt hay không.
Vật liệu và phương pháp
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện ở 21 bệnh viện và phòng khám ở Hà Lan, từ 18 tháng 8 năm 2018 đến 17 tháng 12 năm 2021. Bao gồm 1.202 phụ nữ có ít nhất bốn phôi có sẵn vào ngày thứ 2 sau khi chọc hút thu nhận noãn được phân ngẫu nhiên vào nhóm chuyển phôi nang (n=603) hoặc nhóm chuyển phôi phân chia (n=599). Kết quả chính là tỷ lệ sinh sống tích lũy mỗi lần thu nhận noãn, bao gồm kết quả của chu kỳ chuyển phôi trữ trong vòng một năm ngẫu nhiên hóa. Các kết quả phụ bao gồm tỷ lệ mang thai tích lũy, sảy thai và sinh sống sau khi chuyển phôi tươi, số lần chuyển phôi cần thiết, số phôi đông lạnh, cũng như các kết quả sản khoa và chu sinh.
Kết quả
Tỷ lệ sinh sống tích lũy không khác biệt giữa nhóm phôi nang và phôi phân chia (58,9% so với 58,4%; RR 1,01, 95% KTC 0,84 đến 1,22). Tỷ lệ sảy thai tích lũy ở nhóm phôi nang thấp hơn so với phôi phân chia (16,3% so với 24,2%, RR 0,68, 95% KTC 0,51 đến 0,89). Tỷ lệ sinh sống sau khi chuyển phôi ở nhóm phôi nang cao hơn so với phôi phân chia (37,0% so với 29,5%, RR 1,26, 95% KTC 1,00 đến 1,58). Số lần chuyển phôi trung bình cần thiết để dẫn đến trẻ sinh sống ở nhóm phôi nang thấp hơn so với phôi phân chia (1,55 (0,99) so với 1,82 (1,24), P < 0,001). Tỷ lệ sinh non trung bình (32 đến dưới 37 tuần) của các ca đơn thai cao hơn ở nhóm phôi nang so với phôi phân chia (8,9% so với 4,7%, RR 1,87, 95% KTC 1,05 đến 3,34). Các kết quả sản khoa và chu sinh về cân nặng khi sinh, tuổi thai khi sinh và kích thước nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai là tương đương giữa hai nhóm.
Bàn luận
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng này cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống tích lũy giữa chuyển phôi giai đoạn phôi nang và phôi phân chia. Tỷ lệ sảy thai tích lũy thấp hơn ở nhóm phôi nang cho thấy rằng việc nuôi cấy kéo dài đến giai đoạn phôi nang có thể mang lại lợi ích trong việc chọn lọc phôi có tiềm năng làm tổ cao hơn và tiếp tục mang thai qua tam cá nguyệt đầu tiên. Những kết quả này có thể liên quan đến trạng thái nhiễm sắc thể của phôi, vì tỷ lệ phôi lệch bội (số lượng nhiễm sắc thể bất thường) cao hơn ở giai đoạn phôi phân chia. Phôi lệch bội được coi là nguyên nhân chính của thất bại làm tổ, sảy thai và sảy thai tái phát. Tỷ lệ sinh non trung bình (32 đến dưới 37 tuần) của các ca đơn thai cao hơn ở nhóm phôi nang có thể được giải thích bởi tác động của điều kiện nuôi cấy in vitro kéo dài không tối ưu so với nuôi cấy in vivo đối với sự làm tổ và phát triển nhau thai. Kết quả sinh non (dưới 37 tuần tuổi thai) được chia thành 2 loại: sinh rất non (dưới 32 tuần) và sinh non trung bình (32 đến dưới 37 tuần) vì rủi ro tử vong và bệnh tật cao hơn đáng kể có liên quan đến sinh rất non. Trong bài nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về nguy cơ sinh rất non. Kết quả về sản khoa và chu sinh không có sự khác biệt giữa các nhóm trong nghiên cứu do số lượng ca sinh sống có biến chứng trong nghiên cứu nhỏ so với số lượng trong các nghiên cứu đoàn hệ và đánh giá. Tác động của tuổi tác ủng hộ việc chuyển phôi trong giai đoạn phân chia ở phụ nữ trẻ và giai đoạn phôi nang ở phụ nữ lớn tuổi. Ở phụ nữ lớn tuổi có bốn hoặc nhiều phôi, chính sách giai đoạn phôi nang mang lại lợi thế từ việc chọn lọc phôi sống sót thông qua nuôi cấy in vitro kéo dài.
Nghiên cứu này cho thấy rằng một phác đồ IVF chuyển phôi giai đoạn phôi nang ở phụ nữ có bốn hoặc nhiều phôi dẫn đến tỷ lệ sinh sống tích lũy tương đương với chuyển phôi giai đoạn phân chia. Chuyển phôi nang có liên quan đến hiệu quả cao hơn trong giảm nguy cơ sảy thai, tăng tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi tươi và giảm số lần chuyển phôi cần thiết để có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang có thể làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của sinh non. Những kết quả này cần được nghiên cứu và xác nhận trong các thử nghiệm tương lai.
Nguồn: Cornelisse, S., Fleischer, K., Van Der Westerlaken, L., de Bruin, J. P., Vergouw, C., Koks, C., ... & Mastenbroek, S. (2024). Cumulative live birth rate of a blastocyst versus cleavage stage embryo transfer policy during in vitro fertilisation in women with a good prognosis: multicentre randomised controlled trial. bmj, 386.
Tổng quan
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp điều trị vô sinh thành công, với hơn 10 triệu trẻ em sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản kể từ năm 1978. Thời gian đầu, phôi sẽ được chuyển vào ngày thứ 3 sau khi chọc hút lấy noãn, tương ứng với giai đoạn phôi phân chia. Tuy nhiên, sau khi kỹ thuật nuôi cấy và đông lạnh phôi được cải thiện, phôi thường được chuyển ở giai đoạn phôi nang vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6. Lý thuyết cho rằng việc chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang sẽ nâng cao tỷ lệ sinh sống, nhưng vẫn chưa rõ về tỷ lệ sinh sống tích lũy. Bài nghiên cứu này đánh giá việc chuyển phôi nang có cải thiện tỷ lệ sinh sống tích lũy, bao gồm các chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi trữ, nguy cơ biến chứng sản khoa và chu sinh có tăng lên so với chuyển phôi giai đoạn phân chia trong điều trị IVF ở phụ nữ có tiên lượng tốt hay không.
Vật liệu và phương pháp
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện ở 21 bệnh viện và phòng khám ở Hà Lan, từ 18 tháng 8 năm 2018 đến 17 tháng 12 năm 2021. Bao gồm 1.202 phụ nữ có ít nhất bốn phôi có sẵn vào ngày thứ 2 sau khi chọc hút thu nhận noãn được phân ngẫu nhiên vào nhóm chuyển phôi nang (n=603) hoặc nhóm chuyển phôi phân chia (n=599). Kết quả chính là tỷ lệ sinh sống tích lũy mỗi lần thu nhận noãn, bao gồm kết quả của chu kỳ chuyển phôi trữ trong vòng một năm ngẫu nhiên hóa. Các kết quả phụ bao gồm tỷ lệ mang thai tích lũy, sảy thai và sinh sống sau khi chuyển phôi tươi, số lần chuyển phôi cần thiết, số phôi đông lạnh, cũng như các kết quả sản khoa và chu sinh.
Kết quả
Tỷ lệ sinh sống tích lũy không khác biệt giữa nhóm phôi nang và phôi phân chia (58,9% so với 58,4%; RR 1,01, 95% KTC 0,84 đến 1,22). Tỷ lệ sảy thai tích lũy ở nhóm phôi nang thấp hơn so với phôi phân chia (16,3% so với 24,2%, RR 0,68, 95% KTC 0,51 đến 0,89). Tỷ lệ sinh sống sau khi chuyển phôi ở nhóm phôi nang cao hơn so với phôi phân chia (37,0% so với 29,5%, RR 1,26, 95% KTC 1,00 đến 1,58). Số lần chuyển phôi trung bình cần thiết để dẫn đến trẻ sinh sống ở nhóm phôi nang thấp hơn so với phôi phân chia (1,55 (0,99) so với 1,82 (1,24), P < 0,001). Tỷ lệ sinh non trung bình (32 đến dưới 37 tuần) của các ca đơn thai cao hơn ở nhóm phôi nang so với phôi phân chia (8,9% so với 4,7%, RR 1,87, 95% KTC 1,05 đến 3,34). Các kết quả sản khoa và chu sinh về cân nặng khi sinh, tuổi thai khi sinh và kích thước nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai là tương đương giữa hai nhóm.
Bàn luận
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng này cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống tích lũy giữa chuyển phôi giai đoạn phôi nang và phôi phân chia. Tỷ lệ sảy thai tích lũy thấp hơn ở nhóm phôi nang cho thấy rằng việc nuôi cấy kéo dài đến giai đoạn phôi nang có thể mang lại lợi ích trong việc chọn lọc phôi có tiềm năng làm tổ cao hơn và tiếp tục mang thai qua tam cá nguyệt đầu tiên. Những kết quả này có thể liên quan đến trạng thái nhiễm sắc thể của phôi, vì tỷ lệ phôi lệch bội (số lượng nhiễm sắc thể bất thường) cao hơn ở giai đoạn phôi phân chia. Phôi lệch bội được coi là nguyên nhân chính của thất bại làm tổ, sảy thai và sảy thai tái phát. Tỷ lệ sinh non trung bình (32 đến dưới 37 tuần) của các ca đơn thai cao hơn ở nhóm phôi nang có thể được giải thích bởi tác động của điều kiện nuôi cấy in vitro kéo dài không tối ưu so với nuôi cấy in vivo đối với sự làm tổ và phát triển nhau thai. Kết quả sinh non (dưới 37 tuần tuổi thai) được chia thành 2 loại: sinh rất non (dưới 32 tuần) và sinh non trung bình (32 đến dưới 37 tuần) vì rủi ro tử vong và bệnh tật cao hơn đáng kể có liên quan đến sinh rất non. Trong bài nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về nguy cơ sinh rất non. Kết quả về sản khoa và chu sinh không có sự khác biệt giữa các nhóm trong nghiên cứu do số lượng ca sinh sống có biến chứng trong nghiên cứu nhỏ so với số lượng trong các nghiên cứu đoàn hệ và đánh giá. Tác động của tuổi tác ủng hộ việc chuyển phôi trong giai đoạn phân chia ở phụ nữ trẻ và giai đoạn phôi nang ở phụ nữ lớn tuổi. Ở phụ nữ lớn tuổi có bốn hoặc nhiều phôi, chính sách giai đoạn phôi nang mang lại lợi thế từ việc chọn lọc phôi sống sót thông qua nuôi cấy in vitro kéo dài.
Nghiên cứu này cho thấy rằng một phác đồ IVF chuyển phôi giai đoạn phôi nang ở phụ nữ có bốn hoặc nhiều phôi dẫn đến tỷ lệ sinh sống tích lũy tương đương với chuyển phôi giai đoạn phân chia. Chuyển phôi nang có liên quan đến hiệu quả cao hơn trong giảm nguy cơ sảy thai, tăng tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi tươi và giảm số lần chuyển phôi cần thiết để có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang có thể làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của sinh non. Những kết quả này cần được nghiên cứu và xác nhận trong các thử nghiệm tương lai.
Nguồn: Cornelisse, S., Fleischer, K., Van Der Westerlaken, L., de Bruin, J. P., Vergouw, C., Koks, C., ... & Mastenbroek, S. (2024). Cumulative live birth rate of a blastocyst versus cleavage stage embryo transfer policy during in vitro fertilisation in women with a good prognosis: multicentre randomised controlled trial. bmj, 386.
Từ khóa: chuyển phôi, hỗ trợ sinh sản, phôi nang, phôi phân chia, tiên lượng tốt, tỷ lệ sống tích lũy.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Có mối quan hệ nào giữa các thông số động học hình thái và biến chứng sản khoa không? Một phân tích trên các ca đơn thai sinh sống sau chuyển phôi tươi đơn phôi - Ngày đăng: 09-01-2025
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
Sinh thiết tế bào lá nuôi có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh: nghiên cứu theo dõi đăng ký quốc gia về các ca sinh đơn trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh – rã đông - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của thời điểm dùng progesterone khác nhau đến tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của tuổi tác và số noãn chọc hút lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 08-01-2025
Phân tích và so sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở các giai đoạn phôi khác nhau lên kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 08-01-2025
Khả năng sinh sản của bệnh nhân mắc hội chứng down - Ngày đăng: 08-01-2025
Liệu có thất bại làm tổ liên tiếp? Xác suất gặp phải và kết quả 5 lần chuyển phôi nang nguyên bội liên tiếp ở 123.987 bệnh nhân - Ngày đăng: 07-01-2025
Giá trị của PGT-A khi chỉ có một hoặc hai phôi nang - Ngày đăng: 07-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK