Tin tức
on Wednesday 25-09-2019 2:18pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Hồng Châu - IVFMDPN
Kĩ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) được xem phương pháp điều trị phổ biến cho các cặp vợ chồng vô sinh trước khi sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phức tạp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của IUI chẳng hạn như tuổi của người phụ nữ, thời gian vô sinh, dự trữ buồng trứng, các chỉ số tinh trùng. Trong đó tổng số tinh trùng di động là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Trong đường sinh dục nữ, tinh trùng trải qua một loạt thay đổi sinh hóa và cấu trúc gọi là sự hoạt hóa. Trong IUI sự hoạt hóa tinh trùng nhân tạo được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Mục đích là để tăng mật độ tinh trùng di động, cũng như để loại bỏ prostaglandins (PGs), tinh trùng bất động, bạch cầu, tế bào mầm chưa trưởng thành, và các chất khác có thể gây hại cho khả năng sống của tinh trùng.
Trong đó, phương pháp bơi lên và ly tâm đẳng tỉ trọng được sử dụng thường xuyên để chuẩn bị tinh trùng cho IUI. Một số nghiên cứu đã cho thấy ưu điểm của một trong hai phương pháp này so với phương pháp còn lại. Tuy nhiên, bài tổng hợp gần đây của Boomsma CM và cộng sự (2007) cho thấy tỷ lệ mang thai của hai phương pháp này là tương tự nhau. Microfluid là một phương pháp mới được phát triển nhằm khắc phục những hạn chế của hai phương pháp trên. Kĩ thuật này cho phép lựa chọn tinh trùng di động trong thời gian ngắn, hạn chế phân mảnh DNA và giảm nồng độ ROS. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về kết quả lâm sàng của phương pháp microfluid trong IUI. Do đó, Funda Gode M.D và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu so sánh các chỉ số tinh trùng và kết quả lâm sàng của phương pháp microfluid và phương pháp li tâm đẳng tỉ trọng trong IUI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, gồm 265 bệnh nhân thực hiện IUI ở chu kì đầu tiên trong thời gian từ 2017-2018 tại một trung tâm IVF ở Thổ Nhĩ Kì. Tiêu chí để được chọn vào nghiên cứu bao gồm các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, nữ độ tuổi từ 20-43, nồng độ FSH <15 IU/L, các chỉ số tinh trùng bình thường theo tiêu chuẩn của WHO 2010 và những trường hợp có mật độ tinh trùng di động >5x106 tinh trùng/ml. Trong đó, 133 bệnh nhân được sử dụng phương pháp microfluid và 132 bệnh nhân được sử dụng phương pháp li tâm đẳng tỉ trọng để chuẩn bị tinh trùng.
Kết quả:
Trong đường sinh dục nữ, tinh trùng trải qua một loạt thay đổi sinh hóa và cấu trúc gọi là sự hoạt hóa. Trong IUI sự hoạt hóa tinh trùng nhân tạo được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Mục đích là để tăng mật độ tinh trùng di động, cũng như để loại bỏ prostaglandins (PGs), tinh trùng bất động, bạch cầu, tế bào mầm chưa trưởng thành, và các chất khác có thể gây hại cho khả năng sống của tinh trùng.
Trong đó, phương pháp bơi lên và ly tâm đẳng tỉ trọng được sử dụng thường xuyên để chuẩn bị tinh trùng cho IUI. Một số nghiên cứu đã cho thấy ưu điểm của một trong hai phương pháp này so với phương pháp còn lại. Tuy nhiên, bài tổng hợp gần đây của Boomsma CM và cộng sự (2007) cho thấy tỷ lệ mang thai của hai phương pháp này là tương tự nhau. Microfluid là một phương pháp mới được phát triển nhằm khắc phục những hạn chế của hai phương pháp trên. Kĩ thuật này cho phép lựa chọn tinh trùng di động trong thời gian ngắn, hạn chế phân mảnh DNA và giảm nồng độ ROS. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về kết quả lâm sàng của phương pháp microfluid trong IUI. Do đó, Funda Gode M.D và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu so sánh các chỉ số tinh trùng và kết quả lâm sàng của phương pháp microfluid và phương pháp li tâm đẳng tỉ trọng trong IUI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, gồm 265 bệnh nhân thực hiện IUI ở chu kì đầu tiên trong thời gian từ 2017-2018 tại một trung tâm IVF ở Thổ Nhĩ Kì. Tiêu chí để được chọn vào nghiên cứu bao gồm các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, nữ độ tuổi từ 20-43, nồng độ FSH <15 IU/L, các chỉ số tinh trùng bình thường theo tiêu chuẩn của WHO 2010 và những trường hợp có mật độ tinh trùng di động >5x106 tinh trùng/ml. Trong đó, 133 bệnh nhân được sử dụng phương pháp microfluid và 132 bệnh nhân được sử dụng phương pháp li tâm đẳng tỉ trọng để chuẩn bị tinh trùng.
Kết quả:
- Các chỉ số của tinh trùng trước khi chuẩn bị bao gồm thể tích, mật độ, độ di động và hình dạng tương tự nhau giữa hai nhóm.
- Trước khi chuẩn bị tinh trùng, số lượng tinh trùng di động trong nhóm microfluid thấp hơn so với nhóm li tâm đẳng tỉ trọng (35,96 ± 37,69 so với 70,66 ± 61,65; P<0.05).
- Sau khi chuẩn bị tinh trùng, mật độ tinh trùng ở nhóm li tâm đẳng tỉ trọng cao hơn đáng kể so với nhóm microfluid (34.20 ± 27.91 so với 16.79 ± 13.21; P<0.05) nhưng độ di động của tinh trùng ở nhóm microfluid lại cao hơn (96,34 ± 7,29 so với 84,42 ± 10,87; P<0.05).
- Tỷ lệ thai lâm sàng là 15,03% ở nhóm microfluid và 12,87% ở nhóm li tâm đẳng tỉ trọng (P>0.05), và tỉ lệ thai diễn tiến lần lượt là 15,03% và 9,09% (P>0.05).
Kết luận:
Mặc dù tỉ lệ thai lâm sàng tương tự nhau giữa hai nhóm tuy nhiên phương pháp microfluid làm tăng đáng kể tỉ lệ thai diễn tiến và cải thiện tỉ lệ tinh trùng di động so với phương pháp li tâm đẳng tỉ trọng trong các chu kỳ IUI.
Nghiên cứu RCT được xem là tiêu chuẩn vàng để so sánh một phương pháp mới với một phương pháp tiêu chuẩn do đó hạn chế chính của nghiên cứu này là thiết kế hồi cứu. Vì vậy cần có các nghiên cứu RCT để chứng minh hiệu quả của phương pháp microfluid đối với các kết quả lâm sàng.
Nguồn: Comparison of microfluid sperm sorting chip and density gradient methods for use in intrauterine insemination cycles. Fertility and Sterility, https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2019.07.007
Mặc dù tỉ lệ thai lâm sàng tương tự nhau giữa hai nhóm tuy nhiên phương pháp microfluid làm tăng đáng kể tỉ lệ thai diễn tiến và cải thiện tỉ lệ tinh trùng di động so với phương pháp li tâm đẳng tỉ trọng trong các chu kỳ IUI.
Nghiên cứu RCT được xem là tiêu chuẩn vàng để so sánh một phương pháp mới với một phương pháp tiêu chuẩn do đó hạn chế chính của nghiên cứu này là thiết kế hồi cứu. Vì vậy cần có các nghiên cứu RCT để chứng minh hiệu quả của phương pháp microfluid đối với các kết quả lâm sàng.
Nguồn: Comparison of microfluid sperm sorting chip and density gradient methods for use in intrauterine insemination cycles. Fertility and Sterility, https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2019.07.007
Các tin khác cùng chuyên mục:
Yếu tố ức chế ung thư máu trong huyết thanh và dịch nang noãn của phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang và mối tương quan của nó với kết cục IVF - Ngày đăng: 25-09-2019
Tăng tỷ lệ biến chứng sản khoa và chu sinh trong thai kỳ ở chu kỳ xin cho noãn và chuyển đơn phôi ở phụ nữ trẻ và khỏe mạnh: Một nghiên cứu đoàn hệ bắt cặp tiến cứu - Ngày đăng: 25-09-2019
Lựa chọn tinh trùng có khả năng gắn với Hyaluronan cho ICSI không giúp cải thiện tỷ lệ sinh sống - Ngày đăng: 06-11-2019
Sàng lọc và xử trí cường kinh ở trẻ vị thành niên - Ngày đăng: 23-09-2019
Mổ lấy thai có làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ? - Ngày đăng: 23-09-2019
IVF làm thay đổi tạm thời thượng di truyền của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 06-11-2019
Phôi nguyên bội được lựa chọn kết hợp với hệ thống time-lapse có kết quả chuyển đơn phôi vượt trội so với đánh giá hình thái thông thường - Ngày đăng: 23-09-2019
Thời gian trữ đông tinh trùng lâu dài không ảnh hưởng đến kết cục điều trị mong con - Ngày đăng: 18-09-2019
Đánh giá tiêu chuẩn chẩn đoán thai chậm tăng trưởng theo đồng thuận Delphi - Ngày đăng: 23-09-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hiệu Quả của 17‐Alpha‐Hydroxyprogesterone Caproate và giả dược trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 23-09-2019
Chỉ số mới trong siêu âm Doppler giúp dự đoán thai chậm tăng trưởng - Ngày đăng: 23-09-2019
Ảnh hưởng của sự cân xứng phôi bào ngày 2 lên chất lượng và độ bội phôi nang - Ngày đăng: 23-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK