Tin tức
on Tuesday 14-01-2025 1:56am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Dương Ngô Hoàng Anh - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Nhu cầu về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies – ART) đang tăng lên hàng năm trên toàn thế giới. Một thống kê năm 2015 ghi nhận 6% trẻ em sinh ra ở Châu Âu bằng ART và số ca mang thai nhờ ART ước tính hơn 1 triệu ca mỗi năm (tính từ năm 2018). Do đó, tính an toàn của ART là một vấn đề không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả các bác sĩ quan tâm hàng đầu, để đảm bảo rằng các phương pháp điều trị là an toàn cho sức khỏe của mẹ khi mang thai và trẻ sinh từ ART. Một số bất lợi của ART có thể là biến chứng thai kỳ, tiền sản giật, nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân cao hơn so với trường hợp mang thai tự nhiên. Nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ do đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn của ART thông qua các đánh giá quá trình như kích thích buồng trứng, nuôi cấy phôi, đông lạnh mẫu. Tình trạng vô sinh của bệnh nhân, tuổi mẹ, hay chất lượng của giao tử cũng có thể tác động đến các kết quả lâm sàng.
Ở nam giới, sự phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) là một đề tài đang được nghiên cứu nhiều hơn. Trên thực tế, tinh trùng có DNA bị phân mảnh vẫn có khả năng thụ tinh với noãn và tạo phôi thành công vì noãn có cơ chế sửa sai. Tuy nhiên, mức độ hoàn thiện sửa chữa còn phụ thuộc vào các cơ chế biểu sinh. Nếu quá trình sửa sai phục hồi bộ gene không hoàn chỉnh, các hư hỏng trên nhiễm sắc thể vẫn còn, dẫn tới rủi ro về hậu quả cho trẻ sinh trong tương lai. Song hiện nay tỷ lệ SDF cao có tác động bất lợi đến các kết quả lâm sàng hay không vẫn chưa được công bố rộng rãi ngoại trừ nghiên cứu lâm sàng trên người vào năm 2012 và nghiên cứu trên mô hình chuột năm 2020. Do đó, mục đích của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa nguy cơ bệnh nhân gặp biến chứng thai kỳ, sức khỏe trẻ sinh, với SDF trong điều trị IVF/ICSI.
Đây là nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm với 488 cặp vợ chồng (chu kỳ điều trị IVF/ICSI) có ít nhất một trẻ sinh sống và chồng được thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng trong quá trình điều trị từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 3 năm 2019. Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng được thực hiện thông qua xét nghiệm TUNEL (Terminal deoxynucleotidyl transferase biotin dUTP nick end labelling). Hai phân nhóm chính là: (1) SDF ≤15% và (2) SDF >15%. Nghiên cứu chia nguồn gốc của noãn thành nguồn tự thân và được hiến tặng; cũng như đơn thai và đa thai để phân tích độc lập. Dữ liệu lâm sàng được thu nhận bằng khảo sát thông qua cuộc gọi hoặc email. Các dữ liệu lâm sàng gồm biến chứng thai kỳ (như đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu, tiền sản giật, yếu tố liên quan nguy cơ sẩy thai, dọa sinh non, xuất huyết trong tam cá nguyệt thứ ba, vỡ ối sớm), kết quả sinh (như vấn đề hậu sản, sinh non dưới 37 tuần, sinh rất non dưới 34 tuần) và chỉ số của trẻ sinh (giới tính, cân nặng, chiều cao, tỷ lệ mắc bệnh (theo điểm Apgar 1 – 5 – 10 phút/nhập viện)).
Tổng cộng 243 cặp vợ chồng có chu kỳ tự thân (trong đó có 212/243 trường hợp đơn thai và 31/243 trường hợp đa thai) và 245 cặp vợ chồng có chu kỳ dùng noãn hiến tặng (trong đó có 212/245 trường hợp đơn thai và 33/243 trường hợp đa thai). Kết quả ghi nhận các trường hợp bệnh nhân đơn thai trong chu kỳ tự thân có kết quả lâm sàng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm SDF ≤15% và SDF >15%. Nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nam cao hơn trẻ sơ sinh nữ trong nhóm có SDF >15% nhưng không đáng kể. Giả thuyết được đặt ra là sự khác biệt về kích thước của nhiễm sắc thể giới tính nên số lượng đứt gãy DNA tăng ở nhiễm sắc thể X so với nhiễm sắc thể Y. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi tổn thương không thành công như mong đợi ở nhiễm sắc thể X cũng có thể gây bất lợi đến sự phát triển của phôi và cuối cùng không dẫn đến trẻ sinh sống.
Đối với các cặp vợ chồng có chu kỳ noãn hiến tặng, kết quả lâm sàng về biến chứng thai kỳ, kết quả sinh và chỉ số của trẻ sinh là tương đương giữa hai nhóm, ngoại trừ tỷ lệ chuyển dạ qua đường âm đạo của nhóm SDF >15% cao hơn so với nhóm còn lại (44,4% so với 9,4%, OR = 7,4 (1,2–46,7), p = 0,02). Tuy nhiên, kết quả này ít có ý nghĩa lâm sàng. Quần thể chu kỳ noãn hiến tặng không quan sát thấy sự xáo trộn tỷ lệ giới tính. Điều này có thể do chất lượng tế bào chất, hiệu quả sửa chữa tổn thương nhiễm sắc thể của noãn bệnh nhân trẻ tuổi để hiến tặng hiệu quả hơn so với noãn ở bệnh nhân lớn tuổi.
Việc phân tích độc lập hai nguồn noãn và đơn thai – đa thai, kết quả sản khoa và sơ sinh là tương tự nhau giữa các nhóm. Từ đó, nhóm nghiên cứu không ghi nhận được mối liên hệ nào giữa tỉ lệ SDF và các biến chứng thai kỳ, cũng như kết quả sinh và chỉ số của trẻ sinh.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của SDF đến các biến chứng thai kỳ và các kết quả bất lợi ở trẻ sơ sinh trong các chu kỳ noãn hiến tặng. Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu và mất thông tin do bệnh nhân không hoàn thành đủ khảo sát. Trong những năm gần đây, số lượng phôi thay thế tăng khi chuyển phôi trực tiếp liên quan đến kết quả đa thai và các rủi ro của chúng. Tuy nhiên, quần thể nghiên cứu đa thai được thu thập trong nghiên cứu này có cỡ mẫu thấp, có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết luận. Bên cạnh đó, cần tiếp tục theo dõi sức khỏe con cái của những cặp vợ chồng này để theo dõi các tác động lâu dài.
Tóm lại, tỷ lệ SDF cao không gây bất lợi liên quan đến lâm sàng ở mẹ trong thời kỳ mang thai, cũng như sức khỏe trẻ sinh ở các bệnh nhân điều trị IVF–ICSI bằng cả noãn tự thân và noãn hiến tặng. Ngoài ra, SDF cao hơn dường như có liên quan đến tỷ lệ sinh con trai cao hơn đối với bệnh nhân có chu kỳ noãn tự thân. Tuy nhiên, các thử nghiệm triển vọng có kiểm soát nên được tiến hành trong tương lai để xác nhận những phát hiện này.
Nguồn: Hervás, Irene, et al. "Elevated Sperm DNA Damage in IVF–ICSI Treatments Is Not Related to Pregnancy Complications and Adverse Neonatal Outcomes." Journal of Clinical Medicine 12.21 (2023): 6802.
Link bài báo:
https://www.mdpi.com/2077-0383/12/21/6802
Nhu cầu về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies – ART) đang tăng lên hàng năm trên toàn thế giới. Một thống kê năm 2015 ghi nhận 6% trẻ em sinh ra ở Châu Âu bằng ART và số ca mang thai nhờ ART ước tính hơn 1 triệu ca mỗi năm (tính từ năm 2018). Do đó, tính an toàn của ART là một vấn đề không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả các bác sĩ quan tâm hàng đầu, để đảm bảo rằng các phương pháp điều trị là an toàn cho sức khỏe của mẹ khi mang thai và trẻ sinh từ ART. Một số bất lợi của ART có thể là biến chứng thai kỳ, tiền sản giật, nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân cao hơn so với trường hợp mang thai tự nhiên. Nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ do đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn của ART thông qua các đánh giá quá trình như kích thích buồng trứng, nuôi cấy phôi, đông lạnh mẫu. Tình trạng vô sinh của bệnh nhân, tuổi mẹ, hay chất lượng của giao tử cũng có thể tác động đến các kết quả lâm sàng.
Ở nam giới, sự phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) là một đề tài đang được nghiên cứu nhiều hơn. Trên thực tế, tinh trùng có DNA bị phân mảnh vẫn có khả năng thụ tinh với noãn và tạo phôi thành công vì noãn có cơ chế sửa sai. Tuy nhiên, mức độ hoàn thiện sửa chữa còn phụ thuộc vào các cơ chế biểu sinh. Nếu quá trình sửa sai phục hồi bộ gene không hoàn chỉnh, các hư hỏng trên nhiễm sắc thể vẫn còn, dẫn tới rủi ro về hậu quả cho trẻ sinh trong tương lai. Song hiện nay tỷ lệ SDF cao có tác động bất lợi đến các kết quả lâm sàng hay không vẫn chưa được công bố rộng rãi ngoại trừ nghiên cứu lâm sàng trên người vào năm 2012 và nghiên cứu trên mô hình chuột năm 2020. Do đó, mục đích của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa nguy cơ bệnh nhân gặp biến chứng thai kỳ, sức khỏe trẻ sinh, với SDF trong điều trị IVF/ICSI.
Đây là nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm với 488 cặp vợ chồng (chu kỳ điều trị IVF/ICSI) có ít nhất một trẻ sinh sống và chồng được thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng trong quá trình điều trị từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 3 năm 2019. Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng được thực hiện thông qua xét nghiệm TUNEL (Terminal deoxynucleotidyl transferase biotin dUTP nick end labelling). Hai phân nhóm chính là: (1) SDF ≤15% và (2) SDF >15%. Nghiên cứu chia nguồn gốc của noãn thành nguồn tự thân và được hiến tặng; cũng như đơn thai và đa thai để phân tích độc lập. Dữ liệu lâm sàng được thu nhận bằng khảo sát thông qua cuộc gọi hoặc email. Các dữ liệu lâm sàng gồm biến chứng thai kỳ (như đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu, tiền sản giật, yếu tố liên quan nguy cơ sẩy thai, dọa sinh non, xuất huyết trong tam cá nguyệt thứ ba, vỡ ối sớm), kết quả sinh (như vấn đề hậu sản, sinh non dưới 37 tuần, sinh rất non dưới 34 tuần) và chỉ số của trẻ sinh (giới tính, cân nặng, chiều cao, tỷ lệ mắc bệnh (theo điểm Apgar 1 – 5 – 10 phút/nhập viện)).
Tổng cộng 243 cặp vợ chồng có chu kỳ tự thân (trong đó có 212/243 trường hợp đơn thai và 31/243 trường hợp đa thai) và 245 cặp vợ chồng có chu kỳ dùng noãn hiến tặng (trong đó có 212/245 trường hợp đơn thai và 33/243 trường hợp đa thai). Kết quả ghi nhận các trường hợp bệnh nhân đơn thai trong chu kỳ tự thân có kết quả lâm sàng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm SDF ≤15% và SDF >15%. Nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nam cao hơn trẻ sơ sinh nữ trong nhóm có SDF >15% nhưng không đáng kể. Giả thuyết được đặt ra là sự khác biệt về kích thước của nhiễm sắc thể giới tính nên số lượng đứt gãy DNA tăng ở nhiễm sắc thể X so với nhiễm sắc thể Y. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi tổn thương không thành công như mong đợi ở nhiễm sắc thể X cũng có thể gây bất lợi đến sự phát triển của phôi và cuối cùng không dẫn đến trẻ sinh sống.
Đối với các cặp vợ chồng có chu kỳ noãn hiến tặng, kết quả lâm sàng về biến chứng thai kỳ, kết quả sinh và chỉ số của trẻ sinh là tương đương giữa hai nhóm, ngoại trừ tỷ lệ chuyển dạ qua đường âm đạo của nhóm SDF >15% cao hơn so với nhóm còn lại (44,4% so với 9,4%, OR = 7,4 (1,2–46,7), p = 0,02). Tuy nhiên, kết quả này ít có ý nghĩa lâm sàng. Quần thể chu kỳ noãn hiến tặng không quan sát thấy sự xáo trộn tỷ lệ giới tính. Điều này có thể do chất lượng tế bào chất, hiệu quả sửa chữa tổn thương nhiễm sắc thể của noãn bệnh nhân trẻ tuổi để hiến tặng hiệu quả hơn so với noãn ở bệnh nhân lớn tuổi.
Việc phân tích độc lập hai nguồn noãn và đơn thai – đa thai, kết quả sản khoa và sơ sinh là tương tự nhau giữa các nhóm. Từ đó, nhóm nghiên cứu không ghi nhận được mối liên hệ nào giữa tỉ lệ SDF và các biến chứng thai kỳ, cũng như kết quả sinh và chỉ số của trẻ sinh.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của SDF đến các biến chứng thai kỳ và các kết quả bất lợi ở trẻ sơ sinh trong các chu kỳ noãn hiến tặng. Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu và mất thông tin do bệnh nhân không hoàn thành đủ khảo sát. Trong những năm gần đây, số lượng phôi thay thế tăng khi chuyển phôi trực tiếp liên quan đến kết quả đa thai và các rủi ro của chúng. Tuy nhiên, quần thể nghiên cứu đa thai được thu thập trong nghiên cứu này có cỡ mẫu thấp, có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết luận. Bên cạnh đó, cần tiếp tục theo dõi sức khỏe con cái của những cặp vợ chồng này để theo dõi các tác động lâu dài.
Tóm lại, tỷ lệ SDF cao không gây bất lợi liên quan đến lâm sàng ở mẹ trong thời kỳ mang thai, cũng như sức khỏe trẻ sinh ở các bệnh nhân điều trị IVF–ICSI bằng cả noãn tự thân và noãn hiến tặng. Ngoài ra, SDF cao hơn dường như có liên quan đến tỷ lệ sinh con trai cao hơn đối với bệnh nhân có chu kỳ noãn tự thân. Tuy nhiên, các thử nghiệm triển vọng có kiểm soát nên được tiến hành trong tương lai để xác nhận những phát hiện này.
Nguồn: Hervás, Irene, et al. "Elevated Sperm DNA Damage in IVF–ICSI Treatments Is Not Related to Pregnancy Complications and Adverse Neonatal Outcomes." Journal of Clinical Medicine 12.21 (2023): 6802.
Link bài báo:
https://www.mdpi.com/2077-0383/12/21/6802
Các tin khác cùng chuyên mục:
Khả năng sinh sản và tuổi sinh con trong hội chứng buồng trứng đa nang: Một nghiên cứu thuần tập - Ngày đăng: 14-01-2025
Song thai hai nhau - cùng hợp tử sau chuyển đơn phôi: báo cáo về một trường hợp được xác nhận bằng di truyền - Ngày đăng: 14-01-2025
Tác động của béo phì lên chức năng sinh sản ở người phụ nữ - Ngày đăng: 14-01-2025
Lạc nội mạc tử cung và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2025
Phân loại adenomyosis khu trú: liệu có thực sự chỉ tồn tại một thể khu trú? - Ngày đăng: 14-01-2025
Băng huyết sau sinh nghiêm trọng sau khi chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu dựa trên dân số - Ngày đăng: 12-01-2025
Tỷ lệ sinh sống tích lũy của việc chuyển phôi nang so với phôi giai đoạn phân chia trong chính sách chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm ở phụ nữ có tiên lượng tốt: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 12-01-2025
Có mối quan hệ nào giữa các thông số động học hình thái và biến chứng sản khoa không? Một phân tích trên các ca đơn thai sinh sống sau chuyển phôi tươi đơn phôi - Ngày đăng: 09-01-2025
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK