Tin tức
on Tuesday 14-01-2025 1:54am
Danh mục: Tin quốc tế
CNHS. Lê Thị Mỹ Trinh – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 10% -13% phụ nữ, dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến với sức khoẻ sinh sản cũng như sự trao đổi chất và cả sức khoẻ về mặt tâm lý. Phụ nữ mắc PCOS bị rối loạn khả năng phóng noãn làm tăng tỷ lệ vô sinh, tuy nhiên vẫn có những báo cáo kết quả sinh sản ở bệnh nhân PCOS trong giai đoạn muộn của thời kỳ sinh sản. Hiện nay, nhờ vào những can thiệp trong điều trị vô sinh đã góp phần giúp những người phụ nữ PCOS lớn tuổi có thể sinh con.
Tuổi mẹ cao được định nghĩa là sinh con sau 35 tuổi. Cả PCOS và tuổi mẹ cao đều có liên quan độc lập với việc tăng biến chứng khi mang thai. Ghi nhận về sự khác biệt về độ tuổi khi sinh con ở nhóm phụ nữ có PCOS và không có PCOS ở những nghiên cứu trước đây vẫn còn mâu thuẫn nhau. Ngoài ra, chưa ghi nhận các nghiên cứu báo cáo về sự khác biệt về tuổi tác khi sinh từ con thứ hai. Mặc dù PCOS là một tình trạng sức khoẻ phổ biến nhưng vẫn còn thiếu kiến thức, dữ liệu về tuổi mẹ cao khi sinh con. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là khám phá lịch sử tự nhiên của khả năng sinh sản và vô sinh ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) để so sánh số lần sinh và tuổi của mẹ PCOS khi sinh con.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Australia nhằm kiểm tra sức khoẻ của phụ nữ Australia. Đây là một nghiên cứu theo chiều dọc được tuyển dụng đầu tiên vào năm 1996. Phụ nữ được chọn ngẫu nhiên từ cơ sở dữ liệu Medicare của một công ty bảo hiểm y tế quốc gia, được đánh giá khoảng ba năm một lần chia thành 9 lần khảo sát từ năm 1996 (18-23 tuổi) đến năm 2021 (43-48 tuổi). Tổng cộng có 14.247 người tham gia trả lời cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 1996 và 6512 người hoàn thành khảo sát lần thứ 9 vào năm 2021.
Kết quả
Tổng cộng có 646 trong số 6512 phụ nữ hoàn thành khảo sát lần thứ 9 có độ tuổi từ 43 đến 48 tuổi (9,9%) cho biết đã được chẩn đoán mắc PCOS.
So với phụ nữ không có PCOS, phụ nữ bị PCOS có chỉ số BMI trung bình cao hơn ở khảo sát năm 1996 khi họ từ 18 đến 23 tuổi (24,6±5,6 so với 22,7±4,3 kg/m2) và tại cuộc khảo sát mới nhất, tức là khảo sát lần thứ 9 vào năm 2021, khi họ ở độ tuổi từ 43 đến 48 (31,3±8,3 so với 28,1±6,7 kg/m2).
Về kết quả liên quan đến hiếm muộn:
o Hơn một nửa số phụ nữ ghi nhận PCOS (51%) đã ghi nhận vô sinh ở độ tuổi 43 đến 48 so với 21% phụ nữ không có PCOS (P<0,001), tỷ lệ tương tự khi loại trừ yếu tố vô sinh do nam giới tự báo cáo (44% so với 18%, P<0,001).
o Trong số những phụ nữ bị vô sinh, tỷ lệ những người không mắc PCOS không tìm kiếm sự giúp đỡ cao hơn so với những phụ nữ mắc PCOS (15% so với 26%, P<0,001). Kết quả ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ không cố gắng thụ thai ở những người có và không có PCOS (tương ứng là 18,1 so với 18,8%, P=0,630). Tỷ lệ phụ nữ mắc PCOS đã trải qua quá trình kích thích rụng trứng cao hơn (22% so với 5%, P<0,001), đã từng sử dụng IVF (17% so với 7%, P<,001) và báo cáo sinh nhiều con (4,9% so với 2,2%, P<0,001), so với phụ nữ không mắc PCOS.
Về kết quả tuổi khi sinh con:
o Phụ nữ có PCOS khi sinh con đầu tiên lớn tuổi hơn phụ nữ không có PCOS (29,53±5,49 so với 28,78±5,48 tuổi; P<0,001) và sinh con thứ hai (32,06±5,16 so với 31,07±5,00 tuổi; P<0,001). Khoảng thời gian thụ thai cũng dài hơn ở phụ nữ mắc PCOS (3,21±2,34 so với 2,93±2,02 tuổi, P = 0,012). Không có sự khác biệt đáng kể về tuổi mẹ khi sinh con thứ ba (32,72±4,91 so với 32,35±4,69 tuổi, P = 0,267).
o PCOS có liên quan đến tăng tỷ lệ cao tuổi của người mẹ khi lần đầu sinh con (aOR 1,34, 95% KTC, 1,04–1,75) và tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (aOR 3,90, 95% KTC, 2,99–5,10). Vô sinh do mọi nguyên nhân cũng liên quan đến tỷ lệ bà mẹ lớn tuổi hơn khi sinh con đầu lòng (aOR 1,26 95% KTC, 1,02–1,55), trong khi vô sinh loại trừ đi yếu tố vô sinh do nam giới tự báo cáo thì không liên quan (aOR 1,07 95% KTC, 0,86–1,32). Trong nhóm PCOS, chẩn đoán PCOS muộn có liên quan đến tăng tỷ lệ tuổi cao của bà mẹ (aOR 1,98, 95% KTC, 1,22–3,22).
Bàn luận
Kết quả của nghiên cứu cho thấy PCOS có liên quan đến việc tăng tỷ lệ cao tuổi của người mẹ khi sinh con, trong đó cả PCOS và tuổi tác đều có liên quan đến tăng biến chứng thai kỳ. Thời điểm chẩn đoán PCOS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, khả năng sinh sản và các biến chứng. Ở đây nghiên cứu chỉ ra rằng chẩn đoán PCOS muộn hơn có liên quan đến việc tăng gấp đôi tỷ lệ tuổi cao của bà mẹ khi sinh. Điều này cho thấy rằng những bệnh nhân không biết về tình trạng PCOS của họ có thể phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị vô sinh. Chẩn đoán sớm hơn mang lại cơ hội lớn hơn cho kế hoạch hóa gia đình và giảm sự chậm trễ trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị sinh sản. Nhìn chung, những phát hiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong việc chẩn đoán PCOS và tác động của nó lên bệnh nhân.
Kết luận
Phụ nữ mắc PCOS có tỷ lệ số lần mang thai thấp hơn và sinh con ở độ tuổi muộn hơn so với phụ nữ không có PCOS. PCOS có liên quan đến tuổi mẹ cao khi mang thai, với các biến chứng thai kỳ gia tăng sau đó. Chẩn đoán PCOS muộn hơn có liên quan đến việc tăng gấp đôi tỷ lệ lớn tuổi của người mẹ khi sinh, chẩn đoán PCOS kịp thời có liên quan đến kết quả sinh sản tốt hơn, do đó cho thấy rằng bản chẩn đoán kết hợp với giáo dục bệnh nhân có thể cải thiện kết quả sức khỏe. Để nâng cao kiến thức về lịch sử tự nhiên của PCOS, cần có các nghiên cứu thuần tập lớn với thời gian theo dõi sau thời kỳ mãn kinh. Đánh giá thêm về những ảnh hưởng lâu dài của chẩn đoán PCOS sớm hoặc muộn hơn cũng được đảm bảo.
Nguồn: Forslund, M., Teede, H., Melin, J., và cộng sự. Fertility and age at childbirth in polycystic ovary syndrome: Results from a longitudinal population-based cohort study; 2024. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 0(0). https://doi.org/10.1016/j.ajog.2024.11.010
Giới thiệu
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 10% -13% phụ nữ, dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến với sức khoẻ sinh sản cũng như sự trao đổi chất và cả sức khoẻ về mặt tâm lý. Phụ nữ mắc PCOS bị rối loạn khả năng phóng noãn làm tăng tỷ lệ vô sinh, tuy nhiên vẫn có những báo cáo kết quả sinh sản ở bệnh nhân PCOS trong giai đoạn muộn của thời kỳ sinh sản. Hiện nay, nhờ vào những can thiệp trong điều trị vô sinh đã góp phần giúp những người phụ nữ PCOS lớn tuổi có thể sinh con.
Tuổi mẹ cao được định nghĩa là sinh con sau 35 tuổi. Cả PCOS và tuổi mẹ cao đều có liên quan độc lập với việc tăng biến chứng khi mang thai. Ghi nhận về sự khác biệt về độ tuổi khi sinh con ở nhóm phụ nữ có PCOS và không có PCOS ở những nghiên cứu trước đây vẫn còn mâu thuẫn nhau. Ngoài ra, chưa ghi nhận các nghiên cứu báo cáo về sự khác biệt về tuổi tác khi sinh từ con thứ hai. Mặc dù PCOS là một tình trạng sức khoẻ phổ biến nhưng vẫn còn thiếu kiến thức, dữ liệu về tuổi mẹ cao khi sinh con. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là khám phá lịch sử tự nhiên của khả năng sinh sản và vô sinh ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) để so sánh số lần sinh và tuổi của mẹ PCOS khi sinh con.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Australia nhằm kiểm tra sức khoẻ của phụ nữ Australia. Đây là một nghiên cứu theo chiều dọc được tuyển dụng đầu tiên vào năm 1996. Phụ nữ được chọn ngẫu nhiên từ cơ sở dữ liệu Medicare của một công ty bảo hiểm y tế quốc gia, được đánh giá khoảng ba năm một lần chia thành 9 lần khảo sát từ năm 1996 (18-23 tuổi) đến năm 2021 (43-48 tuổi). Tổng cộng có 14.247 người tham gia trả lời cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 1996 và 6512 người hoàn thành khảo sát lần thứ 9 vào năm 2021.
Kết quả
Tổng cộng có 646 trong số 6512 phụ nữ hoàn thành khảo sát lần thứ 9 có độ tuổi từ 43 đến 48 tuổi (9,9%) cho biết đã được chẩn đoán mắc PCOS.
So với phụ nữ không có PCOS, phụ nữ bị PCOS có chỉ số BMI trung bình cao hơn ở khảo sát năm 1996 khi họ từ 18 đến 23 tuổi (24,6±5,6 so với 22,7±4,3 kg/m2) và tại cuộc khảo sát mới nhất, tức là khảo sát lần thứ 9 vào năm 2021, khi họ ở độ tuổi từ 43 đến 48 (31,3±8,3 so với 28,1±6,7 kg/m2).
Về kết quả liên quan đến hiếm muộn:
o Hơn một nửa số phụ nữ ghi nhận PCOS (51%) đã ghi nhận vô sinh ở độ tuổi 43 đến 48 so với 21% phụ nữ không có PCOS (P<0,001), tỷ lệ tương tự khi loại trừ yếu tố vô sinh do nam giới tự báo cáo (44% so với 18%, P<0,001).
o Trong số những phụ nữ bị vô sinh, tỷ lệ những người không mắc PCOS không tìm kiếm sự giúp đỡ cao hơn so với những phụ nữ mắc PCOS (15% so với 26%, P<0,001). Kết quả ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ không cố gắng thụ thai ở những người có và không có PCOS (tương ứng là 18,1 so với 18,8%, P=0,630). Tỷ lệ phụ nữ mắc PCOS đã trải qua quá trình kích thích rụng trứng cao hơn (22% so với 5%, P<0,001), đã từng sử dụng IVF (17% so với 7%, P<,001) và báo cáo sinh nhiều con (4,9% so với 2,2%, P<0,001), so với phụ nữ không mắc PCOS.
Về kết quả tuổi khi sinh con:
o Phụ nữ có PCOS khi sinh con đầu tiên lớn tuổi hơn phụ nữ không có PCOS (29,53±5,49 so với 28,78±5,48 tuổi; P<0,001) và sinh con thứ hai (32,06±5,16 so với 31,07±5,00 tuổi; P<0,001). Khoảng thời gian thụ thai cũng dài hơn ở phụ nữ mắc PCOS (3,21±2,34 so với 2,93±2,02 tuổi, P = 0,012). Không có sự khác biệt đáng kể về tuổi mẹ khi sinh con thứ ba (32,72±4,91 so với 32,35±4,69 tuổi, P = 0,267).
o PCOS có liên quan đến tăng tỷ lệ cao tuổi của người mẹ khi lần đầu sinh con (aOR 1,34, 95% KTC, 1,04–1,75) và tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (aOR 3,90, 95% KTC, 2,99–5,10). Vô sinh do mọi nguyên nhân cũng liên quan đến tỷ lệ bà mẹ lớn tuổi hơn khi sinh con đầu lòng (aOR 1,26 95% KTC, 1,02–1,55), trong khi vô sinh loại trừ đi yếu tố vô sinh do nam giới tự báo cáo thì không liên quan (aOR 1,07 95% KTC, 0,86–1,32). Trong nhóm PCOS, chẩn đoán PCOS muộn có liên quan đến tăng tỷ lệ tuổi cao của bà mẹ (aOR 1,98, 95% KTC, 1,22–3,22).
Bàn luận
Kết quả của nghiên cứu cho thấy PCOS có liên quan đến việc tăng tỷ lệ cao tuổi của người mẹ khi sinh con, trong đó cả PCOS và tuổi tác đều có liên quan đến tăng biến chứng thai kỳ. Thời điểm chẩn đoán PCOS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, khả năng sinh sản và các biến chứng. Ở đây nghiên cứu chỉ ra rằng chẩn đoán PCOS muộn hơn có liên quan đến việc tăng gấp đôi tỷ lệ tuổi cao của bà mẹ khi sinh. Điều này cho thấy rằng những bệnh nhân không biết về tình trạng PCOS của họ có thể phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị vô sinh. Chẩn đoán sớm hơn mang lại cơ hội lớn hơn cho kế hoạch hóa gia đình và giảm sự chậm trễ trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị sinh sản. Nhìn chung, những phát hiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong việc chẩn đoán PCOS và tác động của nó lên bệnh nhân.
Kết luận
Phụ nữ mắc PCOS có tỷ lệ số lần mang thai thấp hơn và sinh con ở độ tuổi muộn hơn so với phụ nữ không có PCOS. PCOS có liên quan đến tuổi mẹ cao khi mang thai, với các biến chứng thai kỳ gia tăng sau đó. Chẩn đoán PCOS muộn hơn có liên quan đến việc tăng gấp đôi tỷ lệ lớn tuổi của người mẹ khi sinh, chẩn đoán PCOS kịp thời có liên quan đến kết quả sinh sản tốt hơn, do đó cho thấy rằng bản chẩn đoán kết hợp với giáo dục bệnh nhân có thể cải thiện kết quả sức khỏe. Để nâng cao kiến thức về lịch sử tự nhiên của PCOS, cần có các nghiên cứu thuần tập lớn với thời gian theo dõi sau thời kỳ mãn kinh. Đánh giá thêm về những ảnh hưởng lâu dài của chẩn đoán PCOS sớm hoặc muộn hơn cũng được đảm bảo.
Nguồn: Forslund, M., Teede, H., Melin, J., và cộng sự. Fertility and age at childbirth in polycystic ovary syndrome: Results from a longitudinal population-based cohort study; 2024. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 0(0). https://doi.org/10.1016/j.ajog.2024.11.010
Từ khóa: PCOS, vô sinh, tuổi, mang thai.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Song thai hai nhau - cùng hợp tử sau chuyển đơn phôi: báo cáo về một trường hợp được xác nhận bằng di truyền - Ngày đăng: 14-01-2025
Tác động của béo phì lên chức năng sinh sản ở người phụ nữ - Ngày đăng: 14-01-2025
Lạc nội mạc tử cung và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2025
Phân loại adenomyosis khu trú: liệu có thực sự chỉ tồn tại một thể khu trú? - Ngày đăng: 14-01-2025
Băng huyết sau sinh nghiêm trọng sau khi chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu dựa trên dân số - Ngày đăng: 12-01-2025
Tỷ lệ sinh sống tích lũy của việc chuyển phôi nang so với phôi giai đoạn phân chia trong chính sách chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm ở phụ nữ có tiên lượng tốt: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 12-01-2025
Có mối quan hệ nào giữa các thông số động học hình thái và biến chứng sản khoa không? Một phân tích trên các ca đơn thai sinh sống sau chuyển phôi tươi đơn phôi - Ngày đăng: 09-01-2025
Sinh đôi một bánh nhau dựa trên mô hình phôi thai người nhân tạo - Ngày đăng: 08-01-2025
Thời gian sinh thiết tinh hoàn có liên quan đến thu nhận noãn và kết cục ICSI - Ngày đăng: 08-01-2025
Sinh thiết tế bào lá nuôi có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh: nghiên cứu theo dõi đăng ký quốc gia về các ca sinh đơn trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh – rã đông - Ngày đăng: 08-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK