Tin tức
on Tuesday 14-01-2025 7:08am
Danh mục: Tin quốc tế
CN Lê Ngọc Quế Anh – IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Trên thế giới mỗi năm có hơn 2 triệu chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) được thực hiện. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, tỷ lệ sinh sống của IVF khoảng 30% mỗi lần chuyển phôi và tỷ lệ sinh sống cộng dồn trên 50%. Để tăng tỷ lệ thành công, nuôi cấy phôi từ giai đoạn phân chia đến giai đoạn phôi nang đã được áp dụng. Nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang cho phép chọn phôi có tiềm năng cấy ghép cao hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đơn phôi nhằm giảm thiểu tỷ lệ đa thai và các biến chứng thai kỳ liên quan.
Việc chuyển phôi nang đang trở nên phổ biến tại các trung tâm nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả và độ an toàn so với chuyển phôi giai đoạn phân chia. Nguyên nhân chính là do lo ngại rằng sau khi nuôi cấy phôi nang, có thể không còn hoặc có ít phôi để chuyển. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy chuyển đơn phôi nang mang lại tỷ lệ sinh sống cao hơn. Một đánh giá hệ thống đã chỉ ra sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu với kết quả mâu thuẫn. Một số nghiên cứu chỉ ra lợi ích của chuyển phôi giai đoạn phân chia, trong khi số còn lại ưu tiên chuyển phôi nang. Chuyển phôi nang ngày càng phổ biến nhưng còn nhiều mâu thuẫn về hiệu quả và an toàn so với chuyển phôi phân chia. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của chuyển phôi nang đơn lẻ so với chuyển phôi phân chia.
Phương pháp
Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiễn, đa trung tâm, nhãn mở, không thua kém được thực hiện tại 11 trung tâm lâm sàng ở Trung Quốc. Mục tiêu của thử nghiệm là đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc chuyển đơn phôi ở giai đoạn phôi nang so với giai đoạn phân chia trong quá trình điều trị IVF/ICSI.
Tiêu chí nhận gồm phụ nữ từ 20-40 tuổi đang thực hiện chu kỳ IVF hoặc ICSI lần đầu hoặc thứ 2, có ít nhất 3 phôi giai đoạn phân chia có thể chuyển. Tiêu chí loại gồm phụ nữ bất thường tử cung, chu kỳ thực hiện trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (in vitro maturation – IVM), chu kỳ thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing - PGT), tắc ống dẫn trứng, tiền sử sẩy thai liên tiếp (2 lần trở lên) hoặc chu kỳ trữ phôi toàn bộ để thực hiện phẫu thuật điều trị. Ngoài ra, phụ nữ có chống chỉ định với công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc mang thai (như cao huyết áp không kiểm soát, bệnh tim có triệu chứng, tiểu đường không kiểm soát, bệnh gan hoặc thận chưa được chẩn đoán, thiếu máu nghiêm trọng, tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi hoặc tai biến mạch máu não, tiền sử hoặc nghi ngờ ung thư, chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán) cũng bị loại trừ.
992 phụ nữ trải qua chu kỳ IVF với tiên lượng tốt (tuổi từ 20-40, có ≥3 phôi giai đoạn phân chia có thể chuyển) được phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang (n = 497) hoặc chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia (n = 495). Kết quả chính là tỷ lệ sinh sống cộng dồn sau tối đa ba lần chuyển phôi. Các kết quả phụ bao gồm tỷ lệ sinh sống cộng dồn sau tất cả các lần chuyển phôi trong vòng 1 năm kể từ khi ngẫu nhiên hóa, kết quả thai kỳ, các biến chứng sản khoa và sơ sinh, và kết quả sinh sống.
Kết quả
Kết quả chính:
Thảo luận
Việc chuyển phôi nang đơn lẻ cho thấy tỷ lệ sinh sống tích lũy cao hơn so với chuyển phôi phân chia đơn lẻ. Mặc dù tỷ lệ sinh sống cao hơn, nhưng việc chuyển phôi đơn phôi nang cũng đi kèm với một số rủi ro cao hơn, bao gồm tỷ lệ sinh non và các biến chứng cho trẻ sơ sinh. Bệnh nhân cần được thông báo đầy đủ về lợi ích và rủi ro khi lựa chọn giữa chuyển phôi đơn phôi nang và phôi phân chia. Bên cạnh đó, cần cân nhắc về chi phí và hiệu quả của việc chuyển phôi nang trong bối cảnh thực tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ bao gồm phụ nữ có tiên lượng tốt, do đó kết quả có thể không áp dụng cho các nhóm khác như phụ nữ lớn tuổi hoặc có ít phôi có thể chuyển. Cần có các nghiên cứu lớn hơn để xác định tác động lâu dài của các phương pháp chuyển phôi khác nhau, đặc biệt là đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hoặc phân tích sâu hơn để hiểu rõ hơn về cách mà độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ảnh hưởng đến kết quả của các phương pháp điều trị là cần thiết.
Kết luận
Với phụ nữ có tiên lượng tốt, việc áp dụng chiến lược chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang giúp tăng tỷ lệ sinh sống cộng dồn so với chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, chuyển phôi nang cũng dẫn đến tỷ lệ sinh non cao hơn.
Nguồn: Ma X et al. Effect of single blastocyst-stage versus single cleavage-stage embryo transfer on cumulative live births in women with good prognosis undergoing in vitro fertilization: Multicenter Randomized Controlled Trial. Nat Commun. 2024 Sep 5;15(1):7747. doi: 10.1038/s41467-024-52008-y. PMID: 39237545; PMCID: PMC11377718.
Giới thiệu
Trên thế giới mỗi năm có hơn 2 triệu chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) được thực hiện. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, tỷ lệ sinh sống của IVF khoảng 30% mỗi lần chuyển phôi và tỷ lệ sinh sống cộng dồn trên 50%. Để tăng tỷ lệ thành công, nuôi cấy phôi từ giai đoạn phân chia đến giai đoạn phôi nang đã được áp dụng. Nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang cho phép chọn phôi có tiềm năng cấy ghép cao hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đơn phôi nhằm giảm thiểu tỷ lệ đa thai và các biến chứng thai kỳ liên quan.
Việc chuyển phôi nang đang trở nên phổ biến tại các trung tâm nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả và độ an toàn so với chuyển phôi giai đoạn phân chia. Nguyên nhân chính là do lo ngại rằng sau khi nuôi cấy phôi nang, có thể không còn hoặc có ít phôi để chuyển. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy chuyển đơn phôi nang mang lại tỷ lệ sinh sống cao hơn. Một đánh giá hệ thống đã chỉ ra sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu với kết quả mâu thuẫn. Một số nghiên cứu chỉ ra lợi ích của chuyển phôi giai đoạn phân chia, trong khi số còn lại ưu tiên chuyển phôi nang. Chuyển phôi nang ngày càng phổ biến nhưng còn nhiều mâu thuẫn về hiệu quả và an toàn so với chuyển phôi phân chia. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của chuyển phôi nang đơn lẻ so với chuyển phôi phân chia.
Phương pháp
Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiễn, đa trung tâm, nhãn mở, không thua kém được thực hiện tại 11 trung tâm lâm sàng ở Trung Quốc. Mục tiêu của thử nghiệm là đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc chuyển đơn phôi ở giai đoạn phôi nang so với giai đoạn phân chia trong quá trình điều trị IVF/ICSI.
Tiêu chí nhận gồm phụ nữ từ 20-40 tuổi đang thực hiện chu kỳ IVF hoặc ICSI lần đầu hoặc thứ 2, có ít nhất 3 phôi giai đoạn phân chia có thể chuyển. Tiêu chí loại gồm phụ nữ bất thường tử cung, chu kỳ thực hiện trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (in vitro maturation – IVM), chu kỳ thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing - PGT), tắc ống dẫn trứng, tiền sử sẩy thai liên tiếp (2 lần trở lên) hoặc chu kỳ trữ phôi toàn bộ để thực hiện phẫu thuật điều trị. Ngoài ra, phụ nữ có chống chỉ định với công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc mang thai (như cao huyết áp không kiểm soát, bệnh tim có triệu chứng, tiểu đường không kiểm soát, bệnh gan hoặc thận chưa được chẩn đoán, thiếu máu nghiêm trọng, tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi hoặc tai biến mạch máu não, tiền sử hoặc nghi ngờ ung thư, chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán) cũng bị loại trừ.
992 phụ nữ trải qua chu kỳ IVF với tiên lượng tốt (tuổi từ 20-40, có ≥3 phôi giai đoạn phân chia có thể chuyển) được phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang (n = 497) hoặc chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia (n = 495). Kết quả chính là tỷ lệ sinh sống cộng dồn sau tối đa ba lần chuyển phôi. Các kết quả phụ bao gồm tỷ lệ sinh sống cộng dồn sau tất cả các lần chuyển phôi trong vòng 1 năm kể từ khi ngẫu nhiên hóa, kết quả thai kỳ, các biến chứng sản khoa và sơ sinh, và kết quả sinh sống.
Kết quả
Kết quả chính:
- Tỷ lệ sinh sống cao hơn ở nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang 74,8% (372 trong số 497) so với 66,3% (328 trong số 495) nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia (RR 1,13 95% CI: 1,04-1,22; p<0,001 cho so sánh không kém hơn, p= 0,003 cho so sánh tốt hơn). Tỷ lệ sinh sống cộng dồn trong 1 năm là 75,7% cho nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang so với 68,9% cho nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia.
- Thời gian trung bình để sinh con khỏe mạnh là 344 ngày ở nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang ngắn hơn so với 373 ngày ở nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia (RR 1,26 [95% CI 1,09 đến 1,47]; P = 0,002)
- Nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang có tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và thai diễn tiến cao hơn so với nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia
- Tuy nhiên, chuyển đơn phôi nang có nguy cơ cao hơn về các biến chứng như vỡ màng ối sớm (5,0% so với 1,6%; RR 3,11 [95% CI 1,42 đến 6,83]; P = 0,003), sinh non (6,0% so với 3,6%; RR 1,66 [95% CI 0,94 đến 2,94]; P = 0,08) và nhiễm trùng sơ sinh (4,8% so với 2,2%; RR 2,17 [95% CI 1,08 đến 4,39]; P = 0,03) so với chuyển đơn phôi phân chia
- Tỷ lệ tiền sản giật thấp hơn ở nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang so với nhóm chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia (1,0% so với 2,8%; RR 0,36 [95% CI 0,13 đến 0,98]; P = 0,04)
Thảo luận
Việc chuyển phôi nang đơn lẻ cho thấy tỷ lệ sinh sống tích lũy cao hơn so với chuyển phôi phân chia đơn lẻ. Mặc dù tỷ lệ sinh sống cao hơn, nhưng việc chuyển phôi đơn phôi nang cũng đi kèm với một số rủi ro cao hơn, bao gồm tỷ lệ sinh non và các biến chứng cho trẻ sơ sinh. Bệnh nhân cần được thông báo đầy đủ về lợi ích và rủi ro khi lựa chọn giữa chuyển phôi đơn phôi nang và phôi phân chia. Bên cạnh đó, cần cân nhắc về chi phí và hiệu quả của việc chuyển phôi nang trong bối cảnh thực tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ bao gồm phụ nữ có tiên lượng tốt, do đó kết quả có thể không áp dụng cho các nhóm khác như phụ nữ lớn tuổi hoặc có ít phôi có thể chuyển. Cần có các nghiên cứu lớn hơn để xác định tác động lâu dài của các phương pháp chuyển phôi khác nhau, đặc biệt là đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hoặc phân tích sâu hơn để hiểu rõ hơn về cách mà độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ảnh hưởng đến kết quả của các phương pháp điều trị là cần thiết.
Kết luận
Với phụ nữ có tiên lượng tốt, việc áp dụng chiến lược chuyển phôi đơn giai đoạn phôi nang giúp tăng tỷ lệ sinh sống cộng dồn so với chuyển phôi đơn giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, chuyển phôi nang cũng dẫn đến tỷ lệ sinh non cao hơn.
Nguồn: Ma X et al. Effect of single blastocyst-stage versus single cleavage-stage embryo transfer on cumulative live births in women with good prognosis undergoing in vitro fertilization: Multicenter Randomized Controlled Trial. Nat Commun. 2024 Sep 5;15(1):7747. doi: 10.1038/s41467-024-52008-y. PMID: 39237545; PMCID: PMC11377718.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích các kết quả lâm sàng của việc lây nhiễm vi sinh vật do nhiễm từ môi trường phòng thí nghiệm phôi học trong các chu kỳ điều trị IVF-ET - Ngày đăng: 14-01-2025
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn (Microdissection Testicular Sperm Extraction - m.TESE) ở bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter - Ngày đăng: 14-01-2025
Các yếu tố dự báo kết quả điều trị IVF: một đánh giá hệ thống - Ngày đăng: 14-01-2025
Đánh giá kết quả sản khoa: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp so sánh các chu kỳ chuyển phôi tươi, rã đông nhân tạo và tự nhiên - Ngày đăng: 14-01-2025
Tiền điều trị bằng GnRH đồng vận để chuyển phôi đông lạnh ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: một tổng quan hệ thống hẹp và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 14-01-2025
Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao trong điều trị IVF-ICSI không liên quan đến các biến chứng thai kỳ và kết quả bất lợi ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 14-01-2025
Khả năng sinh sản và tuổi sinh con trong hội chứng buồng trứng đa nang: Một nghiên cứu thuần tập - Ngày đăng: 14-01-2025
Song thai hai nhau - cùng hợp tử sau chuyển đơn phôi: báo cáo về một trường hợp được xác nhận bằng di truyền - Ngày đăng: 14-01-2025
Tác động của béo phì lên chức năng sinh sản ở người phụ nữ - Ngày đăng: 14-01-2025
Lạc nội mạc tử cung và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2025
Phân loại adenomyosis khu trú: liệu có thực sự chỉ tồn tại một thể khu trú? - Ngày đăng: 14-01-2025
Băng huyết sau sinh nghiêm trọng sau khi chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu dựa trên dân số - Ngày đăng: 12-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK