Tin tức
on Tuesday 14-01-2025 1:41am
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Bs. Dương Công Bằng
Khoa hiếm muộn BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn - IVFMD SIH
Béo phì là một bệnh lý phổ biến có tác động lên sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tỉ lệ thừa cân béo phì đang ở mức báo động, với khoảng 40% người trưởng thành trên toàn thế giới ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Với dân số, tỉ lệ thừa cân hoặc béo phì lên đến 50% và được dự báo là 65,3% vào năm 2030.
Béo phì có những tác động rõ ràng lên chức năng sinh sản của người phụ nữ, nhưng cơ chế của mối liên quan này thể hiện ở nhiều tầng của hệ sinh sản như trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, quá trình trưởng thành noãn, quá trình phát triển của phôi - thai nhi và hầu hết vẫn chưa được sáng tỏ.
Tác động của béo phì lên trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng (HPO)
Trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng là một hệ thống thần kinh nội tiết có tính toàn vẹn và hoạt động hiệp đồng với nhau, nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của chức năng sinh sản ở người phụ nữ. Vùng hạ đồi điều hòa quá trình giải phóng hormone hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang noãn (FSH) ở tuyến yên thông qua quá trình bài tiết hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Do đó, cấu trúc này kiểm soát sự phát triển bình thường của tuyến sinh dục và quá trình bài tiết hormone sinh dục. Ở phụ nữ béo phì có tình trạng giảm thấy rõ biên độ và nồng độ trung bình LH và sự tăng nồng độ insulin tuần hoàn khi so với nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Nồng độ insulin tăng cao sẽ kích hoạt quá trình tổng hợp androgen, sau đó được thơm hóa thành estrogen ở trong mô mỡ và cuối cùng tạo nên phản hồi âm lên HPO. Leptin là một chất được sản xuất chủ yếu ở mô mỡ trắng và cũng có tác động lên chức năng sinh sản. Các nghiên cứu đã cho thấy hoạt chất này ảnh hưởng đến xung bài tiết của nơ-ron GnRH và quá trình bài tiết LH của tuyến yên. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật cũng cung cấp bằng chứng ủng hộ cho cơ chế trung tâm ở trên với kết quả cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên ở chuột bị gây béo phì bởi chế độ ăn nhiều chất béo và tình trạng này có thể được khắc phục khi kích thích bằng gonadotropin ngoại sinh.
Tác động của béo phì lên quá trình trưởng thành noãn
Nang noãn là một cấu trúc nền tảng của quá trình phát triển giao tử cái ở các loài động vật cấp cao, đặc biệt là các loài có vú. Trong quá trình phát triển của nang noãn, một mặt, noãn bào có sự ngưng phát triển và tái khởi động theo trình tự, kèm theo đó là quá trình trưởng thành hoàn toàn nhân và tế bào chất bên trong. Tuy nhiên, các noãn bào thu được từ những phụ nữ béo phì và chuột béo phì thực nghiệm đều cho thấy chất lượng kém. Điều này cho thấy noãn bào đã chịu những tác động tiêu cực trong quá trình trưởng thành.
Tác động của béo phì lên quá trình giảm phân của noãn bào
Một quá trình trưởng thành của giảm phân được đánh giá trọn vẹn khi sự giảm phân được tái khởi động và các NST được phân chia chính xác. Noãn bào ngưng giảm phân được đặc trưng bởi cấu trúc màng nhân bao bọc trọn vẹn gọi là GV. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình tái khởi động giảm phân là GVBD. Sau hiện tượng này, noãn bào hoàn thành giảm phân 1, các NST tương đồng được phân chia và thể cực 1 được tống xuất. Tiếp theo, thoi vô sắc được tái hình thành và noãn bào bước vào giảm phân 2 cho tới khi được thụ tinh. Nghiên cứu trên mô hình chuột gây béo phì cho thấy chỉ có 39,45% noãn bào của chuột béo phì xảy ra hiện tượng GVBD, trong khi tỉ lệ này ở nhóm chứng là 89,46%; kèm theo đó là kích thước noãn bào cũng nhỏ hơn nhóm chứng.
Các nghiên cứu sử dụng kính hiển vi có nguồn sáng phân cực cho thấy tỉ lệ noãn bào có thoi vô sắc sắp xếp bất thường và NST không phân chia cao hơn đáng kể ở nhóm béo phì nặng so với nhóm chứng.
Tác động của béo phì lên chức năng ty thể noãn bào
Các nghiên cứu trên mô hình chuột đã cho thấy tình trạng noãn bào ngưng trưởng thành và giảm tiềm năng phát triển ở những cá thể bị béo phì. Một trong những cơ chế của tác động trên là tác động thông qua ti thể. Màng của ti thể là một thành phần quan trọng với chức năng của bào quan này. Ở mô hình chuột béo phì, màng ti thể có ít nếp nhăn hơn và phân bố không đều. Bên cạnh đó, tình trạng béo phì còn làm gia tăng nồng độ các chất oxy hóa, làm tăng sự phá hủy cấu trúc ti thể và sự sắp xếp kết đám thay vì phân bố rải rác quanh nhân tế bào.
Tác động của béo phì lên phôi
Để đánh giá tác động của béo phì lên chất lượng phôi và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản, tác giả Zheng và cộng sự đã nghiên cứu 10.252 chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi, với bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: cân nặng thiếu, cân nặng bình thường, thừa cân và béo phì. Kết quả cho thấy tỉ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm bệnh nhân béo phì so với nhóm chứng (27,5% với 20,9%). Một phân tích hồi cứu khác so sánh kết cục của các chu kỳ IVF/ICSI cũng cho thấy tình trạng béo phì có tác động xấu lên chất lượng phôi (P = 0,02) và tỉ lệ phôi có thể sử dụng được (P = 0,01). Kết quả từ một nghiên cứu khác của Leary và cộng sự cho thấy phôi của những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2) có ít khả năng phát triển sau thụ tinh hơn và tốc độ phát triển đến giai đoạn phôi dâu nhanh hơn nhưng có ít tế bào ở lớp ngoại bì phôi hơn, mức độ chuyển hóa chậm hơn thông qua giảm lượng tiêu thụ glucose và axit amin và tăng nồng độ triglyceride nội bào. Phôi cũng dễ bị tác động bởi độc tính của hoạt chất lipid. Với mô hình phôi chuột, khi môi trường nuôi cấy có nồng độ axit palmitic (là loại axit béo tự do bão hòa có nồng độ cao nhất trong huyết thanh người và dịch nang noãn) quá cao làm thay đổi biểu hiện thụ thể IGF1 của phôi, dẫn đến làm giảm số lượng nhân. Hiện tượng này dẫn đến sự giảm tăng sinh và tăng quá trình chết theo chương trình có phụ thuộc liều của phôi chuột. Và thai phát triển từ phôi phơi nhiễm với axit palmactic có kích thước nhỏ hơn so với nhóm chứng.
Tác động của béo phì lên sự phát triển thai nhi
Tình trạng béo phì ở bà mẹ có tác động lên cả bánh nhau và thai nhi, dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi, dẫn đến tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị lớn hơn so với tuổi thai. Quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đã được chứng minh tăng lên đáng kể ở mô hình động vật béo phì và có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng cao. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ bị béo phì có nguy cơ cao mắc tình trạng béo phì và các bệnh lý chuyển hóa ở giai đoạn vị thành niên. Các nghiên cứu trên mô hình động vật cũng cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo ở bà mẹ gây kích hoạt tình trạng đề kháng insulin và làm tăng nồng độ đường trong máu thai nhi, dẫn đến gia tăng quá trình lão hóa của tế bào Beta tuyến tụy, cuối cùng dẫn đến tình trạng giảm dung nạp glucose ở đứa trẻ về sau.
Mối liên quan giữa quá trình viêm ở hệ sinh sản nữ và tình trạng béo phì
Mô mỡ không chỉ là một cơ quan dự trữ năng lượng mà còn là cơ quan nội tiết lớn nhất của cơ thể, với nhiều phân tử tín hiệu quan trọng và có nhiều loại receptor để cảm ứng với các tín hiệu nội tiết (bảng 1). Đặc biệt, mô mỡ chứa các tế bào miễn dịch đặc biệt và quá trình viêm được kích hoạt bởi béo phì xảy ra mạn tính, cường độ thấp do sự tích tụ quá mức chất dinh dưỡng bên trong tế bào chuyển hóa. Đại thực bào là tế bào miễn dịch quan trọng nhất trong mô mỡ và hiện tượng chiêu mộ đại thực bào vào trong mô mỡ là sự khởi đầu cho quá trình viêm do béo phì. Và số lượng đại thực bào sẽ tăng lên khi khối lượng mô mỡ tăng lên. Bên cạnh đó, tình trạng tăng nồng độ triglyceride tuần hoàn dẫn đến mô mỡ tăng bài biết các chemokine có tác động thu hút thêm bạch cầu mono vào trong mô mỡ và chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào trong mô mỡ sẽ tiếp tục tiết ra các cytokine như yếu tố hoại tử u (TNF- α), interleukin-6. Các yếu tố viêm này sẽ tiếp tục gây nên phản ứng oxy hóa và làm tăng nồng độ các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể. Khi nồng độ các gốc oxy hóa tự do tăng lên trong buồng trứng sẽ ức chế quá trình trưởng thành của noãn, làm giảm chất lượng noãn, kích hoạt quá trình chết theo chương trình của tế bào hạt và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của hoàng thể.
Lược dịch: Yong, Wei, et al. "Role of obesity in female reproduction." International Journal of Medical Sciences 20.3 (2023): 366.
Khoa hiếm muộn BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn - IVFMD SIH
Béo phì là một bệnh lý phổ biến có tác động lên sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tỉ lệ thừa cân béo phì đang ở mức báo động, với khoảng 40% người trưởng thành trên toàn thế giới ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Với dân số, tỉ lệ thừa cân hoặc béo phì lên đến 50% và được dự báo là 65,3% vào năm 2030.
Béo phì có những tác động rõ ràng lên chức năng sinh sản của người phụ nữ, nhưng cơ chế của mối liên quan này thể hiện ở nhiều tầng của hệ sinh sản như trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, quá trình trưởng thành noãn, quá trình phát triển của phôi - thai nhi và hầu hết vẫn chưa được sáng tỏ.
Tác động của béo phì lên trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng (HPO)
Trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng là một hệ thống thần kinh nội tiết có tính toàn vẹn và hoạt động hiệp đồng với nhau, nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của chức năng sinh sản ở người phụ nữ. Vùng hạ đồi điều hòa quá trình giải phóng hormone hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang noãn (FSH) ở tuyến yên thông qua quá trình bài tiết hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Do đó, cấu trúc này kiểm soát sự phát triển bình thường của tuyến sinh dục và quá trình bài tiết hormone sinh dục. Ở phụ nữ béo phì có tình trạng giảm thấy rõ biên độ và nồng độ trung bình LH và sự tăng nồng độ insulin tuần hoàn khi so với nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Nồng độ insulin tăng cao sẽ kích hoạt quá trình tổng hợp androgen, sau đó được thơm hóa thành estrogen ở trong mô mỡ và cuối cùng tạo nên phản hồi âm lên HPO. Leptin là một chất được sản xuất chủ yếu ở mô mỡ trắng và cũng có tác động lên chức năng sinh sản. Các nghiên cứu đã cho thấy hoạt chất này ảnh hưởng đến xung bài tiết của nơ-ron GnRH và quá trình bài tiết LH của tuyến yên. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật cũng cung cấp bằng chứng ủng hộ cho cơ chế trung tâm ở trên với kết quả cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên ở chuột bị gây béo phì bởi chế độ ăn nhiều chất béo và tình trạng này có thể được khắc phục khi kích thích bằng gonadotropin ngoại sinh.
Tác động của béo phì lên quá trình trưởng thành noãn
Nang noãn là một cấu trúc nền tảng của quá trình phát triển giao tử cái ở các loài động vật cấp cao, đặc biệt là các loài có vú. Trong quá trình phát triển của nang noãn, một mặt, noãn bào có sự ngưng phát triển và tái khởi động theo trình tự, kèm theo đó là quá trình trưởng thành hoàn toàn nhân và tế bào chất bên trong. Tuy nhiên, các noãn bào thu được từ những phụ nữ béo phì và chuột béo phì thực nghiệm đều cho thấy chất lượng kém. Điều này cho thấy noãn bào đã chịu những tác động tiêu cực trong quá trình trưởng thành.
Tác động của béo phì lên quá trình giảm phân của noãn bào
Một quá trình trưởng thành của giảm phân được đánh giá trọn vẹn khi sự giảm phân được tái khởi động và các NST được phân chia chính xác. Noãn bào ngưng giảm phân được đặc trưng bởi cấu trúc màng nhân bao bọc trọn vẹn gọi là GV. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình tái khởi động giảm phân là GVBD. Sau hiện tượng này, noãn bào hoàn thành giảm phân 1, các NST tương đồng được phân chia và thể cực 1 được tống xuất. Tiếp theo, thoi vô sắc được tái hình thành và noãn bào bước vào giảm phân 2 cho tới khi được thụ tinh. Nghiên cứu trên mô hình chuột gây béo phì cho thấy chỉ có 39,45% noãn bào của chuột béo phì xảy ra hiện tượng GVBD, trong khi tỉ lệ này ở nhóm chứng là 89,46%; kèm theo đó là kích thước noãn bào cũng nhỏ hơn nhóm chứng.
Các nghiên cứu sử dụng kính hiển vi có nguồn sáng phân cực cho thấy tỉ lệ noãn bào có thoi vô sắc sắp xếp bất thường và NST không phân chia cao hơn đáng kể ở nhóm béo phì nặng so với nhóm chứng.
Tác động của béo phì lên chức năng ty thể noãn bào
Các nghiên cứu trên mô hình chuột đã cho thấy tình trạng noãn bào ngưng trưởng thành và giảm tiềm năng phát triển ở những cá thể bị béo phì. Một trong những cơ chế của tác động trên là tác động thông qua ti thể. Màng của ti thể là một thành phần quan trọng với chức năng của bào quan này. Ở mô hình chuột béo phì, màng ti thể có ít nếp nhăn hơn và phân bố không đều. Bên cạnh đó, tình trạng béo phì còn làm gia tăng nồng độ các chất oxy hóa, làm tăng sự phá hủy cấu trúc ti thể và sự sắp xếp kết đám thay vì phân bố rải rác quanh nhân tế bào.
Tác động của béo phì lên phôi
Để đánh giá tác động của béo phì lên chất lượng phôi và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản, tác giả Zheng và cộng sự đã nghiên cứu 10.252 chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi, với bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: cân nặng thiếu, cân nặng bình thường, thừa cân và béo phì. Kết quả cho thấy tỉ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm bệnh nhân béo phì so với nhóm chứng (27,5% với 20,9%). Một phân tích hồi cứu khác so sánh kết cục của các chu kỳ IVF/ICSI cũng cho thấy tình trạng béo phì có tác động xấu lên chất lượng phôi (P = 0,02) và tỉ lệ phôi có thể sử dụng được (P = 0,01). Kết quả từ một nghiên cứu khác của Leary và cộng sự cho thấy phôi của những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2) có ít khả năng phát triển sau thụ tinh hơn và tốc độ phát triển đến giai đoạn phôi dâu nhanh hơn nhưng có ít tế bào ở lớp ngoại bì phôi hơn, mức độ chuyển hóa chậm hơn thông qua giảm lượng tiêu thụ glucose và axit amin và tăng nồng độ triglyceride nội bào. Phôi cũng dễ bị tác động bởi độc tính của hoạt chất lipid. Với mô hình phôi chuột, khi môi trường nuôi cấy có nồng độ axit palmitic (là loại axit béo tự do bão hòa có nồng độ cao nhất trong huyết thanh người và dịch nang noãn) quá cao làm thay đổi biểu hiện thụ thể IGF1 của phôi, dẫn đến làm giảm số lượng nhân. Hiện tượng này dẫn đến sự giảm tăng sinh và tăng quá trình chết theo chương trình có phụ thuộc liều của phôi chuột. Và thai phát triển từ phôi phơi nhiễm với axit palmactic có kích thước nhỏ hơn so với nhóm chứng.
Tác động của béo phì lên sự phát triển thai nhi
Tình trạng béo phì ở bà mẹ có tác động lên cả bánh nhau và thai nhi, dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi, dẫn đến tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị lớn hơn so với tuổi thai. Quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đã được chứng minh tăng lên đáng kể ở mô hình động vật béo phì và có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng cao. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ bị béo phì có nguy cơ cao mắc tình trạng béo phì và các bệnh lý chuyển hóa ở giai đoạn vị thành niên. Các nghiên cứu trên mô hình động vật cũng cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo ở bà mẹ gây kích hoạt tình trạng đề kháng insulin và làm tăng nồng độ đường trong máu thai nhi, dẫn đến gia tăng quá trình lão hóa của tế bào Beta tuyến tụy, cuối cùng dẫn đến tình trạng giảm dung nạp glucose ở đứa trẻ về sau.
Mối liên quan giữa quá trình viêm ở hệ sinh sản nữ và tình trạng béo phì
Mô mỡ không chỉ là một cơ quan dự trữ năng lượng mà còn là cơ quan nội tiết lớn nhất của cơ thể, với nhiều phân tử tín hiệu quan trọng và có nhiều loại receptor để cảm ứng với các tín hiệu nội tiết (bảng 1). Đặc biệt, mô mỡ chứa các tế bào miễn dịch đặc biệt và quá trình viêm được kích hoạt bởi béo phì xảy ra mạn tính, cường độ thấp do sự tích tụ quá mức chất dinh dưỡng bên trong tế bào chuyển hóa. Đại thực bào là tế bào miễn dịch quan trọng nhất trong mô mỡ và hiện tượng chiêu mộ đại thực bào vào trong mô mỡ là sự khởi đầu cho quá trình viêm do béo phì. Và số lượng đại thực bào sẽ tăng lên khi khối lượng mô mỡ tăng lên. Bên cạnh đó, tình trạng tăng nồng độ triglyceride tuần hoàn dẫn đến mô mỡ tăng bài biết các chemokine có tác động thu hút thêm bạch cầu mono vào trong mô mỡ và chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào trong mô mỡ sẽ tiếp tục tiết ra các cytokine như yếu tố hoại tử u (TNF- α), interleukin-6. Các yếu tố viêm này sẽ tiếp tục gây nên phản ứng oxy hóa và làm tăng nồng độ các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể. Khi nồng độ các gốc oxy hóa tự do tăng lên trong buồng trứng sẽ ức chế quá trình trưởng thành của noãn, làm giảm chất lượng noãn, kích hoạt quá trình chết theo chương trình của tế bào hạt và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của hoàng thể.
Lược dịch: Yong, Wei, et al. "Role of obesity in female reproduction." International Journal of Medical Sciences 20.3 (2023): 366.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lạc nội mạc tử cung và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2025
Phân loại adenomyosis khu trú: liệu có thực sự chỉ tồn tại một thể khu trú? - Ngày đăng: 14-01-2025
Băng huyết sau sinh nghiêm trọng sau khi chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu dựa trên dân số - Ngày đăng: 12-01-2025
Tỷ lệ sinh sống tích lũy của việc chuyển phôi nang so với phôi giai đoạn phân chia trong chính sách chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm ở phụ nữ có tiên lượng tốt: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 12-01-2025
Có mối quan hệ nào giữa các thông số động học hình thái và biến chứng sản khoa không? Một phân tích trên các ca đơn thai sinh sống sau chuyển phôi tươi đơn phôi - Ngày đăng: 09-01-2025
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
Sinh thiết tế bào lá nuôi có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh: nghiên cứu theo dõi đăng ký quốc gia về các ca sinh đơn trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh – rã đông - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của thời điểm dùng progesterone khác nhau đến tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của tuổi tác và số noãn chọc hút lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 08-01-2025
Phân tích và so sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở các giai đoạn phôi khác nhau lên kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 08-01-2025
Khả năng sinh sản của bệnh nhân mắc hội chứng down - Ngày đăng: 08-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK