Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-09-2019 9:53am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận 
 
Hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục (TLM: time-lapse monitoring) cho phép đánh giá chi tiết hình thái phôi, phản ánh chính xác cung cấp các thông số động học phát triển phôi. Chính vì thế, TLM đã trở thành công cụ lựa chọn phôi tiềm năng tốt theo cách không xâm lấn. Một trong những lợi ích của TLM là sử dụng các thông số động học để xây dựng các mô hình tiên lượng hay những thuật toán dự đoán tiềm năng của phôi như: hình thành phôi nang, khả năng làm tổ, phôi nguyên bội hoặc lệch bội, trẻ sinh sống….  Đã có một số nghiên cứu hồi cứu cho thấy TLM cải thiện tỉ lệ trẻ sinh sống. Nhưng chưa có bài tổng quan nào đề cập đến dữ liệu trẻ sinh sống cộng dồn của TLM. Hơn nữa, còn ít bằng chứng về tác động hiệu quả của TLM đến kết cục sản khoa sinh non và cân nặng trẻ lúc mới sinh.

Do đó, nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm này được thực hiện để so sánh tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn và kết cục sản khoa khi để nuôi cấy phôi từ 1.882 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chuyển phôi tươi hoặc trữ ở 2 nhóm: (1) nuôi bằng tủ cấy có hệ thống time lapse – TLM (1064 chu kỳ), (2) nuôi bằng tủ cấy thường-SC (818 chu kỳ).

Kết quả thu được là:
  • Tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn khi chuyển phôi tươi ở nhóm TLM cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (TLM 36,8% so với SC 33,9%; OR=1,28 CI 95% 1,05-1,57), trong khi ở chu kỳ chuyển phôi trữ thì không có sự khác biệt.
  • Cân nặng của trẻ lúc sinh ở nhóm TLM cao hơn kể cả chuyển phôi tươi (174,78g; 95%CI 64,80- 284,77) và chuyển phôi trữ (aMD 175,91g, 95%CI 16,98- 334,84).
  • Khi chuyển phôi tươi, ở nhóm TLM nguy cơ sinh non sớm (<32 tuần) và trẻ quá nhẹ cân (<1500g) thấp hơn đáng kể so với nhóm SC.
  • Khi chuyển phôi trữ thì ở nhóm TLM có nguy cơ sinh non sớm (<32 tuần) và trẻ nhẹ cân (<2500g) thấp hơn đáng kể so với nhóm SC.
Như vậy, nuôi cấy bằng hệ thống time lapse có cải thiện kết cục sản khoa và cân nặng của trẻ mới sinh cả sau khi chuyển phôi tươi và phôi trữ.

Nguồn: Cumulative live birth rates and perinatal outcomes with the use of time lapse imaging incubators for embryo culture: a retrospective cohort study of 1882 ART cycles, BJOG: An International Journal of Obstetrics and Gynaecology, 2018, doi: 10.1111/1471-0528.15161
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK