Tin tức
on Sunday 12-01-2025 1:41am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET) đang ngày càng phổ biến do những cải tiến về kỹ thuật bảo quản và rã đông, cho tỷ lệ phôi sống và mang thai lâm sàng cao hơn. FET có thể mang lại kết quả sinh sản tốt hơn và ngăn ngừa hội chứng quá kích buồng trứng, nhưng tác động của nó đối với các kết quả nghiêm trọng ở mẹ như băng huyết sau sinh (postpartum haemorrhage - PPH) vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Băng huyết sau sinh vẫn là một trong những nguyên nhân chính trực tiếp gây tử vong và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nặng ở người mẹ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên hệ giữa phương thức thụ thai (tự nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi tươi (ET) và FET) và PPH nghiêm trọng, nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các phương thức thụ thai và các yếu tố nhiễu tiềm tàng.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu thu thập từ cơ sở dữ liệu Mạng lưới chu sinh Burgundy của Pháp, bao gồm tất cả các ca sinh từ năm 2006 đến năm 2020, được liên kết với cơ sở dữ liệu trung tâm máu của khu vực. Các phân tích chính được tiến hành ở thai kỳ đơn thai, bao gồm 237.608 thai kỳ thụ thai tự nhiên, 1.773 thai kỳ ET và 878 thai kỳ FET. Kết quả được xác định là PPH nghiêm trọng, được định nghĩa là PPH yêu cầu truyền máu (nhận ít nhất một đơn vị máu) và/ hoặc phẫu thuật khẩn cấp và/hoặc can thiệp bằng xạ trị ở tất cả phụ nữ bị PHH từ khi sinh cho đến 42 ngày sau sinh.
Kết quả
Tỷ lệ PPH nghiêm trọng là 0,74% trong các thai kỳ thụ thai tự nhiên, 1,92% trong các thai kỳ ET và 3,30% trong các thai kỳ FET. Nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn trong các thai kỳ ET so với các thai kỳ thụ thai tự nhiên trong cả phân tích đơn biến (OR thô 2,64, 95% KTC 1,87 đến 3,71) và đa biến (OR đã điều chỉnh (aOR) 1,66, 95% KTC 1,07 đến 2,57). Tương tự, nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn trong các thai kỳ FET so với thụ thai tự nhiên trong cả phân tích đơn biến (OR thô 4,61, 95% KTC 3,17 đến 6,69) và đa biến (aOR 2,63, 95% KTC 1,68 đến 4,10). Nguy cơ PPH nghiêm trọng tương đương ở bất kể phương pháp đông lạnh nào. Nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn trong các thai kỳ FET so với ET (aOR 2,78, 95% KTC 1,44 đến 5,35).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn ở chu kỳ FET so với ET. Quy trình đông lạnh - rã đông có thể góp phần vào sự gia tăng đáng kể PPH nghiêm trọng, đặc biệt là qua tác động lên quá trình xâm nhập của nguyên bào lá nuôi và phát triển mạch máu của nhau thai. Trong nghiên cứu, nguy cơ PPH nghiêm trọng không khác biệt giữa các phương pháp đông lạnh, nhưng kết quả này có hạn chế do cỡ mẫu nhỏ. Chuẩn bị nội mạc tử cung cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ PPH. Các chu kỳ FET trong bài nghiên cứu đều thực hiện chuẩn bị nội mạc tử cung theo phác đồ bổ sung hormone nhân tạo. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy so với các chu kỳ FET chuẩn bị nội mạc tử cung theo phác đồ tự nhiên và kích thích buồng trứng nhẹ, các chu kỳ thực hiện phác đồ bổ sung hormone nhân tạo có liên quan đến nguy cơ PPH cao hơn dù kết quả này còn hạn chế bởi chất lượng của các nghiên cứu. Để làm cho chu kỳ FET an toàn hơn, cần có thêm các nghiên cứu về vai trò tương đối của các phương pháp đông lạnh, chuẩn bị nội mạc tử cung và các yếu tố môi trường khác liên quan đến hỗ trợ sinh sản. Ở các thai kỳ đơn thai, nguy cơ PPH nghiêm trọng đối với FET thấp dù tỷ lệ phần trăm cao hơn so với các thai kỳ thụ thai tự nhiên và ET. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ thực hiện FET đang ngày càng tăng trên toàn thế giới, vì vậy kết quả này có thể ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ hơn mỗi năm. Do đó, việc xác định các yếu tố nguy cơ, đưa ra những khuyến nghị đối với PPH nghiêm trọng cho các thai kỳ có nguy cơ cao là cần thiết và nên được cập nhật.
Nguồn: Al‐Khatib, A., Sagot, P., Cottenet, J., Aroun, M., Quantin, C., & Desplanches, T. (2024). Major postpartum haemorrhage after frozen embryo transfer: a population‐based study. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology, 131(3), 300-308.
Tổng quan
Chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET) đang ngày càng phổ biến do những cải tiến về kỹ thuật bảo quản và rã đông, cho tỷ lệ phôi sống và mang thai lâm sàng cao hơn. FET có thể mang lại kết quả sinh sản tốt hơn và ngăn ngừa hội chứng quá kích buồng trứng, nhưng tác động của nó đối với các kết quả nghiêm trọng ở mẹ như băng huyết sau sinh (postpartum haemorrhage - PPH) vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Băng huyết sau sinh vẫn là một trong những nguyên nhân chính trực tiếp gây tử vong và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nặng ở người mẹ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên hệ giữa phương thức thụ thai (tự nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi tươi (ET) và FET) và PPH nghiêm trọng, nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các phương thức thụ thai và các yếu tố nhiễu tiềm tàng.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu thu thập từ cơ sở dữ liệu Mạng lưới chu sinh Burgundy của Pháp, bao gồm tất cả các ca sinh từ năm 2006 đến năm 2020, được liên kết với cơ sở dữ liệu trung tâm máu của khu vực. Các phân tích chính được tiến hành ở thai kỳ đơn thai, bao gồm 237.608 thai kỳ thụ thai tự nhiên, 1.773 thai kỳ ET và 878 thai kỳ FET. Kết quả được xác định là PPH nghiêm trọng, được định nghĩa là PPH yêu cầu truyền máu (nhận ít nhất một đơn vị máu) và/ hoặc phẫu thuật khẩn cấp và/hoặc can thiệp bằng xạ trị ở tất cả phụ nữ bị PHH từ khi sinh cho đến 42 ngày sau sinh.
Kết quả
Tỷ lệ PPH nghiêm trọng là 0,74% trong các thai kỳ thụ thai tự nhiên, 1,92% trong các thai kỳ ET và 3,30% trong các thai kỳ FET. Nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn trong các thai kỳ ET so với các thai kỳ thụ thai tự nhiên trong cả phân tích đơn biến (OR thô 2,64, 95% KTC 1,87 đến 3,71) và đa biến (OR đã điều chỉnh (aOR) 1,66, 95% KTC 1,07 đến 2,57). Tương tự, nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn trong các thai kỳ FET so với thụ thai tự nhiên trong cả phân tích đơn biến (OR thô 4,61, 95% KTC 3,17 đến 6,69) và đa biến (aOR 2,63, 95% KTC 1,68 đến 4,10). Nguy cơ PPH nghiêm trọng tương đương ở bất kể phương pháp đông lạnh nào. Nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn trong các thai kỳ FET so với ET (aOR 2,78, 95% KTC 1,44 đến 5,35).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ PPH nghiêm trọng cao hơn ở chu kỳ FET so với ET. Quy trình đông lạnh - rã đông có thể góp phần vào sự gia tăng đáng kể PPH nghiêm trọng, đặc biệt là qua tác động lên quá trình xâm nhập của nguyên bào lá nuôi và phát triển mạch máu của nhau thai. Trong nghiên cứu, nguy cơ PPH nghiêm trọng không khác biệt giữa các phương pháp đông lạnh, nhưng kết quả này có hạn chế do cỡ mẫu nhỏ. Chuẩn bị nội mạc tử cung cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ PPH. Các chu kỳ FET trong bài nghiên cứu đều thực hiện chuẩn bị nội mạc tử cung theo phác đồ bổ sung hormone nhân tạo. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy so với các chu kỳ FET chuẩn bị nội mạc tử cung theo phác đồ tự nhiên và kích thích buồng trứng nhẹ, các chu kỳ thực hiện phác đồ bổ sung hormone nhân tạo có liên quan đến nguy cơ PPH cao hơn dù kết quả này còn hạn chế bởi chất lượng của các nghiên cứu. Để làm cho chu kỳ FET an toàn hơn, cần có thêm các nghiên cứu về vai trò tương đối của các phương pháp đông lạnh, chuẩn bị nội mạc tử cung và các yếu tố môi trường khác liên quan đến hỗ trợ sinh sản. Ở các thai kỳ đơn thai, nguy cơ PPH nghiêm trọng đối với FET thấp dù tỷ lệ phần trăm cao hơn so với các thai kỳ thụ thai tự nhiên và ET. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ thực hiện FET đang ngày càng tăng trên toàn thế giới, vì vậy kết quả này có thể ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ hơn mỗi năm. Do đó, việc xác định các yếu tố nguy cơ, đưa ra những khuyến nghị đối với PPH nghiêm trọng cho các thai kỳ có nguy cơ cao là cần thiết và nên được cập nhật.
Nguồn: Al‐Khatib, A., Sagot, P., Cottenet, J., Aroun, M., Quantin, C., & Desplanches, T. (2024). Major postpartum haemorrhage after frozen embryo transfer: a population‐based study. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology, 131(3), 300-308.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ sinh sống tích lũy của việc chuyển phôi nang so với phôi giai đoạn phân chia trong chính sách chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm ở phụ nữ có tiên lượng tốt: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 12-01-2025
Có mối quan hệ nào giữa các thông số động học hình thái và biến chứng sản khoa không? Một phân tích trên các ca đơn thai sinh sống sau chuyển phôi tươi đơn phôi - Ngày đăng: 09-01-2025
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
Sinh thiết tế bào lá nuôi có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh: nghiên cứu theo dõi đăng ký quốc gia về các ca sinh đơn trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh – rã đông - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của thời điểm dùng progesterone khác nhau đến tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của tuổi tác và số noãn chọc hút lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 08-01-2025
Phân tích và so sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở các giai đoạn phôi khác nhau lên kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 08-01-2025
Khả năng sinh sản của bệnh nhân mắc hội chứng down - Ngày đăng: 08-01-2025
Liệu có thất bại làm tổ liên tiếp? Xác suất gặp phải và kết quả 5 lần chuyển phôi nang nguyên bội liên tiếp ở 123.987 bệnh nhân - Ngày đăng: 07-01-2025
Giá trị của PGT-A khi chỉ có một hoặc hai phôi nang - Ngày đăng: 07-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK