Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-09-2019 10:55am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS. Lê Tiểu My

Thai chậm tăng trưởng (FGR) chủ yếu do bất thường tuần hoàn tử cung – nhau thai và có thể là nguyên nhân gây thai chết lưu trong tử cung. Sự bất thường tuần hoàn này gây thay đổi kháng trở dòng máu ở mẹ, ở nhau thai và cả thai nhi. Hiện nay, chẩn đoán các trường hợp FGR chủ yếu dựa vào đánh giá các chỉ số sinh học trên siêu âm, tuy nhiên chưa đủ chẩn đoán hết các trường hợp thai chậm tăng trưởng. Nhằm khắc phục điều này, một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được tiến hành, với mục tiêu đánh giá các trường hợp thai nhỏ so với tuổi thai và FGR dựa trên khảo sát các chỉ số doppler mạch máu.

Nghiên cứu phân tích trên tổng số 347 trường hợp mang đơn thai, con so. Các thai phụ này được siêu âm đánh giá tăng trưởng thai nhi và các chỉ số Doppler bao gồm chỉ số đập (PI) động mạch (ĐM) tử cung, ĐM rốn, và mạch máu thai nhi kết hợp với ước lượng cân nặng thai nhi theo các mức bách phân vị <10, <5 và <3. Các giá trị chỉ số Doppler cũng chuyển sang hiệu chỉnh MoM theo tuổi thai.

Kết quả cho thấy một tỉ số mới liên quan đến bất thường tuần hoàn nhau thai được gọi là tỉ số não – nhau – tử cung (cerebral–placental–uterine ratio – CPUR) có liên quan mạnh đến bất thường tuần hoàn nhau thai. CPUR là tỉ số giữa tỉ số não – rốn (CPR = PI ĐM não giữa và PI ĐM rốn) trên PI ĐM tử cung. CPUR chẩn đoán FGR tốt hơn PI ĐM tử cung hoặc CPR đơn độc. CPUR MoM có độ nhạy 50% trong FGR khi cân nặng thai < BPV thứ 10, 68% khi cân nặng thai < BPV thứ 5 và 89% khi cân nặng thai <BPV thứ 3. Độ nhạy chẩn đoán FGR tương ứng tỉ số CPR MoM thấp lần lượt là 26%, 37% và 44% và PI ĐM tử cung cao lần lượt là 34%, 47% và 67%. Giá trị CPUR MoM thấp tương quan cân nặng thai dưới BPV thứ 10 với OR 9.1, dưới BPV thứ 5 với OR 17.3 và dưới BPV thứ 3 với OR 57.0 (P < 0.0001 trong tất cả các trường hợp). CPUR MoM cũng có tương quan đến tốc độ tăng trưởng thai và khi so sánh với CPR MoM hoặc doppler ĐM tử cung đơn lẻ.

Nhóm tác giả nghiên cứu đi đến kết luận trong đoàn hệ khảo sát, tỉ số Doppler kết hợp CPUR giúp chẩn đoán nhiều trường hợp FGR hơn các chỉ số Doppler khác. Nếu những kết quả này được công nhận độc lập, chỉ số này có thể giúp xác định các trường hợp nguy cơ thai lưu do FGR, từ đó có thể đưa ra những can thiệp sản khoa thích hợp.
 
Lược dịch từ: Cerebral–placental–uterine ratio as novel predictor of late fetal growth restriction: prospective cohort study – Ultrasound Obstet Gynecol 2019; 54: 367–375
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK